* Tài nguyên đất.
Đồng Tâm có tổng diện tích đất tự nhiên là 6294,62 ha trong đó có các loại đất theo bảng dưới đây:
Bảng 4.1: Các loại đất của xã Đồng Tâm. STT Các loại đất Kí hiệu Diện tích Tỷ lệ % 1 1.1 1.2 1.3 Đất Nông nghiệp - Đất sản suất Nông nghiệp - Đất Lâm nghiệp. - Đất nuôi trồng Thuỷ sản NNP SXN LNP NTS 5373,82ha 482,96 ha 4886,59 ha 0,27 ha 85,37 % 2 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5
Đất phi Nông nghiệp
- Đất ở
- Đất chuyên dùng
- Đất tôn giáo tín ngưỡng - Đất nghĩa trang, nghĩa địa - Đất mặt nước chuyên dùng PNN OTC CDG TTN NTD SMN 119,69 ha 14,20 ha 58,47 ha - 1,00 ha 46,02 0,19 % 3 Đất chưa sử dụng CSD 801,11 ha 12,73%
( Nguồn Số liệuThống kê xã Đồng Tâm năm 2013 )
* Tài nguyên rừng:
Đồng Tâm có khoảng 4886,59ha,trong đó có 3352,76 ha là rừng sản xuất và 1533,83 ha là rừng phòng hộ,đây là nguồn tài nguyên rừng quý giá.Ngoài ra đất trống đồi núi trọc của xã còn khoảng 1832,34ha,có nhiều vùng khả năng phát triển trồng rừng và cây đặc sản có giá trị như quế hồi,sở và các loại cây ăn quả...Ngoài những loại cây thân gỗ ở xã còn có nhiều loại hệ thực vật mọc xen kẽ với cây rừng tạo ra những sản phẩm dược liệu quý.. .
* Tài nguyên nước :
Nguồn nước mặt:Chủ yếu do sông Tiên Yên và các con suối nhỏ cung cấp,nếu qua xử lý đảm bảo chất lượng cho sinh hoạt.Nước suối ở xã Đồng Tâm phân bố không đều theo không gian và thời gian,phụ thuộc vào địa hình,nên các nhánh khe suối có lưu lượng nhỏ lại chia thành 2 mùa rõ rệt,mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9,mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau.
Nguồn nước ngầm:Tổng trữ lượng nước có khoảng 1330 m3/ngày đêm,nếu được đầu tư khai thác hợp lý thì lượng nước ngầm đảm bảo đủ cho sản xuất và cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân kể cả mùa khô.
* Tài nguyên khoáng sản:
Các khoáng sản có hiệu quả kinh tế chủ yếu trong xã là khoáng sét làm gạch, mỗi năm sản xuất khoảng 0,5 triệu viên; Về vật liệu xây dựng chủ yếu là khai thác đá cuội, sỏi, cát ở ven các sông, suối phục vụ tại chỗ trên địa bàn xã.
4.1.1.3. Thực trạng Môi trường.
Xã Đồng Tâm mang đầy đủ nét đặc trưng cơ bản của vùng miền núi,thôn bản có nhiều đổi mới so với trước,trong những năm gần đây cơ sở hạ tầng từng bước được xây dựng và nâng cấp,nổi bật nhất là đường giao thông liên xã,thôn bản và xây dựng cơ bản bao gồm trụ sở,trường học,nhà văn hóa cộng đồng,cùng với phong trào xây dựng gia đình văn hóa,và có nhiều hộ dân xây dựng nhà kiên cố cao tầng,đã góp phần làm cho cuộc sống ở vùng quê ngày càng đổi mới.Vì vậy trong giai đoạn quy hoạch càn đề phòng giải quyết vấn đề môi trường,hệ thống thoát nước thải là rất cần thiết,trong quá trình phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội . 4.1.2.1. Thực trạng Kinh tế :
Trong những năm qua, kinh tế của xã dần có những bước chuyển biến tích cực. Tốc độ tăng trưởng GDP bằng 20,0% tốc độ tăng trưởng GDP của huyện Bình Liêu.
Bảng 4.2: Một số chỉ tiêu so sánh kinh tế của xã Đồng Tâm với huyện Bình Liêu
TT CHỈ TIÊU HUYỆN BÌNH LIÊU XÃ ĐỒNG TÂM
1 TỔNG GDP ( tỷ đông) 462,94 92,58
2 Tốc độ tăng trưởngGDP(%/năm) 10,00 07
3 GDP bình quân đầu người(USD) 540,00 420,00
4 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế(%) 100,00 100,00
4.1 Nông , Lâm, Thuỷ sản 46,00 70,00
4.2 Công nghiệp- Xây dựng 23,00 20,00
4.3 Dịch vụ 31,00 10,00
( Nguồn Số liệuThống kê xã Đồng Tâm năm 2013 )
4.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Bảng 4.3: Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế xã Đồng Tâm.
