Hiệu quả môi trường

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất các giải pháp cho xã Ngọc Phái - huyện Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạn. (Trang 30)

- Tỷ lệ che phủ. - Mức độ xói mòn.

- Khả năng bảo vệ, cải tạo đất

- Mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của người dân

3.4.4. Phương pháp phân tích và x lý s liu.

Đây là phương pháp phân tích và xử lý số liệu thô đã thu thập được để thiết lập các bảng biểu để so sánh được sự biến động và tìm nguyên nhân của nó. Trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp thực hiện.

Số liệu được kiểm tra, xử lý, tính toán trên máy tính bằng phần mềm Microsoft ofice excel, Microsoft ofice word.

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Khái quát về điều kiên tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn Đồn, tỉnh Bắc Kạn

4.1.1. Điu kin t nhiên

4.1.1.1. V trí địa lý

Xã Ngọc Phái là một xã nằm ở phía Bắc của huyện Chợ Đồn, cách trung tâm huyện khoảng 4km. Tổng diện tích tự nhiên là 4075,00 ha, có ranh giới tiếp giáp với các xã:

- Phía Đông giáp xã Phương Viên.

- Phía Tây giáp xã Bản Thi và xã Yên Thượng. - Phía Nam giáp thị trấn Bằng Lũng.

- Phía Bắc giáp xã Quảng Bạch.

Trên địa bàn xã có đường tỉnh lộ 254 chạy qua trung tâm xã, với chiều dài khoảng 10km. Ngọc Phái là một trong những xã giáp thị trấn nên thuận lợi cho việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa, đi lại, giao lưu với thị trấn và các xã lân cận của người dân. Dân cư sống tập trung dọc theo hai bên đường tỉnh lộ 254, làng bản ổn định. Đó là điều kiện rất thuận lợi để phát triển nền kinh tế của xã trong những năm tới.

4.1.1.2. Địa hình, địa mo

Xã Ngọc Phái là xã có địa hình đồi núi khá phức tạp, bị chia cắt bởi các khe suối nhỏ, khó khăn cho việc triển khai canh tác, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng và ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt sản xuất của nhân dân.

4.1.1.3. Khí hu

Khí hậu xã Ngọc Phái mang tính chất chung của vùng khí hậu Bắc Kạn, khí hậu nhiệt đới gió mùa, được chia làm hai mùa rõ rệt.

Nhìn chung các yếu tố khí hậu và điều kiện địa hình không thuận, do vậy đã gây ảnh hưởng nhất định đến sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của nhân dân. Lượng mưa cả năm chỉ tập trung ở một số tháng nhất định nên thường xảy ra ngập úng đối với những vùng đất thấp, bị xói mòn rửa trôi ở những nơi có độ dốc lớn.

4.1.1.4. Thu văn

Ngọc Phái có hệ thống sông suối tương đối lớn, có sông Khau Củm và các con suối như: Suối Khuổi Lèo, suối Khuổi Khon …, các khe suối nhỏ khác lưu

lượng nước tương đối lớn là điều kiện để khai thác nguồn nước mặt đưa vào sản xuất và sinh hoạt.

4.1.1.5.Các ngun tài nguyên

a.Tài nguyên đất

Tài nguyên đất xã Ngọc Phái được chia thành nhiều nhóm khác nhau như: Nhóm đất phù sa, nhóm đất feralít, nhóm đất xám và một số loại đất khác. Đất đai của xã có chất lượng tương đối tốt, phù hợp với các loại cây ăn quả, cây lâm nghiệp lấy gỗ…

b. Tài nguyên nước

Tài nguyên nước mặt và nước ngầm của xã tương đối phong phú, trữ lượng lớn. Tuy nhiên vấn đề khai thác sử dụng chưa được tốt mùa mưa thừa nước gây ra lũ, ngập úng; mùa khô thiếu nước.

Nguồn nước cung cấp chủ yếu hiện nay là nước mặt nhưng chất lượng nước chưa thật tốt. Bên cạnh đó, do tập quán sinh hoạt và sản xuất còn nhiều hạn chế gây ảnh hưởng đến chất lượng nước, cần xử lý làm sạch trước khi đưa vào sử dụng. Đồng thời cần bảo vệ, phát triển rừng đầu nguồn để bảo vệ nguồn sinh thủy.

c. Tài nguyên rng

Ngọc Phái có thảm thực vật tương đối phong phú, diện tích rừng tái sinh của xã chủ yếu là rừng tự nhiên và rừng khoanh nuôi tái sinh trữ lượng gỗ tương đối lớn, độ che phủ của rừng đạt trên 60%, chủng loại thực, động vật phong phú. Trong thời gian tới để ngành lâm nghiệp phát triển cần có biện pháp chăm sóc và bảo vệ rừng chặt chẽ, đem lại hiệu quả kinh tế quan trọng cho xã.

