3.2.1. Vật liệu nghiên cứu
- Mẫu phân chó các lứa tuổị - Mẫu giun đũa chó qua mổ khám.
- Trứng giun đũa chó ở các giai đoạn phát triển khác nhaụ
- Các loại thuốc điều trị bệnh giun đũa cho chó: Mebendazol, Levamisol, hạt cau khô.
- Hóa chất và một số dụng cụ thí nghiệm.
3.2.2. Dụng cụ nghiên cứu
- Buồng đếm Mc. Master, ống đong có mức chia độ 50ml, 100ml, 200ml. - Đũa thủy tinh, panh kẹp, kéo, lưới thép, vòng vớt.
- Túi nilon, găng tay, dao mổ.
3.2.3. Hóa chất
- Dung dịch NaCl bão hòạ
- Dung dịch Barbagallo bảo quản giun đũa và được pha chế theo công thức:
+ Formol 30ml
+ NaCl tinh khiết 8g
+ Nước cất 1000ml
- Thuốc tẩy giun: Mebendazole, Levamisole, Bột hạt caụ
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng chăn nuôi chó tại địa phương và việc áp dụng các biện pháp phòng bệnh cho chó.
- Xác định loài giun đũa ký sinh ở chó (qua mổ khám). - Nghiên cứu một sốđặc điểm dịch tễ bệnh giun đũa chó .
+ Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa ở chó tại một số xã của huyện Phú Lương.
+ Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa theo tuổi chó.
+ Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa ở chó theo các tháng.
- Nghiên cứu khả năng phát triển và tồn tại của trứng giun đũa chó ở ngoại cảnh.
+ Thời gian và tỷ lệ trứng giun đũa phát triển thành trứng có sức gây bệnh trong phân ở ngoại cảnh.
+ Thời gian sống của trứng giun đũa có sức gây bệnh ở ngoại cảnh. - Nghiên cứu biện pháp phòng trị bệnh giun đũa chó.
+ Nghiên cứu hiệu quả của việc dùng một số hóa dược và thuốc nam trong điều trị bệnh giun đũa ở chó.
+ Độ an toàn của thuốc tẩy giun đũa cho chó. + Đề xuất biện pháp phòng trị.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp điều tra tình hình thực trạng chăn nuôi chó tại địa phương và việc áp dụng các biện pháp phòng bệnh giun sán cho chó ở các xã của huyện Phú Lương
Trực tiếp xuống các hộ gia đình chăn nuôi chó, quan sát kết hợp với phỏng vấn, phát phiếu điều trạ Các thông tin được ghi chép vào nhật ký.
3.4.2. Phương pháp lấy mẫu
- Mẫu phân được thu thập tại các nông hộ và gia đình theo phương pháp lấy mẫu chùm nhiều bậc.
- Lấy mẫu phân mới thải của chó các lứa tuổi ở huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên. Để riêng mỗi mẫu phân vào một túi nilon nhỏ và có ghi nhãn: địa điểm, tuổi chó, giống, thời gian lấy mẫu (những thông tin này cũng được ghi vào nhật ký đề tài). Mẫu được xét nghiệm ngay trong ngàỵ
- Lấy mẫu giun đũa chó tại các lò mổ trên địa bàn huyện Phú lương – tỉnh Thái Nguyên.
3.4.3. Phương pháp định danh giun đũa chó
∗ Phương pháp định hình tiêu bản
Thu lượm giun đũa chó tại các lò mổ trên địa bàn huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên. Mẫu giun sán thu được được định hình trong dung dịch Barbagallo (3% formol + 8 g NaCl tinh + 1000 ml nước cất).
Mẫu giun đũa chó được định hình trong các lọ dung dịch bảo quản cần ghi đầy đủ thông tin: loại chó, lứa tuổi, tính biệt, nơi ký sinh, số lượng giun ký sinh, ngày tháng lấy mẫụ
Làm tiêu bản giun đũa chó bằng cách làm trong tiêu bản trong dung dịch hỗn hợp Glyxerin + axit lactic + nước cất theo tỷ lệ 1 : 1 : 1. Định loài
giun đũa chó theo khoá định loài của Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [15], căn cứ vào hình thái, cấu tạo của giun đũa chó.
3.4.4. Phương pháp xét nghiệm mẫu
- Phương pháp xác định tỷ lệ nhiễm giun đũa chó
Tất cả các mẫu phân đều được xét nghiệm bằng phương pháp Fulleborn với dung dịch muối NaCl bão hoà, tìm trứng giun đũa chó dưới kính hiển vi, độ phóng đại 100 lần. Những mẫu có trứng giun đũa chó được đánh giá là có nhiễm, ngược lại là không nhiễm.