Đơn vị tính %. Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Cơ cấu giá trị sản xuất % 100,00 100,00 100,00 100,00
+ Nông Lâm nghiệp % 96,90 81,65 97,18 93,00
+ CN và TTCN % 20,00 20,90 20,00 19,80
+ Thương mại, dịch vụ % 10,00 9,60 11,00 11,20
(Nguồn: Số liệu Thống kê nông nghiệp xã Đồng Tâm năm 2013)
Trong những năm gần đây cơ cấu kinh tế của xã có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, tăng tỷ trọng ngành Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp. Tuy nhiên Nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ lực của xã tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn vẫn còn chậm.
4.1.2.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế. * Khu vực kinh tế nông nghiệp * Khu vực kinh tế nông nghiệp
Trong những năm qua sản xuất Nông, Lâm nghiệp, Thuỷ sản của xã Đồng Tâm có sự tăng trưởng rõ rệt. Gía trị sản xuất ngành Nông nghiệp năm 2010 đạt 4,80 tỷ đồng, ước tính năm 2013 đạt 5,5 tỷ đồng. Cơ cấu ngành Nông, Lâm nghiệp và thuỷ sản đang có sự chuyển dịch theo hưởng tăng dần tỷ trọng nhóm ngành Nông nghiệp.
Bảng 4.4: Kết quả sản xuất ngành nông nghiệp qua một số năm.
TT Cây trồng vật nuôi Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 DT Ha 105,00 98,04 101,4 102,4 NS Tạ/ha 42,3 37,5 43,09 43,5 1 Lúa xuân SL Tấn 444,15 369,0 437,0 445,4 DT Ha 224 222 220,4 220 NS Tạ/ha 11,3 35,5 37,59 39,3 2 Lúa mùa SL Tấn 253,12 788,0 828,7 835,2 DT Ha 70 49,9 62,5 46,5 NS Tạ/ha 32,6 30,5 32,89 33 3 Cây ngô SL Tấn 228,2 152,1 205,6 153,4 DT Ha 15 13,1 13,1 13,6 NS Tạ/ha 7,4 7,4 16,2 8 4 Đậu tương SL Tấn 11,1 9,7 9,4 10,9 DT Ha 6,5 6,9 6,6 5,6 NS Tạ/ha 95,5 80 94,3 94,4 5 Sắn SL Tấn 62.07 55,2 62,2 52,9 DT Ha 64,4 33,7 60,6 68,5 NS Tạ/ha 106,4 108 328,9 110,3 6 Rau, đậu SL Tấn 685,21 364,0 661,7 758,6 Cây lạc DT Ha 30,7 23,6 30,5 29,5
NS Tạ/ha 20,7 14,8 15,7 15,8 7 SL Tấn 63,55 35,0 48 46,6 DT Ha 46 23,2 40,8 38,2 NS Tạ/ha 34,5 47,5 96 48,3 8 Khoai lang SL Tấn 158,7 110,3 391,6 184,6 DT Ha 18 12,4 17,4 28,6 9 Dong riềng NS Tạ/ha 360 86,4 375,4 375,4 SL Tấn 648,0 107,2 653,2 1073,6 10 Tổng đàn trâu con 1076 845 668 557 11 Tổng đàn bò Con 483 131 146 146 12 Tổng đàn lơn Con 1585 1724 1250 1774 13 Tổng đàn ngựa Con 60 70 76 80 14 Tổng đàn dê Con 30 50 60 70 15 Tổng đàn gia cầm con 9.300 9.500 10.000 10.300
(Nguồn: Tổng kết số liệu kinh tế - Xã hội xã Đồng Tâm năm 2013)
* Sản xuất Nông nghiệp :
Nền Nông nghiệp của xã tăng trưởng khá nhưng thiếu tính ổn định và bền vững, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, sản phẩm hàng hoá ít, sức cạnh tranh chưa cao, chưa hình thành các vùng sản suất hàng hoá. Kết quả sản xuất nông nghiệp tăng là do áp dụng các biện pháp thâm canh, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao.
- Trồng trọt : Mặc dù chịu ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, những năm qua tốc độ tăng trưởng giá trị về trồng trọt của xã luôn giữ được ổn định, có loại cây trồng đạt mức cao như cây lúa xuân. Cụ thể: giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng bình quân trên 1,06%/năm, tổng diện tích trồng cây lúa xuân trong 4 năm là 402,67 ha, năng suất tăng dần từ 42 tạ/ha năm 2010 lên 46,16 tạ/ha năm 2013.