d Tài nguyên khoáng sn

Trong những năm qua, được sự quan tâm của các cấp, các ngành trong huyện và tỉnh, trên địa bàn xã có một công ty được cấp giấy phép khai thác quặng. Hoạt động nay thu hút được đông đảo lực lượng lao động tại địa phương vào làm việc, giải quyết việc làm tăng thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên do địa hình phức tạp, giao thông vận tải và cơ sơ hạ tầng chậm phát triển nên việc khai thác khoáng sản trên địa bàn xã chưa phát huy hết tiềm năng.

e.. Tài nguyên du lch, nhân văn

Xã Ngọc Phái có 542 hộ gia đình, có 2.364 người, tốc độ phát triển gia tăng dân dân số là tương đối ổn định. Ngọc Phái có 08 thôn bản, gồm 04 dân tộc: Tày, Nùng, Dao, Kinh cùng nhau chung sống.

Xã cách trung tâm huyện khoảng 4km thuận tiện cho việc giao lưu hàng hóa, phát triển hệ thống dịch vụ, thuận lợi cho việc giao lưu phát triển văn hóa xã hội.

4.1.1.6. Thc trng môi trường

Môi trường đất: Nhìn chung không bị ảnh hưởng nhiều, các yếu tố gây ô nhiễm môi trường đất như các loại hóa chất sử dụng trong canh tác không ảnh hưởng nhiều đến môi trường.

Môi trường nước: Nguồn nước chưa bị ảnh hưởng lớn nhưng chất lượng nước trong sinh hoạt chưa hợp vệ sinh, do nguồn nước sử dụng chủ yếu là nước của các khe suối chưa qua xử lý.

Nhìn chung, cảnh quan thiên nhiên và môi trường ở xã tương đối tốt, cần được bảo vệ và duy trì đảm bảo cân bằng sinh thái trong xu thế phát triển theo hướng công nghiệp như hiện nay.

4.1.2. Điu kin kinh tế- xã hi

4.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyn dch cơ cu kinh tế

Kinh tế của xã chủ yếu là sản xuất nông - lâm nghiệp mà hoạt động chính là trồng cây lương thực, chăn nuôi và trồng rừng. Trong cơ cấu kinh tế ngành nông - lâm nghiệp chiếm trên 85% giá trị sản xuất.Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của xã Ngọc Phái năm 2010 là 9,5%.Sản lượng lương thực bình quân đầu người là 540kg/người/năm; thu nhập bình quân đầu người khoảng 7 triệu đồng/người/năm.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa ổn định, nông nghiệp bị ảnh hưởng và chịu sự chi phối bởi nhiều yếu tố như: Thời tiết, dịch bệnh…, kinh phí đầu tư của nhà nước thông qua các chương trình, dự án còn hạn chế. Trong những năm qua Đảng bộ, chính quyền, nhân dân xã Ngọc Phái đã vượt qua mọi khó khăn và đã đạt được nhiều thành tích quan trọng trong phát triển kinh tế.

Về cơ cấu kinh tế đã dần từng bước chuyển dịch theo hướng ngành thương mại dịch vụ tăng, ngành nông lâm nghiệp chuyển dần sang hướng sản xuất hàng hóa.

4.1.2.2. Dân s, lao động, vic làm và thu nhp

Xã Ngọc Phái có 542 hộ gia đình, tổng dân số là 2.364 người. Nam 1.180 người, nữ 1.184,0 người, tỷ lệ gia tăng dân số 1.02%.Dân cư của xã phân bố không đều giữa các thôn, tập trung mật độ cao chủ yếu ở khu vực trụ sở UB(UBND).

Trên địa bàn xã Ngọc Phái chủ yếu là dân tộc Tày, bên cạnh đó còn một số dân tộc khác như Kinh, Dao, Nùng.Thành phần dân tộc của xã khá đa dạng, dân tộc Dao chủ yếu di cư từ các xã lân cận đến, còn dân tộc Kinh thì có một số rất ít, di cư từ miền xuôi lên. Cụ thể được thể hiện trong bảng 4.1.

