Để đánh giá độ an toàn của các thuốc điều trị bệnh giun đũa, trước và sau khi tẩy 6 giờ chúng tôi tiến hành xác định các chỉ tiêu lâm sàng: thân nhiệt, nhịp tim, tần số hô hấp, quan sát trạng thái con vật.
Kết quảđược trình bày ở bảng 4.9.
Bảng 4.9 Các chỉ tiêu lâm sàng của chó nhiễm giun đũa
Loại thuốc
Số con
điều trị
(con)
Trước khi tẩy Sau khi tẩy 6 giờ
Thân nhiệt (0C) Nhịp tim (lần/phút) Tần số hô hấp (lần/phút) Thân nhiệt (0C) Nhịp tim (lần/phút) Tần số hô hấp (lần/phút) Mebendazol (20mg/kgTT) 16 38,40 ± 0,07 78,75 ± 0,52 28,77 ± 0,37 38,43 ± 0,07 78,81 ± 0,52 28,83 ± 0,37 Levamisol (0,2ml/kgTT) 16 38,39 ± 0,09 87,50 ± 0,33 29,35 ± 0,36 38,47 ± 0,09 87,63 ± 0,16 29,35 ± 0,36 Bột hạt cau (5000mg/kgTT) 10 38,38 ± 0,09 90,93 ± 0,23 28,70 ± 0,30 38,42 ± 0,08 91,07 ± 0,20 28,80 ± 0,29
Từ kết quả bảng 4.9 chúng tôi có nhận xét: sau khi dùng thuốc, các chỉ tiêu sinh lý như: thân nhiệt, tần số hô hấp và nhịp tim đều có sự thay đổi chút ít so với trước khi sử dụng thuốc lần lượt là:
Mebendazol: trước khi tẩy (38,400;78,75;28,77), sau khi tẩy (38,430;78,81;28,83). Levamisol: trước khi tẩy (38,390;87,50;29,35), sau khi tẩy (39,470;87,63;29,35).
Bột hạt cau: trước khi tẩy (38,380;90,93;34,97), sau khi tẩy (38,420;91,07;35,10). Theo Hoàng Toàn Thắng (2006) [20], chỉ tiêu sinh lý của chó như sau: thân nhiệt: 37,50C– 390C; nhịp tim: 70 – 120 lần/phút; tần số hô hấp: 10 – 30 lần/phút.
Như vậy sự thay đổi về chỉ tiêu sinh lý của chó sau khi dùng thuốc vẫn nằm trong giới hạn sinh lý bình thường. Điều này chứng tỏ thuốc sử dụng khá an toàn với chó.
Ngoài phương pháp theo dõi các chỉ tiêu sinh lý, chúng tôi cũng theo dõi phản ứng phụ dưới tác dụng của thuốc như: kém ăn, mệt mỏi, nôn mửa, ỉa chảy, run rẩy, chảy nước bọt v.v...
Kết quả trình bày ở bảng 4.10.
Bảng 4.10. Độ an toàn của một số thuốc điều trị bệnh giun đũa chó
Tên thuốc Liều lượng
Số chó dùng thuốc Phản ứng An toàn Biểu hiện phản ứng Số chó (%) Tỷ lệ (%) Số chó (con) Tỷ lệ (%) Mebendazol 20mg/kgTT 16 0 0 16 100 Không Levamisol 0,2ml/kgTT 16 1 6,25 15 93,75 Mệt mỏi Bột hạt cau 5000mg/kgTT 10 0 0 10 100 Không
Bảng 4.10 cho thấy: Sau khi sử dụng 2 loại thuốc: Mebendazol, Bột hạt cau cho chó, không thấy chó nào có biểu hiện phản ứng, tỷ lệ an toàn đạt 100%.
Đối với thuốc Levamisol sau khi sử dụng 2 giờ, 1 chó có biểu hiện mệt mỏi, nhưng sau 2 giờ biểu hiện đó mất hoàn toàn, chó trở lại bình thường, tỷ lệ an toàn đạt 93,75%.
Theo chúng tôi, một loại thuốc được coi là tốt khi đảm bảo được hai yêu cầu có tác dụng tốt và an toàn với đối tượng được dùng thuốc. Ngoài ra, 3 loại thuốc trên có giá thành rẻ, phù hợp với kinh tế của người dân.
Từ kết quảở bảng 4.8, 4.9 và 4.10, chúng tôi có nhận xét:
-Thuốc Mebendazol, với liều 20mg/kgTT, có hiệu lực tẩy đạt 100%, an toàn đối với chó.
-Thuốc Levamisol, với liều 0,2ml/kgTT, có hiệu lực tẩy giun đũa đạt 100%, và tỷ lệ an toàn là 93,75%. Tuy có 1 chó có biểu hiện phản ứng nhưng chúng tôi vẫn coi thuốc này là thuốc tẩy giun đũa với chó khá tốt.