Đạt được kết quả trên do xã đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp: Về thuỷ lợi đã đầu tư trên 13 tỷ đồng kiên cố hoá 18 km kênh mương, 2 đập; huy
động hàng trăm ngàn ngày công tu bổ, nạo vét kênh mương, đã đưa diện tích tưới chủ động cho vụ mùa từ 40% năm 2004 lên 54,6% năm 2012, vụ chiêm từ 85% lên trên 90% năm 2012; các loại giống mới được chọn lọc theo hướng đảm bảo năng suất, chất lượng, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, tập quán canh tác của nhân dân địa phương, trong đó giống lúa mới vụ mùa giữ ổn định trên 50% diện tích, vụ chiêm 99% diện tích; công tác phòng chống dịch bệnh cho cây trồng được quan tâm đầu tư và tập trung chỉ đạo, không để xảy ra dịch bệnh trên diện rộng; công tác tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho các hộ sản xuất nông nghiệp được quan tâm chỉ đạo và thực hiện, trong 5 năm đã mở được 104 lớp với 5200 lượt người tham dự...
- Chăn nuôi : Việc chăn nuôi gia súc, gia cầm chưa được nhân dân quan tâm đúng mức; chăn nuôi còn nhỏ lẻ, thủ công, truyền thống, giống con chưa phong phú, đa dạng mặc dù nhiều năm nay xã đã triển khai thực hiện các đề án chuyển đổi vật nuôi đem lại nhiều lợi ích và năng xuất cao, phù hợp với điều kiện của địa phương. Các mô hình chăn nuôi có quy mô lớn và hiệu quả còn ít. Nhìn chung tốc độ tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm và các loại vật nuôi còn chậm, đặc biệt đàn trâu, bò giảm do người dân ban trâu, Bò để mua máy cày để phục vụ sức kéo. Tính đến tháng 01/10/2012, tổng đàn trâu, bò hiện có trên địa bàn là 1.140 con, trong đó đàn trâu 864con; đàn bò 276 con; đàn lợn 1905 con; gia cầm 10300 con. Kết quả chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại vật nuôi khác trên địa bàn còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với điều kiện và tiểm năng đất rừng của xã.
Về nuôi trồng thuỷ sản: Diện tích mặt nước ao hồ toàn xã 1,3 ha. Chủ yếu nhân dân sử dụng diện tích này vào chăn nuôi cá nước chảy, sản lượng đánh bắt cá hàng năm đạt trên 4 tấn. Những năm qua, huyện thực hiện Đề án nuôi cá nước chảy, hàng năm trích một phần kinh phí hỗ trợ cho thực hiện Đề án song thực chất kết quả còn hạn chế, sản lượng đánh bắt hàng năm thấp, chủ
yếu phục vụ các hộ gia đình chăn nuôi, sản phẩm hàng hoá chưa nhiều, chưa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho nhân dân trên địa bàn
* Kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có sự chuyển biến và phát triển song còn chậm chủ yếu là khai thác cát, đá, sỏi trên địa bàn. Giá trị sản xuất 4 năm 2010-2013 đạt 0,3 tỷ đồng.
* Vềthương mại và dịch vụ:
Thương mại và dịch vụ có bước phát triển, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất và đời sống; hàng hóa và các ngành nghề kinh doanh ngày càng đa dạng, phong phú. Giá trị sản xuất ngành thương mai dịch vụ trên địa bàn 4 năm là 5 tỷ đồng.
4.1.2.4.Dân số, lao động và việc làm.
* Dân số.
Bảng 4.5 Tình hình biến động dân số xã Đồng Tâm giai đoạn 2010-2013
TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1 Tổng số nhân khẩu Người 4807 4836 3586 5006
1.1 Nữ Người 4807 2452 1756 2419 1.2 Nam Người 2368 2384 1830 2555 2 Tỷ lệ phát triển dân số % 2.1 Tỷ lệ PTDS tự nhiên % 2,19 2,17 2,15 2,13 2.2 Tỷ lệ PTDS cơ học % 3 Tổng số hộ Hộ 780 790 815 840 4 Tổng số lao động Lao động 2130 2330 2611 2892
5 Biến động dân số Người 200 281 281 281
6 Quy mô số hộ Người/hộ 5,12 5,11 4,92 4,84
Tổng số hộ toàn xã năm 2013 có 840hộ với số dân là 5006người, quy mô trung bình là 4,36 người/ hộ. Dân cư của xã tập trung ở 16 thôn, bản, đông đảo nhất là trên địa bàn thôn Ngàn Phe 371 người, thôn Nà Khau 307 người, thôn Chè Phạ 341 người, thôn Nà áng 312 người…., ít nhất là thôn Pắc Pền 57người.
Trong 4 năm qua tỷ lệ phát triển dân số của xã có nhiều biến động. tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên ổn định ở mức 2,16% , nhưng tỷ lệ phát triển dân số cơ học biến động tăng giảm không ổn định. xã cần có những biện pháp để quản lý tốt vấn đề di cư, nhập cư trên địa bàn xã.