Bảng 4.1. Thành phần dân tộc của xã Ngọc Phái năm 2013 STT Dân tộc Số người Tỷ lệ( %) 1 Tổng 2.364 100 2 Tày 1.421 60,11 3 Nùng 315 13,32 4 Kinh 300 12,69 5 Dao 328 13,88

( Ngun: UBND xã Ngc Phái)

Thành phần dân tộc khá đa dạng, mỗi dân tộc có những đặc trưng về nếp sống, phong tục,tập quán canh tác khác nhau: Người tày và nùng có tập quán làm nhà ở dưới vùng thấp, địa hình bằng phẳng và canh tác cây lúa nước là chủ yếu, người Dao có nhiều kinh nghiệm sản xuất trên đất dốc, đồi núi cao. Trong khi đó người dân tộc kinh, họ áp dụng những tiến bộ khoa học vào sản xuất. Qua quá trình canh tác lâu đời người dân đúc kết được những kinh nghiệm canh tác quý báu, phù hợp với điều kiện địa phương, những kinh nghiệm này được kế thừa và áp dụng phổ biến ngay cả khi đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tuy nhiên, ở các khu vực tập trung dân cư là dân tộc ít người còn giữ nhiều hủ tục, sản xuất mang tính tự cung tự cấp, canh tác chủ yếu dựa trên các kinh nghiệm truyền đời, chậm tiếp cận với khoa học kỹ thuật tiến bộ, đây là một khó khăn cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất cũng như nâng cao đời sống nông hộ.

Hiện nay, việc làm cho người lao động đang là vấn đề được chính quyền cũng như nhân dân quan tâm, đặc biệt là thời gian nông nhàn khi kết thúc mùa vụ. Để giải quyết công ăn việc làm cho người lao động cần phải kết hợp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các ngành nghề sử dụng nhiều lao động phổ thông. Gắn mục tiêu giải quyết việc làm với chiến lược phát triển kinh tế, ổn định trật tự, an toàn xã hội.

Những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước bằng các chính sách cụ thể, kịp thời, cùng với nỗ lực của các cấp, các ngành và nhân dân địa phương, đời sống người dân đã có nhiều tiến bộ, bộ mặt của nông thôn đã có nhiều thay đổi. Công tác xoá đói, giảm nghèo được triển khai thường xuyên đã góp phần không nhỏ trong việc giảm số lượng các hộ đói nghèo.

4.1.2.3. Cơ s h tng

Cơ sở hạ tầng của xã đã được xây dựng nhưng chưa đồng bộ do kinh phí dành cho xây dựng còn hạn chế, trụ sở làm việc của UBND xã, trạm y tế, và các đoàn thể đã được xây dựng nhưng chưa đồng bộ và hiện nay đã xuống cấp; trường

học đã được xây dựng tương đối đầy đủ cả trường chính và các điểm trường ở các thôn bản tuy nhiên trang thiết bị cho dạy và học chưa được tốt.

-Thể dc th thao: Hoạt động thể dục thể thao diễn ra sôi động, phong trào toàn dân tham gia luyện tập thể dục thể thao được triển khai mạnh mẽ. Bên cạnh đó phong trào thể dục thể thao của xã chưa được phát triển sâu rộng, chưa phát huy truyền thống thể thao các dân tộc. Trong thời gian tới cần quan tâm đến phong trào này và đầu tư về cơ sở vật chất để phong trào thể dục thể thao của xã ngày một phát triển.

4.1.2.4. Tình hình sn xut mt s ngành

* Ngành nông nghiệp

Ngọc Phái có nền nông nghiệp tương đối phát triển, giá trị sản lượng năm sau luôn cao hơn năm trước. Mặc dù chịu ảnh hưởng của thiên nhiên nhưng trong những năm gần đây nhờ áp dụng các biện pháp khoa học cùng với hướng dịch chuyển cơ cấu cây trồng phù hợp nên sản xuất nông nghiệp đạt mức tăng khá. Trong đó:

Trng trt:

Cây trồng chủ yếu là cây hàng năm như lúa, ngô trong đó lúa nước là chính.Trong đó:

Lúa ruộng: 166,64ha/166ha đạt 100% kế hoạch. Nhưng do bị sâu bệnh và thiếu nước nên diện tích lúa mùa bị mất trắng không được thu hoạch là 6,93 ha xảy ra tại thôn Bản Cuôn và năng suất bình quân toàn xã đạt thấp vụ xuân đạt 45,17 tạ/ha; vụ mùa đạt 44,78 tạ/ha. Do đó sản lượng chỉ đạt 718,19 tấn/763,6 tấn đạt 94% KH so với cùng kỳ năm 2009 giảm 25,8 tấn.