Bột hạt cau, với liều 5000 mg/kgTT hiệu lực tẩy chỉ đạt 30%, tỷ lệ an toàn là 100%, bột hạt cau rất an toàn khi tẩy giun đũa cho chó nhưng hiệu lực tẩy đạt còn rất thấp.
Sau khi xác định được hiệu lực và độ an toàn của 3 loại thuốc trên chúng tôi đã hướng dẫn các hộ gia đình nuôi chó ở các xã của huyện Phú Lương (các gia đình mà chúng tôi đã xét nghiệm phân chó có kết quả dương tính với giun đũa) nên tẩy giun đũa cho chó bằng thuốc Mebendazol (liều: 20mg/kgTT) và Levamisol (liều: 0,2ml/kgTT).
4.4.3. Đề xuất biện pháp phòng trị bệnh giun đũa cho chó
Đặc điểm khí hậu miền bắc nước ta là khí hậu nóng ẩm mưa nhiều kéo dài là
điều kiện thuận lợi để cho mầm bệnh giun sán tồn tại và phát triển quanh năm. Làm cho chó nuôi ở nước ta nhiễm ký sinh trùng một cách dễ dàng. Từ kết quả nghiên cứu một sốđặc điểm dịch tễ và kết quả thử nghiệm một số thuốc điều trị. Chúng tôi
đề xuất một số biện pháp phòng bệnh giun đũa chó như sau:
+ Chó con tẩy giun lần đầu vào lúc 25 – 30 ngày tuổi, tẩy lần 2 lúc 3 tháng tuổị Sau đó 3 – 4 tháng tẩy cho chó 1 lần bằng thuốc Mebendazol hoặc Levamisol.
+ Đối với chó mẹ, tẩy giun trước khi mang thai để tránh lây nhiễm mầm bệnh cho con trong thời gian mang thaị Sau khi sinh con 20 ngày tẩy lại cho chó mẹ.
+ Phân chó nên dọn sạch, nên đốt bỏ, đào lỗ chôn hay bỏ vào trong các nơi thích hợp nhằm diệt mầm bệnh giun đũa có trong phân chó, đặc biệt là vào mùa Hè – Thụ
+ Hạn chế thả rông chó, tăng cường công tác quản lý, chuồng trại vệ sinh sạch sẽ.
+ Tăng cường công tác chăm sóc nuôi dưỡng để nâng cao sức đề kháng của chó với bệnh giun đũa nói riêng và bệnh giun tròn đường tiêu hóa nói chung.
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận
Căn cứ vào các kết quả thu được của đề tài, chúng em đưa ra một số kết luận sau:
5.1.1 Về thực trạng chăn nuôi chó và áp dụng các biện pháp phòng bệnh giun sán cho chó.
- Số lượng chó nuôi ở 3 xã Sơn Cẩm, Cổ Lũng, Vô tranh tương đối nhiều (573 con, bình quân 1,3 chó/hộ gia đình). Số hộ gia đình thực hiện các biện pháp phòng bệnh giun sán còn thấp.
5.1.2 Về một số đặc điểm dịch tễ bệnh giun đũa chó ở một số xã của huyện Phú Lương – tỉnh Thái Nguyên
- Chó nuôi ở huyện Phú Lương – Thái Nguyên chỉ thấy nhiễm loài giun đũa Toxocara canis, không thấy nhiễm loài Toxascaris leonina.
- Tỷ lệ nhiễm giun đũa ở 3 xã của huyện Phú Lương tương đối cao (Xã Vô Tranh có tỷ lệ nhiễm giun đũa chó cao nhất (57,53%) và thấp nhất ở Xã Cổ Lũng (28,57%).
- Chó dưới 2 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm giun đũa cao nhất (65,33%) và thấp nhất ở chó trên 12 tháng tuổi (10,34%).
- Tháng 9 chó có tỷ lệ nhiễm giun đũa cao nhất (69,39%) và thấp nhất là tháng 7 (28,57%).
5.1.3.Thời gian phát triển và tồn tại của giun đũa trong phân ngoài ngoại cảnh
- Thời gian trứng giun đũa chó phát triển thành trứng có ấu trùng có sức gây bệnh ở mùa Hè là 24 ngày và mùa Thu là 27 ngàỵ
- Thời gian trứng giun đũa chó tồn tại trong phân ngoài ngoại cảnh kéo dài ở mùa Hè là 30 ngày và mùa Thu là 35 ngàỵ
5.1.4.Về hiệu lực và độ an toàn của thuốc điều trị giun đũa cho chó
Thuốc Mebendazol (liều: 20mg/kgTT) Levamisol (liều: 0,2ml/kgTT) hiệu lực tẩy đạt cao nhất, bột hạt cau(liều 5000mg/kgTT) chỉ đạt 30% số chó được tẩy sạch trứng. Cả 3 loại thuốc trên đều an toàn với chó.
5.2. Tồn tại và đề nghị
5.2.1. Tồn tại
Do thời gian và kinh phí có hạn, kết quả em thu được với số lượng và mẫu chưa lớn, chưa phản ánh được đầy đủ tình hình cảm nhiễm giun đũa của chó.
