Các biểu hiện của tính tích cực học tập

Một phần của tài liệu Thiết kế tiến trình hướng dẫn giải bài tập phần Quang hình - SGK 11 nâng cao theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh (Trang 29)

9. Cấu trúc của luận văn

1.5.2. Các biểu hiện của tính tích cực học tập

Có những trường hợp tính tích cực học tập biểu hiện ở những hoạt động cơ bắp nhưng quan trọng là sự biểu hiện ở những hoạt động trí tuệ. Hai hình thức

biểu hiện này thường đi liền với nhau. Theo G.I. Sukina (1979) có thể nêu những dấu hiệu của tính tích cực hoạt động trí tuệ như sau:

- Học sinh khao khát tự nguyện tham gia trả lời các câu hỏi của GV, bổ sung câu trả lời của bạn, thích được phát biểu ý kiến của mình về vấn đề đã nêu ra.

- HS hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề giáo viên trình bày chưa đủ rõ.

- Học sinh chủ động vận dụng linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học để nhận ra vấn đề mới.

- HS mong muốn được đóng góp với thầy với bạn những thông tin tươi mới lấy từ những nguồn gốc khác nhau, khi vượt ra ngoài phạm vi bài học, môn học.

Ngoài những biểu hiện nói trên mà GV dễ nhận thấy- còn có những biểu hiện về mặt xúc cảm, khó nhận thấy hơn, như thờ ơ hay hào hứng, phớt lờ hay ngạc nhiên, hoan hỉ hay buồn chán trước một nội dung nào đó của bài học hoặc khi tìm ra lời giải cho một bài tập. Những dấu hiệu này biểu hiện khác nhau ở từng cá thể học sinh, bộc lộ rõ ở những lớp học sinh bé, kín đáo ở HS lớp trên. G.I.Sukina còn phân biệt những biểu hiện của tính tích cực học tập về mặt ý chí:

- Tập trung chú ý về vấn đề đang học. - Kiên trì làm song các bài tập.

- Không nản trước tình huống khó khăn.

- Thái độ phản ứng khi chuông báo hết tiết học: tiếc rẻ cố làm cho xong hoặc vội vàng gấp vở chờ được lệnh ra chơi.

Một phần của tài liệu Thiết kế tiến trình hướng dẫn giải bài tập phần Quang hình - SGK 11 nâng cao theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)