Kiến nghị đối với Bộ Tài Chính và các cơ quan chức năng liên quan

Một phần của tài liệu Phát triển Bảo hiểm con người tại Bảo Việt Nghệ An (Trang 60)

- Hiệu quả khai thác Triệu đ 15,0 312 16,6 389 20,7 502 683,4 21,

3.2.1.Kiến nghị đối với Bộ Tài Chính và các cơ quan chức năng liên quan

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh doanh bảo hiểm con người phi nhân thọ để tạo điều kiện thuận lợi cho sự thành lập và hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm.

Luật kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam ra đời năm 2004 là một bước ngoặt lớn cho thị trường bảo hiểm Việt Nam. Tuy nhiên, cho tới thời điểm này pháp luật về bảo hiểm nói chung và bảo hiểm con người phi nhân thọ nói riêng vẫn còn chưa bao quát hết các tình huống thực tế nên tạo kẽ hở cho cá nhân, tổ chức có cơ hội gian lận, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo hiểm. Chính vì vậy, việc cần làm hiện nay là phải hoàn thiện hơn nữa pháp luật về kinh doanh bảo hiểm để tạo nên môi trường pháp lý vững chắc cho hoạt động bảo hiểm con người phi nhân thọ nói riêng và thị trường bảo hiểm nói chung.

Có quy định nghiêm khắc hơn đối với việc đăng ký thành lậpvà cấp giấy phép kinh doanh đối với các doanh nghiệp bảo hiểm. Thời gian vừa qua cùng với sự hội nhập và phát triển kinh tế nhà nước cũng đã có những quy định tạo điều

kiện thuận lợi cho việc đăng ký thành lập và cấp giấy phép kinh doanh đối với các doanh nghiệp muốn hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm nói chung và bảo hiểm con người phi nhân thọ nói riêng. Tuy nhiên, quy định này cũng tồn tại những mặt trái đó là chất lượng hoạt động của một số doanh nghiệp không tốt, sản phẩm bảo hiểm chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường, bên cạnh đó, còn tồn tại hiện tượng cạnh tranh không hoàn hảo dẫn đến những tiêu cực trong thị trường bảo hiểm con người phi nhân thọ. Chính vì vậy, việc cần làm hiện nay là có những quy định vừa tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký thành lập và cấp giấy phép kinh doanh cho các doanh nghiệp nhưng cũng phải đảm bảo chất lượng của những công ty mới được thành lập cả về sản phẩm bảo hiểm, chất lượng phục vụ, khả năng tài chính và khả năng thanh toán,..

Có những quy định nghiêm khắc hơn trong việc đào tạo đại lý bảo hiểm, cụ thể như:

Quy định tăng thêm thời gian đào tạo đại lý bảo hiểm: Thực tế cho thấy thời gian 05 ngày theo quy định hiện hành là quá ít để những người tham dự lớp đại lý bảo hiểm có đủ kiến thức để hoạt động tư vấn bảo hiểm nếu như họ không phải là những người đã có những kiến thức cơ bản về bảo hiểm. Vì vậy, nên quy định tăng thêm thời gian đào tạo đại lý bảo hiểm đối với các công ty bảo hiểm ít nhất là 07 ngày.

Quy định cụ thể và thực hiện kiểm tra những nội dung cần truyền đạt trong khóa học đào tạo về đại lý bảo hiểm. Muốn làm được điều này thì đại diện Bộ Tài Chính phải cử cán bộ xuống kiểm tra tất cả các buổi đào tạo đại lý do công ty tổ chức để tránh hiện tượng công ty không thực hiện như đã đăng ký với Bộ Tài Chính.

Ngoài việc tổ chức thi một lần để cấp chứng chỉ đại lý bảo hiểm, Bộ Tài Chính nên quy định về những cuộc thi định ký đối với những đại lý đang hoạt động để đảm bảo chất lượng đại lý. Có thể định kỳ theo một năm hay hai năm.

Quy định và thực hiện nghiêm khắc chế tài xử phạt vi phạm về đào tạo đại lý đối với doanh nghiệp bảo hiểm và hoạt động đại lý bảo hiểm với người đăng ký làm đại lý bảo hiểm.

Đối với thi để cấp chứng chỉ đại lý nên tổ chức thành bộ hai câu hỏi, một là bộ câu hỏi chung về bảo hiểm, một là bộ về doanh nghiệp bảo hiểm đang đào tạo đại lý. Người dự thi phải làm hai bài khác nhau với hai bộ đề đó nếu cả hai đạt yêu cùa mới được cấp chứng nhận đại lý. Không như hiện nay là gộp chung cả hai

phần thi vào một lần, số lượng kiến thức ít, chưa thể đáp ứng được yêu cầu hoạt động đại lý bảo hiểm.

Có quy định cụ thể về công tác đề phòng, hạn chế tổn thất và giám định bồi thường vì như vậy vừa đảm bảo quyền lợi khách hàng vừa tạo điều kiện cho công ty thực hiện tốt các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất và giám định bồi thường. Mặt khác còn là cơ sở để các cơ quan chức năng quản lý hiệu quả chất lượng hoạt động của công ty bảo hiểm.

Có chế tài xử lý vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm: Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm tìm mọi cách để bán được sản phẩm bảo hiểm tức là cạnh tranh bất hợp pháp như giảm phí bảo hiểm, bổ sung các điều khoản theo hướng có lợi cho khách hàng nhưng sai với quy định của Bộ Tài Chính hay tăng thêm phần trăm hoa hồng cho đại lý thì phải có quy xử lý nghiêm minh hơn nhằm tạo ra thị trường cạnh tranh lành mạnh cho bảo hiểm con người phi nhân thọ của nước ta.

Có quy định xử phạt nặng hơn và phối hợp với các cơ quan chức năng để xử phạt các hành động vi phạm pháp luật về bảo hiểm, hiện tượng trục lợi bảo hiểm. Đối với những doanh nghiệp bảo hiểm có số vụ khiếu nại bồi thường tồn đọng cao thì Bô Tài Chính cần can thiệp kịp hời để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.

- Thường xuyên kiểm tra giám sát hoạt động triển khai nghiệp vụ bảo hiểm con người phi nhân thọ của doanh nghiệp bảo hiểm để nắm được tình hình hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm, kịp thời phát hiện những hoạt động vi phạm pháp luật của doanh nghiệp để có biện pháp xử lý kịp thời nhằm hướng doanh nghiệp hoạt động theo đúng quy định của pháp luật và đảm bảo quyền lợi khách hàng.Đồng thời phải nắm được hoạt động của doanh nghiệp để thấy được thực trạng thị trường đang hoạt động như thế nào từ đó có những định hướng, ban hành những quy định, bổ sung, sửa đổi luật cho phù hợp với thực tế.

Một phần của tài liệu Phát triển Bảo hiểm con người tại Bảo Việt Nghệ An (Trang 60)