Xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất các giải pháp cho xã Ngọc Phái - huyện Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạn. (Trang 57)

trên một đơn vị diện tích đất cần có nhiều chính sách đầu tư thích hợp, mở rộng hệ thống kênh mương thủy lợi cho đồng ruộng, xây dựng kế hoạch thâm canh lúa Bao thai có giá trị kinh tế cao, mở rộng diện tích LUT này từ LUT 1 lúa - 1 màu.

LUT 2: 2 lúa - màu: Trong tương lai cần mở rộng diện tích của LUT này ở các thôn đã có hệ thống dẫn nước khá ổn định cũng như có điều kiện giao thông đi lại dễ dàng như thôn Nà Tùm, Phiêng Diềng 1, Phiêng Diềng 2. Trong vụ đông, hiện nay xã chỉ canh tác cây ngô đông, khoai tây, nên mở rộng trồng thêm các loại rau, củ ( rau cải, bắp cải, cà chua, cà rốt…) để tăng thêm thu nhập và cung cấp rau tại chỗ cho người dân trên địa bàn xã.

* LUT 3: Hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thuốc lá để thu được lợi nhuận cao hơn. Đồng thời đa dạng hóa các loại cây trồng như trồng thêm các loại rau (bắp cải, cà chua…) trên địa bàn các xã Nà Tùm, Phiêng Diềng2, Phiêng Diềng 1,.. vì các loại cây này đem lại hiểu quả kinh tế cao hơn cây ngô.

LUT 4: Trồng rừng sản xuất đây là thế mạnh của xã cần khuyến khích người dân mở rộng diện tích trồng rừng hơn nữa trên tất cả các thôn của xã.

4.5. Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong tương lai. tương lai.

Qua quá trình điều tra thực địa và điều tra nông hộ, em thấy sản xuất nông nghiệp của xã Ngọc Phái còn gặp nhiều khó khăn và chưa có tính chuyên nghiệp nên năng suất, chất lượng của một số LUT chưa cao. Vì vậy em đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong tương lai như sau:

4.6.1. Gii pháp chung

Đầu tiên trong sản xuất nông nghiệp bền vững chúng ta phải nghĩ đến môi trường. Phải đảm bảo vững chắc về mặt kinh tế. Do vậy, để giúp nông nghiệp phát triển bền vững chúng ta nên xác định vị trí, vai trò người nông dân làm gốc. Người

nông dân không chỉ sống được mà phải sống tốt hơn. Để làm được điều này, các nhà hoạch định nông nghiệp cần nâng cao hơn nữa tầm quan trọng của người nông dân, giúp họ có trình độ nhận thức và kỹ thuật sản xuất vững chắc… Đó là tiền đề đưa nền nông nghiệp phát triển.

* Giải pháp về chính sách

- Tiếp tục cụ thể hóa các điều khoản của Luật Đất đai, thực hiện tốt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của xã. Tăng cường công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật về đất đai nâng cao trình độ dân trí của người dân.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để người dân yên tâm sản xuất trên mảnh đất của mình.

- Có chính sách cải tạo đất chưa sử dụng để mở rộng diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp nhằm tăng diện tích đất sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường sinh thái.

- Phần lớn người dân đều thiếu vốn trong sản xuất, ít đầu tư về công cụ lao động cũng như các hình thức sản xuất cần phải bỏ vốn đầu tư lớn. Vì vậy, cần có những chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho người nông dân vay vốn để mở rộng, phát triển sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng.

- Các chính sách về tín dụng: Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ tín dụng nông nghiệp và thị trường nông nghiệp đến từng người tham gia sản xuất, bằng cách cho vay lãi suất hợp lý; ưu tiên cho các hộ có khả năng về đất và lao động để khuyến khích, mở rộng đầu tư phát triển sản xuất đặc biệt là các mô hình sản xuất có hiệu quả.

- Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến ngư, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất: Nhà nước thực hiện chính sách hỗ trợ phân bón, giống cây trồng, vật nuôi thông qua lớp tập huấn kỹ thuật và hướng dẫn cho người dân thực hiện các loại hình sử dụng đất đem lại hiệu quả kinh tế cao.

- Hạn chế tối đa việc chuyển đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp.

