Luyện Từ Và Câu ( Tiết 64 ) :

Một phần của tài liệu Giáo án lớp 5 chuẩn KTKN tuần 32 (Trang 27)

Luyện Từ Và Câu ( Tiết 64 ) :

ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (Dấu hai chấm)

I. Mục tiêu:

- Học sinh nhớ lại tác dụng của dấu hai chấm.

- Củng cố kĩ năng sử dụng dấu hai chấm.

- Có ý thức tìm tòi, sử dụng dấu hai chấm khi viết văn.

II. Chuẩn bị: + GV: Bảng phụ, 4 phiếu to.

III. Các hoạt động dạy và học:

TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS

3’

12’

1. Ổn định:

2. Bài cũ: Nêu tác dụng của dấu phẩy? Cho ví dụ?

3. Bài mới: Ôn tập về dấu câu – dấu hai

chấm

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập 1.

Bài 1: Yêu cầu học sinh đọc đề.

- Giáo viên giúp học sinh hiểu cách làm bài:

Bài gồm 2 cột, cột bên phải nêu tác dụng của dấu hai chấm, vị trí của dấu hai chấm trong câu, cột bên trái nêu các ví dụ về dấu hai chấm được dùng trong câu.

- Đưa bảng phụ mang nội dung :

+Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

+ Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng.

- Yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức về dấu hai chấm.

- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng

a) Dấu hai chấm đặt cuối câu để dẫn lời nói trực tiếp.

b) Dấu hai chấm đặt cuối câu báohiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước. -2 hs - 1 học sinh đọc đề bài. - Cả lớp đọc thầm. - Cả lớp đọc thầm. - HS quan sát, tìm hiểu cách làm bài. - Học sinh nhắc lại. - HS phát biểu cách làm - Cả lớp theo dõi và nhận xét - HS làm vào phiếu lớp (4 nhóm). - Cả lớp sửa bài.

12’

7’

3’

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2.

- GV dán 3, 4 tờ phiếu đã viết thơ, văn lên bảng.

- Yêu cầu HS làm việc cá nhân → đọc từng

đoạn thơ, văn → xác định những chỗ nào dẫn

lời nói trực tiếp hoặc dẫn lời giải thích để đặt dấu hai chấm.

→ Giáo viên nhận xét + chốt lời giải đúng.

* a, b Dấu hai chấm đặt cuối câu để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.

* c, Dấu hai chấm đặt cuối câu báohiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 3

Bài 3: Yêu cầu HS làm việc cá nhân sửa lại câu văn của ông khách.

- GV đưa bảng phụ, mời học sinh sửa bài miệng.

=> Giáo viên nhận xét, chốt.

Lưu Ý: Dùng dấu câu cho đúng không dẫn tới người khác hiểu lầm.

4. Củng cố. - dặn dò:

H:Nêu tác dụng của dấu hai chấm?

Thi đua tìm ví dụ? Giáo viên nhận xét, tuyên dương. Nhận xét tiết học.

- Về nhà học bài.Chuẩn bị: Mở rộng vốn từ: “Trẻ em”.

-1 học sinh đọc yêu cầu. - Cả lớp đọc thầm.

- Học sinh làm việc cá nhân

→ đọc từng đoạn thơ, văn →

xác định những chỗ nào dẫn lời nói trực tiếp hoặc dẫn lời giải thích để đặt dấu hai chấm.

- 3, 4 học sinh thi đua làm.

→ Lớp nhận xét.

→ lớp sửa bài.

1 học sinh đọc toàn văn yêu cầu.

- Cả lớp đọc thầm.

- Học sinh làm việc cá nhân sửa lại câu văn của ông khách. → 1 vài em phát biểu. - Lớp sửa bài. ……… BU ỔI CHIỀU Tập làm văn ( Tiết 64 ) : TẢ CẢNH (Kiểm tra viết)

I. Mục tiêu:

- Dựa trên dàn ý đã lập (từ tiết học trước), viết được một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh

có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng, dùng từ, đặt câu, liên kết câu đúng, câu văn có hình ảnh, cảm xúc, trình bày sạch sẽ.

- Rèn kĩ năng hoàn chỉnh bài văn rõ bố cục, mạch lạc, có cảm xúc. - Giáo dục học sinh yêu quý cảnh vật xung quanh và say mê sáng tạo. II. Chuẩn bị:

GV: - Dàn ý cho đề văn của mỗi học sinh (đã lập ở tiết trước).

+ các ngôi nhà ở vùng thôn quê, ở thành thị, cánh đồng lúa chín, nông dân đang thu hoạch mùa, một đường phố đẹp (phố cổ, phố hiện đại), một công viên hoặc một khu vui chơi, giải trí.

HS: Dàn bài chi tiết.

III. Các hoạt động dạy và học:

TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1’ 2’

30’

2’

1. Ổn định:

2. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của h.

3

Bài mới: - Giới thiệu, ghi đề.

vHoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài.

-Yêu cầu 1 HS đọc lại đề, nêu yêu cầu của đề.

- Đề bài yêu cầu làm gì?

Nhắc lại cấu tạo của bài văn tả con

vật? - Nhắc nhở học sinh làm bài :

GV gạch dưới từ quan trọng.

- Nhắc nhở học sinh làm cần đầy đủ các yêu cầu sau:

+ Dàn bài gồm ba phần cân đối hợp lí.

(GV cho HS xem vở của HS các năm trước để các em học tập).

+ Chú ý dùng từ sát hợp, câu văn gọn gàng, đọc và soát lỗi sau khi viết xong.

vHoạt động 2: Học sinh làm bài.

- Yêu cầu học sinh đọc lại bài chuẩn bị, bổ sung, hoàn chỉnh

-Quan sát học sinh làm bài, nhắc nhở học sinh thiếu tập trung.

-Thu bài.

4. Củng cố – dặn dò: Yêu cầu học sinh

về nhà đọc trước bài Ôn tập về văn tả người, quan sát, chuẩn bị ý theo đề văn mình lựa chọn để có thể lập được một dàn ý với những ý riêng, phong phú. Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Ôn tập về

tả người. (Lập dàn ý, làm văn miệng).

- 1 học sinh đọc lại 4 đề văn. - HS mở dàn ý đã lập từ tiết trước và đọc lại.

- Học sinh viết bài theo dàn ý đã lập.

- HS đọc soát lại bài viết để phát hiện lỗi, sửa lỗi trước khi nộp bài.

……… .

Một phần của tài liệu Giáo án lớp 5 chuẩn KTKN tuần 32 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w