Tỷ lệ nhiễm:
- Tỷ lệ nhiễm (%) =
Số chó nhiễm
x 100 Số chó kiểm tra
- Phương pháp xác định cường độ nhiễm giun đũa ở chó:
Đếm số trứng giun đũa chó trong 1gam phân bằng buồng đếm Mc. Master cải tiến (Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 2008 [9]) và phân thành 4 mức độ theo số trứng/g phân đếm được.
Phương pháp tiến hành như sau:
Cân 4 gam phân vào cốc thủy tinh, thêm nước lã sạch (100 - 150 ml), khuấy tan phân, lọc bỏ cặn bã thô, để lắng trong 1- 2 giờ, gạn bỏ nước, giữ lại cặn. Cho 56 ml dung dịch nước muối bão hòa, khuấy đều cho tan cặn. Trong khi đang khuấy, lấy công tơ hút hút 1ml dung dịch phân nhỏđầy 2 buồng đếm Mc. Master. Để yên 5 phút rồi kiểm tra dưới kính hiển vi (độ phóng đại 10x10). Đếm toàn bộ số trứng trong những ô của hai buồng đếm, rồi tính theo công thức sau:
Tổng số trứng ở 2 buồng đếm x 60 Số trứng/1 gam phân =
Quy định cường độ nhiễm nhẹ, trung bình, nặng và rất nặng như sau: ≤ 400 trứng/g phân: nhiễm nhẹ (+)
> 400 - 700 trứng/g phân: nhiễm trung bình (+ +) > 700 - 1000 trứng/g phân: nhiễm nặng (+ + +) > 1000 trứng/g phân: nhiễm rất nặng (+ + + +) Tỷ lệ cường độ nhiễm: - Cường độ nhiễm (%) = Số chó bị nhiễm ở mỗi cường độ x 100 Số chó nhiễm 3.4.5. Quy định về một số yếu tố dịch tễ
* Lứa tuổi chó: tuổi chó nghiên cứu được phân theo 4 lứa tuổi: - < 2: dưới 2 tháng tuổi
- 2 – 6: từ 2 đến 6 tháng tuổị - 7 – 12: từ 7 đến 12 tháng tuổị - > 12: trên 12 tháng tuổị
* Các tháng theo dõi: Thời gian theo dõi từ tháng 7 đến tháng 11.
3.4.6. Phương pháp xác định thời gian phát triển và tồn tại của trứng giun đũa có sức gây bệnh trong phân ở ngoại cảnh
Thí nghiệm được bố trí vào 2 mùa: Hè và Thụ
Lấy phân của những chó nhiễm giun đũa nặng cho vào 10 chậu nhựa có đường kính 15 cm và chiều cao 10 cm (mỗi chậu được coi là 1 mẫu, khoảng 400 - 500g phân), trong đó 5 mẫu được để tự nhiên trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ không khí bình thường của từng mùạ
Hàng ngày lấy khoảng 3 - 5g phân/mẫu, xét nghiệm bằng phương pháp Fulleborn, đếm số trứng có sức gây bệnh trong tổng số trứng trên một vi trường và đếm số trứng chết trong tổng số trứng trên một vi trường để xác định thời gian trứng giun đũa phát triển thành sức gây bệnh và thời gian trứng
giun đũa chết ở trong phân ngoài ngoại cảnh. Vẫn duy trì theo dõi các mẫu thí nghiệm ởđiều kiện nhưđã trình bàỵ Tuy nhiên, do thời gian tồn tại của trứng giun đũa có sức gây bệnh có thể kéo dài nên kể từ khi trứng phát triển thành trứng có sức gây bệnh cứ 5 ngày xét nghiệm một lần.
3.4.7. Phương pháp theo dõi hiệu lực của thuốc tẩy giun đũa chó
Chúng tôi sử dụng loại thuốc Levamisol, Mebendazol và bột hạt cau để tẩy cho những chó bị nhiễm giun đũạ Sau khi cho chó sử dụng thuốc 15 ngày, xét nghiệm lại phân của những chó đã được dùng thuốc bằng phương pháp Fulleborn. Nếu không tìm thấy trứng giun đũa chó trong phân thì xác định thuốc có hiệu lực triệt để với giun đũa, nếu vẫn thấy trứng giun đũa trong phân nhưng với số lượng giảm rõ rệt thì xác định thuốc có hiệu lực với giun đũa nhưng chưa triệt để. Nếu số lượng trứng/gam phân vẫn không giảm so với trước khi dùng thuốc hoặc giảm không đáng kể thì xác định thuốc không có hiệu lực tẩy giun đũạ
Đánh giá hiệu lực của thuốc:
- Hiệu lực của thuốc (%) = Số chó sạch trứng
x 100 Số chó nhiễm
3.4.8. Phương pháp đánh giá độ an toàn của thuốc
Độ an toàn của thuốc được đánh giá bằng việc theo dõi một số chỉ tiêu sinh lý của chó trước khi tẩy và sau khi tẩy 6 giờ. Đồng thời theo dõi trạng thái cơ thể, sự vận động, ăn uống và một số phản ứng khác của cơ thể chó trước và sau khi dùng thuốc một giờ.