- Chính sách xử phạt những hành vi gây tổn hại đến đất đai, môi trường. * Giải pháp kỹ thuật

- Áp dụng các kỹ thuật canh tác để tạo độ phì cho đất

+ Tăng cường che phủ cho đất, tăng tối đa lượng chất hữu cơ trong đất bằng các kỹ thuật xen canh, luân canh, gối vụ và trồng cây che phủ đất để đạt được sinh khối tối đa. Sử dụng loại cây ngắn ngày, đa chức năng có bộ rễ phát triển khỏe, sâu

để khai thác dinh dưỡng hoặc cây trồng cây họ đậu cố định đạm. Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học đối với tất cả các loại hình sử dụng đất.

+ Làm giàu cho đất bằng cách trả lại nó các sản phẩm phụ của trồng trọt( rơm rạ, than đậu).

+ Chuyển đổi cơ cấu cây trồng với những loại hình sử dụng đất thích hợp. - Xây dựng cơ sở hạ tầng.

+ Xây dựng hoàn thiện hệ thống kênh mương dẫn nước từ các kênh thủy lợi chính nhằm chủ động hơn trong việc tưới tiêu, đảm bảo cung cấp đủ nước tưới cho cây trồng.

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn bằng cách đầu tư nâng cấp và mở mới hệ thống giao thông liên thôn, liên xã và giao thông nội đồng để thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển các sản phẩm nông sản và trao đổi hàng hóa.

4.5.2. Các gii pháp c th

Trên quan điểm và mục tiêu phát triển nông nghiệp của huyện, tỉnh và dựa vào đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã, đề tài đề xuất hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng như sau:

4.5.2.1. Cây lúa và cây ngô::

- Lúa và ngô là cây trồng cho năng xuất không cao, khả năng bảo vệ, cải tạo đất, tỉ lệ che phủ đất thấp nhưng nó là cây lương thực chính cung cấp cho con người và gia súc. Vì vậy lúa vẫn được khuyến khích trồng và không được giảm diện tích cây này. Xong việc sản xuất lúa hiện nay chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nên năng xuất chưa được cao, trong tương lai cần đẩy mạnh việc khuyến nông, tập huấn cho nông dân những kỹ thuật cần thiết và đưa vào trong nông nghiệp những loại máy móc hiện đại thay thế sức lao động của nông dân. Thực hiện đa dạng hoá cây trồng và sản phẩm trên cơ sở thâm canh hợp lý. Hạn chế đến mức tối đa việc sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích phi nông nghiệp. Áp dụng các tiến bộ mới về công nghệ sinh học: Chủ yếu là công tác giống mới, đổi mới chế độ canh tác, thâm canh tạo sự đột phá về năng suất, chất lượng cây trồng. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ nông dân về phân bón để giảm bớt chi phí sản suất và khích lệ nông dân sản xuất.

4.5.2.2. Cây công nghip ngn ngày:

Cây thuốc lá mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao và phù hợp với điều kiện tự nhiên nên cần phát triển và mở rộng diện tích. Tuy nhiên, phải chú ý quy hoạch thành các vùng chuyên canh và đầu tư theo chiều sâu để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nữa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một số loại cây có giá trị kinh tế cao, thích hợp với vùng như: hồng, xoài… cần quy hoạch thành các vùng chuyên canh để có điều kiện đầu tư tốt hơn nhằm tạo ra sản phẩm hàng hoá. Việc đưa các cây ăn quả mới vào trồng ở địa bàn xã cần nghiên cứu kỹ điều kiện sinh thái. Cải tạo vườn tạp để trồng cây ăn quả có giá trị theo định hướng. Việc quy hoạch diện tích cây ăn quả không phải đơn thuần là khuyến khích nông dân trồng thật nhiều mà đòi hỏi phải đi đôi với việc tìm đầu ra cho nông dân để tránh tình trạng không bán được hàng và nông dân lại chặt đi trồng cây khác.

4.5.2.4.Lâm nghip:

+ Bảo vệ rừng tự nhiên, đặc biệt là rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn. Ngăn chặn tuyệt đối việc phá rừng làm rẫy, chỉ khai thác rừng sản xuất khi đã đến tuổi.

+ Tích cực trồng rừng trên diện tích đồi núi trọc và cả những diện tích trồng các loại cây khác không hiệu quả. Đối với rừng trồng sản xuất nên chọn các loại cây như: keo tai tượng, keo lá tràm cần khuyến cáo nông dân không nên trồng cây bạch đàn.