Diện tích trồng ngô cả năm là: 77,31 ha/85 ha đạt 90,9% KH, năng suất vụ xuân 39,19 tạ/39; Vụ mùa 33,42 tạ/35 tạ, sản lượng cả năm đạt 281,09 tấn/315,5 tấn đạt 89% KH. So với năm 2009 giảm 43,47 tấn.

Lương thực bình quân đầu người:489kg/560kg/người/năm so với nghị quyết HĐND đề ra đạt 87%.

Chăn nuôi:

Ngành chăn nuôi có phát triển nhưng vẫn chưa phát triển hết tiềm năng và lợi thế vốn có. Sản xuất hàng hóa chủ yếu là thịt lợn, chăn nuôi trâu bò chủ yếu lấy sức kéo phục vụ sản xuất là chính.

Lâm nghip:

Ngọc Phái là xã có diện tích đồi núi chiếm hơn 80% diện tích đất đai của xã, đây là tiềm năng để phát triền ngành lâm nghiệp. Hoạt động sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn xã chủ yếu tập trung trồng rừng và khai thác lâm sản. Nhờ thực hiện tốt chủ trương giao đất, giao rừng tới những hộ gia đình, cá nhân nên diện tích rừng ngày càng

tăng, rừng được bảo vệ và khai thác theo đúng quy định, độ che phủ rừng đạt 70%. Tuy nhiên theo khu vực rừng trồng mới và khoanh nuôi tái sinh đang trong giai đoạn phát triển cần chú trọng bảo vệ và khai thác một cách hợp lý, có hiệu quả.

Thương mi - du lch

Ngọc Phái là xã gần trung tâm huyện, nhưng về thương mại - dịch vụ thì rất ít. Du lịch hầu như là chưa phát triển.

Cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động dịch vụ thương mại từng bước được củng cố phát triển.

Ngành tiểu th công nghip và dch v:

Hiện xã có một doanh nghiệp khai thác đá, một hợp tác xã, một lò sản xuất gạch, một xưởng chế biến lâm sản, một phân xưởng sơ chế đã thành lập, doanh thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị này khá cao thu hút nhiều lao động địa phương tham gia. Bên cạnh đó có một số điểm dịch vụ buôn bán nhỏ lẻ của các hộ gia đình được hình thành và phát triển dọc theo đường tỉnh lộ 254 nhằm phục vụ những nhu cấu tiêu dùng thiết yếu của nhân dân. Tuy nhiên hoạt động này nhìn chung chưa có quy hoạt tập trung, còn phân tán nhỏ lẻ chưa phát triển.

Nhìn chung, trang thiết bị, công nghệ sản xuất còn lạc hậu, sản xuất nhỏ lẻ, khả năng cạnh tranh trên thị trường kém. Nằm liền gần trung tâm thị trấn có điều kiện phát triển về công nghiệp cũng như dịch vụ cho nên sẽ ảnh hưởng tác động đến phát triển kinh tế, thu hút lao động đến xã Ngọc Phái.

4.1.3. Đánh giá nh hưởng ca điu kin t nhiên - kinh tế - xã hi đến hiu qus dng đất nông nghip ca xã Ngc Phái s dng đất nông nghip ca xã Ngc Phái

4.1.3.1.Thun li

- Xã cách trung tâm huyện khoảng 4km thuận tiện cho việc giao lưu hàng hóa, phát triển hệ thống dịch vụ, thuận lợi cho việc giao lưu phát triển văn hóa xã hội.

- Diện tích tự nhiên rộng, tài nguyên đa dạng, trong đó có một số tiềm năng lớn như tài nguyên rừng và đất rừng, tiềm năng thủy điện,…. Là điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất hàng hóa.

- Nền kinh tế của xã tiếp tục tăng trưởng khá, sản xuất nông nghiệp ổn định, có nhiều yếu tố thuận lợi, một số cây trồng và hàng hóa chủ lực được duy trì và tăng sản lượng.

- Cơ chế chính sách đầu tư cũng có nhiều thay đổi theo hướng thông thoáng và cởi mở hơn, chính quyền địa phương đã phối hợp tốt với các ban ngành của tỉnh trong việc thực hiện các công trình đầu tư trên địa bàn, đặc biệt là trong các lĩnh vực giao thông, thủy lợi.

- Các lĩnh vực văn hóa- xã hội đạt được nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

- Các anh em chung sống trên địa bàn xã với bản chất cần cù sáng tạo, ý chí tự lực tự cường, khắc phục khó khăn; kế thừa và phát huy những kinh nghiệm, thành quả đã đạt được trong lao động sản xuất, sẽ là động lực để phát triển kinh tế xã hội trong

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất các giải pháp cho xã Ngọc Phái - huyện Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạn. (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)