2 2 1 1 = = − = ∑ ∑ n i n i i i X X X n S n 3.5. Phương pháp xử lý số liệu 3.5.1. Một số tham số thống kê
Số liệu thu thập được xử lý trên phần mềm Excel 2003.
- Số trung bình =∑=n1 i i X X n - Sai số của số trung bình: ( 30) 1 = ± ≤ − X X S m n n ( 30) = ± X > X S m n n - Độ lệch tiêu chuẩn: 2 2 1 1 1 = = − = − ∑ ∑ n i n i i i X X X n S n (n ≤30) (n >30) Trong đó: X : Số trung bình n : Dung lượng mẫu x m : Sai số của số trung bình X S : Độ lệch tiêu chuẩn Xi : Giá trị của mẫu (i = 1, 2, 3...n) 1 = ∑n i : Tổng giá trị X
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thực trạng chăn nuôi chó và việc áp dụng các biện pháp phòng bệnh giun sán cho chó
Để đánh giá thực trạng chăn nuôi chó và áp dụng các biện pháp phòng bệnh cho chó nuôi tại một số xã của huyện Phú Lương. Tôi tiến hành trực tiếp tới các hộ nuôi chó quan sát, kết hợp với phỏng vấn người nuôi chó ( số lượng chó nuôi, định kỳ tẩy giun,vệ sinh chuồng nuôi), các thông tin được ghi vào nhật ký.
Kết quảđiều tra được thể hiện ở bảng 4.1
Bảng 4.1. Thực trạng chăn nuôi chó và việc áp dụng các biện pháp phòng bệnh giun sán cho chó Địa điểm (xã) Số hộ (hộ) Số hộ nuôi chó (hộ) Số chó nuôi (con) Bình quân chó/ hộ Áp dụng biện pháp phòng bệnh giun sán Định kỳ tẩy giun sán Chăm sóc nuôi dưỡng tốt Thường xuyên vệ
sinh chuồng nuôi
n % n % n %
Sơn Cẩm 782 128 146 1,1 50 34,25 53 36,30 43 29,45
Cổ Lũng 603 138 175 1,3 35 20,00 54 30,86 48 27,43
Vô Tranh 570 162 252 1,6 31 12,30 60 23,81 61 24,21
Tính chung 1.955 428 573 1,3 116 20,24 167 29,14 152 26,53
Qua bảng 4.1 cho thấy, số lượng chó nuôi ở 3 xã Sơn Cẩm, Cổ Lũng, Vô Tranh tương đối nhiều, bình quân 1,3 chó/hộ gia đình; trong đó xã Vô Tranh có số lượng chó nhiều nhất (252 chó/570 hộ), tiếp đến là xã Cổ Lũng và ít nhất là xã Sơn Cẩm (146 chó/782 hộ).
Qua điều tra việc áp dụng các biện pháp phòng bệnh giun sán cho chó chúng tôi thấy, số hộ gia đình thực hiện các biện pháp còn chưa nhiều: có
20,24% số hộ định kỳ tẩy giun sán cho chó, 29,14% số hộ chăm sóc nuôi dưỡng chó tốt và 26,53% số hộ thường xuyên vệ sinh chuồng nuôị
Như vậy, người dân trên địa bàn huyện Phú Lương vẫn chưa quan tâm nhiều đến công tác phòng bệnh giun sán cho đàn chó, tỷ lệ số hộ áp dụng các biện pháp phòng bệnh giun sán cho chó biến động từ 20,24% - 29,14%. Trong đó, người dân xã Sơn Cẩm áp dụng các biện pháp phòng bệnh cho chó tốt nhất, sau đó đến xã Cổ Lũng và kém nhất là xã Vô Tranh. Sở dĩ như vậy là do, vị trí địa lý cũng nhưđiều kiện kinh tếở mỗi xã khác nhau, Sơn Cẩm là xã gần khu vực thành phốđiều kiện kinh tế phát triển cho nên ý thức người dân về chăm sóc sức khỏe con người và vật nuôi được quan tâm nhiều hơn. Đối với xã Cổ Lũng và Vô Tranh ý thức người dân chưa cao, vật nuôi ít được quan tâm, và chó nuôi ở các nông hộ chủ yếu trông nhà và nuôi thịt chủ yếu là chó thả rông, cho nên chăm sóc sức khỏe chưa được chú trọng.