+ Hiện nay, một phần lớn diện tích trồng rừng mỡ của xã Ngọc Phái đang phát triển dich sâu ong hại cây mỡ. Vì vậy, chính quyền xã Ngọc Phái cần đưa ra các phương án phòng trừ sâu ong, tuyên truyền hướng dẫn cho người dân có các biện pháp để diệt sâu ong như áp dụng biên pháp thủ công để nhặt, bắt sâu, dùng sào gạt và tiêu diệt ổ trứng, sâu non; hay dùng thuốc trừ sâu. Tuy nhiên không nên xử lý bằng thuốc hóa học để hạn chế tác động đến môi trường sinh thái.

+ Liên hệ thị trường tiêu thụ gỗ cho người lao động, vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua thời gian nghiên cứu, đánh giá hiệu quả sử dụng đất tại xã Ngọc Phái - huyện Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạn, em rút ra một số kết luận như sau:

Xã Ngọc Phái là một xã có nguồn lao động khá dồi dào, cần cù, chịu khó sản xuất nhưng đời sống của người lao động còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập của người dân còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của họ.

Cơ sở sản xuất nông nghiệp còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra giá cả mùa vụ biến động liên tục, một số mặt hàng vật tư nông nghiệp tăng giá cả, trì trệ trong chuyển đổi.

Đối với các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính của xã khá đa dạng cụ thể như sau:

* Đối với đất trồng cây hàng năm

Có 4 loại hình sử dụng đất là 2 lúa - màu, 2 lúa, 1 lúa - màu và chuyên cây rau màu và công nghiệp ngắn ngày, với 7 kiểu sử dụng đất phổ biến trong đó LUT 2 lúa - màu và chuyên cây rau màu và công nghiệp ngắn ngày đạt hiệu quả cao.

* Đối với đất trồng cây lâu năm

Chỉ có một loại hình sử dụng đất chính là trồng cây ăn quả ( hồng). LUT này hiệu quả thấp vì chưa được chú trọng đầu tư nên chưa mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân. Nếu được chú trọng phát triển thì đây sẽ là một LUT triển vọng của xã.

* Đối với đất rừng sản xuất

Có một loại hình sử dụng đất là rừng trồng( mỡ). LUT này vừa bền vững về kinh tế vừa bền vững về môi trường.

Kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, 4 loại hình sử dụng đất: LUT 2L - M,LUT 2L, LUT thuốc lá, LUT cây lâm nghiệp có triển vọng phát triển bền vững trong xã, đảm bảo an ninh lương thực, thúc đẩy phát triển hàng hóa. Mà còn giải quyết lao động dư thừa trên địa bàn hiện nay, đảm bảo phát triển ngành nông nghiệp bền vững.

5.2. Đề nghị

* Đối với các cấp chính quyền

- Cần quan tâm hơn nữa đến quá trình sản xuất nông nghiệp của người dân: cán bộ khuyến nông phải thăm đồng ruộng thường xuyên hơn, mở các lớp tập huấn kỹ thuật

sản xuất cho người dân, đồng thời cán bộ khuyến cũng cần nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật để phục vụ công tác tốt hơn.

- Đầu tư xây dựng kênh mương nội đồng kiên cố, đảm bảo đáp ứng nước phục vụ sản xuất, xúc tiến đầu ra cho thị trường nông sản.

- Nhà nước mở rộng chính sách vay vốn cho người dân để họ có thể đầu tư nhiều hơn vào sản xuất. Bên cạnh đó cũng cần hỗ trợ một phần giống, phân bón,…cho người dân trong điều kiện thị trường tăng giá như hiện nay.

* Đối với người nông dân: để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, duy trì và bảo vệ môi trường sản xuất, người dân cần tích cực tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật của cán bộ khuyến nông để sản xuất đúng quy trình kỹ thuật, biết cách ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Mạnh dạn áp dụng các loại giống mới vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên những diện tích đất sản xuất kém hiện nay. Cần thay đổi nhận thức trong sản xuất từ sản xuất mang tính tự cung, tự cấp sang sản xuất theo hướng hàng hóa, nâng cao thu nhập cải thiện đời sống của người dân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Các Mác (1949), Tư bn lun - tập III, NXB Sự thật, Hà Nội.