* Lao động việc làm và thu nhập.
Năm 2013 số người trong độ tuổi lao động của xã là 1951 người, chiếm 53,73% dân số, trong đó lao động nông nghiệp chiếm 89,54% tổng số lao động của xã. Với đặc thù là xã miền núi nên lao động của xã chủ yếu là sản xuất nông nghiệp trình độ chưa cao. Nguồn lao động của xã cần được quan tâm, đào tạo để đáp ứng nhu cầu lao động có trình độ cho sự phát triển kinh tế xã hội của xã.
Cùng với sự gia tăng dân số lực lượng lao động của xã không ngừng tăng lên. Nhìn chung lao động tham gia vào các lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn xã hiện nay chưa được sử dụng hợp lý, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp là một ngành mang tính chất thời vụ nên vẫn còn tình trạng thiếu việc làm, năng suất thấp, nhất là đối với thanh niên, học sinh mới ra trường cũng như lực lượng lao động nông nhàn vẫn là vấn đề bức xúc cần được giải quyết.
Trong nhưng năm qua, bằng nhiều hình thức, huyện và xã đã thực hiện chương trình Quốc gia giải quyết việc làm và lồng ghép các chương trình dự án đã có những biện pháp tích cực để giải quyết việc làm cho người lao động như hỗ trợ, đầu tư xây dựng các mô hình kinh tế, phối hợp với các ngành liên
quan để xúc tiến việc làm cho người lao động góp phần giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp và tỷ lệ hộ nghèo. Trong những năm tới, cùng sự phát triển kinh tế- xã hội, cần đặc biệt chú trọng đến việc phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động , nhằm nân cao đời sống của nhân dân và ổn định chính trị, xã hội trên địa bàn xã.
4.1.2.5.Thực trạng về hệ thống hạ tầng, kỹ thuật.
- Về giao thông : Mạng lưới giao thông trên địa bàn xã Đồng Tâm được quan tâm đầu tư. Đã xây dựng được mạng lưới giao thông gồm đường Quốc lộ 18C được kết nối với hệ thống các tuyến trục liên thôn (thôn Nà Tào, thôn Nà Khau, thôn Phiêng Chiểng, thôn Đồng Long, thôn Phiêng Tắm).
+ Đường liên xã: Có tổng chiều dài 10 km, trong đó đã được bê tông hoá 10 km nằm ở các thôn Pắc Pò, Nà Áng, Chè Phạ, Ngàn Phe, Ngàn Vàng Trên,Ngàn Vàng Giữa,Ngàn Vàng Dưới.
+ Đường trục thôn (xóm): Có tổng chiều dài 20,3 km, trong đó được cứng hoá 2 km, số trục đường chưa được cứng hóa, chủ yếu là đường đất, đường mòn và một số ít được nâng cấp với kết cấu mặt đường cấp phối, tỷ lệ đạt 9,8%.
Nhìn chung xã Đòng Tâm có hệ thống giao thông chất lượng trung bình thấp.
- Về thuỷ lợi : Toàn xã có 174 tuyến kênh mương các loại với tổng chiều dài 147,43 km Tại thời điểm xây dựng Đề án, kiên cố hóa được 19,21 km kênh mương, đạt 13,02%. Hiện tại, các công trình thủy lợi mới đáp ứng tưới tiêu cho 58,07% diện tích đất trồng cây nông nghiệp (278,60ha/479,69ha).
- Về Điện: Hiện có 16/16 thôn, bản, có điện lưới quốc gia đến thôn, bản.Theo số liệu thống kê đến tháng 10/2013 trên địa bàn xã hiện tại có 8 trạm hạ thế phục vụ người dân trên địa bàn.
- Về Trường học: Xã có 27 điểm trường, trong đó: 13 điểm trường Mầm non, 13 trường Tiểu học, 01 trường THCS, toàn xã có 02 trường đạt chuẩn Quốc gia.
- Về Y tế: Hiện có 01 trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 100% với 01 phòng chức năng và 04 gường bệnh. Tổng số có 05 cán bộ (trong đó: 01 bác sỹ, 01 y sỹ, 02 y tá, 01 nữ hộ sinh cán bộ Dân số KHHGĐ)
- Về cơ sở vật chất văn hoá: Đến năm 2012, toàn xã có 17 nhà sinh hoạt cộng đồng thôn, bản song chưa đạt chuẩn về diện tích theo quy định; 04/17 nhà văn hoá thôn bản nhà xây mới = 23,52% đạt chuẩn theo quy định.
- Về Chợ: Xã có 01 chợ nông thôn quy mô hàng hóa chưa nhiều chủ yếu những mặt hàng phục vụ nhu yếu phẩm cho nhân dân trong xã.