2. Nguyễn Thế Đặng, Nguyễn Thế Hùng (1999), Giáo trình đất, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Quyền Đình Hà (1993), Đánh giá kinh tếđất vùng đồng bng song Hng, Luận án Tiến sỹ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Đỗ Nguyên Hải (1999), “Xác định ch tiêu đánh giá cht lượng môi trường trong qun lý s dng đất đai bn vng cho sn xut nông nghip”, Tạp chí Khoa học đất, (11),tr.120.

5. Lương Văn Hinh, Nguyễn Ngọc Nông, Nguyễn Đình Thi (2003), Giáo trình quy

hoch s dng đất đai, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Vũ Khắc Hòa (1996), Đánh giá hiu qu kinh tế s dng đất canh tác trên địa bàn huyn Thun Thành - tnh Hà Bc, Luận án tiến sỹ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội.

7. Lê Hội (1996), “Một s phương pháp lun trong vic qun lý và s dng đất đai”,

Tạp chí nghiên cứu kinh tế, (193), Hà Nội.

8. Nguyễn Đình Hợi (1993), Kinh tế t chc và qun lý sn xut kinh doanh nông nghip, NXB Thống Kê, Hà Nội.

9. Doãn Khánh (2000), “Xuất khu hàng hóa Vit Nam 10 năm qua”, Tạp chí cộng sản, (17), tr.41.

10.Phan Sĩ Mẫn, Nguyễn Việt Anh (2001), “Định hướng và t chc phát trin nn nông nghip hàng hóa”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế,(273),tr.21.

11. Nguyễn Ngọc Nông, Nông Thu Huyền (2009), Bài giảng đánh giá đất, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

12.Thái Phiên, Nguyễn Từ Siêm (1998), Canh tác bền vng trên đất dc Vit Nam,

NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

13. Nguyễn Duy Tính (1995), Nghiên cứu h thng cây trng vùn ĐBSH và Bc Trung B, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

14. Đào Châu Thu (1999), Giáo trình Đánh giá đất, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

15.UBND xã Ngọc Phái(2013), Báo cáo thuyết minh tng hp quy hoch s dng đất đến năm 2020, kế hoch s dng đất 5 năm kì đầu(2011-2015) xã Ngc Phái.

PHỤ LỤC 1: Phiếu điều tra nông hộ

PHIẾU ĐIỀU TRA NÔNG HỘ

I. Thông tin chung

Họ tên chủ hộ:……… Tuổi…….Nam/nữ……….

Địa chỉ thôn (xóm):……… Xã:……… Huyện:………

Tỉnh:………

Trình độ văn hóa:………. Dân tộc:………..

Nghề nghiệp chính:………. Nghề phụ:……….

Loại hộ (khá, trung bình, nghèo):………

1. Tình hình nhân khẩu và lao động Tổng số nhân khẩu:………….. người Số nam:……….

Số nữ:………

Trong đó: + Lao động trong độ tuổi:…………..Người + Lao động ngoài độ tuổi:…………..Người + Lao động nông nghiệp:………Người + Lao động phi nông nghiệp:………..Người

Tình hình việc làm hiện nay của hộ: Thừa □

Đủ □

Thiếu □ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Điều tra hiện trạng sử dụng đất Số thửa hiện có:……… Tổng diện tích:……….

II. Hiệu quả kinh tế 2.1 Loại hình sử dụng đất

Loại hình sử dụng đất (LUT)

Kiểu sử dụng đất (công thức luân canh)

2.2. Điều tra hiệu quả sử dụng đất

2.2.1.Hiệu quả sử dụng đất trồng cây hàng năm - Đầu tư cho cây trồng

Cây trồng Giống (1000đ) Đạm (kg) Lân (kg) Kali (kg) Phân chuồng (kg) Thuốc BVTV (1000đ) Lao động (công) Chi phí khác (1000đ) Lúa xuân Lúa mùa Ngô Khoai tây Cây thuốc lá

-Thu nhập từ cây hàng năm

Loại cây trồng Diện tích (Sào) Năng suất (tạ/m2 ) Sản lượng ( Tạ) Giá bán ( đồng/kg) Lúa xuân Lúa mùa Ngô Khoai tây Cây thuốc lá

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất các giải pháp cho xã Ngọc Phái - huyện Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạn. (Trang 57)