Chưa có điều kiện so sánh hiệu lực của của nhiều loại thuốc tẩy khác nhau hiện có trên thị trường.
Kết quả nghiên cứu về quá trình phát triển qua các giai đoạn của trứng, mới chỉ nghiên cứu được trong hai mùa là mùa Hè và mùa Thu, chưa tìm hiểu được sự phát triển của chúng trong hai mùa còn lại là mùa Đông và mùa Xuân.
Mới chỉ phát hiện và nghiên cứu loài T. canis, chưa nghiên cứu được
loài T. leonina.
5.2.2. Đề nghị
Tiếp tục nghiên cứu sau hơn về bệnh giun đũa chó, tạo cơ sở khoa học cho việc phòng chống bệnh có hiệu quả.
Sử dung Mebendazol và Levamisol tẩy giun đũa cho chó.
Tiếp tục cho sinh viên triển khai nghiên cứu đề tài này với quy mô rộng hơn, kết hợp với sử dụng nhiều loại thuốc hơn để có kết quả chính xác hơn nữạ
TÀI LIỆU THAM KHẢO Ị Tài liệu tiếng việt
1. Nguyễn Thị Khả Ái, Nguyễn Thị Thanh Hà và cs (2009), Khảo sát tình hình nhiễm ấu trùng giun đũa chó và các yếu tố liên quan ở cộng đồng xã Thạnh Tân, thị xã Tây Ninh, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học Viện SR - KST - CT TP. Hồ Chí Minh 2012, tr. 16.
2. Trần Minh Châu, Hồ Đình Chúc, Phạm Sĩ Lăng, Dương Công Thuận
(1988), Bệnh thường thấy ở chó và biện pháp phòng trị, Nxb Nông
nghiệp, Hà Nộị
3. Phan Văn Chinh (2003), Giáo trình Dược liệu thú y, Nxb Khoa học và Kỹ thuật.
4. Hoàng Minh Đức (2008), Nghiên cứu tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của chó nuôi ở Hà Nội và biện pháp phòng trị, Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
5. Đỗ Hài (1972), ‘‘Nhận xét về giun tròn (Nematoda) trên chó săn nuôi ở Việt Nam’’, Tạp chí Khoa học và Kỹ thuật Nông nghiệp, (số 6) tr.438. 6. Lê Thị Hải (2011), Khảo sát tình hình nhiễm giun tròn ký sinh đường tiêu
hóa chó ở huyện Gia lâm – Hà Nộị Một sốđặc điểm sinh học, bệnh lý học của bệnh giun đũa chó Toxocara canis và biện pháp phòng trừ ,
Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nộị
7. Phạm Văn Khuê, Trần Văn Quyên, Đoàn Văn Phúc (1993), Nhận xét về giun sán ký sinh của chó ở Hà Nội, Công trình nghiên cứu trường Đại học Nông nghiệp I, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 70 – 76.
8. Nguyễn Thị Kim Lan (2012), Giáo trình Ký sinh trùng thú y, Nxb Nông
nghiệp Hà Nộị
9. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Thị Lê, Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Văn
Quang (2008), Giáo trình Ký sinh trùng học thú y, Nxb Nông
10. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Bùi Văn Đoan (1993), Chó cảnh – kỹ thuật nuôi dạy và phòng trị, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nộị
11. Phạm Sỹ Lăng (1985), “Bệnh giun móc ở chó Việt Nam”, Công trình nghiên cứu Khoa học và Kỹ thuật Thú y (1985 - 1989) Viện Thú y,
Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr 114.
12. Phan Địch Lân, Phạm Sĩ Lăng, Đoàn Văn Phúc (1989), Bệnh giun tròn ở động vật nuôi Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nộị
13. Võ Thị Hải Lê (2007), Thực trạng nhiễm giun tròn đường tiêu hóa chó nuôi tại thành phố Vinh (Nghệ An), một số đặc điểm sinh học Ạ caninum và bệnh do chúng gây ra ở chó, Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Đại học Nông Nghiệp Hà Nộị
14. Nguyễn Thị Lê, Phạm Văn Lực, Hà Duy Ngọ, Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Thị Minh (1996), Giun sán ký sinh ở gia súc Việt Nam, Nxb
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nộị
15. Phan Lục (1997), Giáo trình ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng thú y,
Nxb Nông nghiệp Hà Nộị
16. Skrjabin K.I và Petrov ẠM. (1963), Nguyên lý môn giun tròn Thú y, Tập I (do Bùi Lập, Đoàn Thị Băng Tâm, Tạ Thị Vinh dịch từ nguyên bản tiếng Nga), Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 1977.
17. Skrjabin K.I và Petrov ẠM. (1963), Nguyên lý môn giun tròn Thú y, Tập II (do Bùi Lập, Đoàn Thị Băng Tâm, Tạ Thị Vinh dịch từ nguyên bản tiếng Nga), Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 1979.
18. Lương Trường Sơn, Đặng Thị Nga, Nguyễn Ngọc Ánh, Đỗ Thị Phượng Linh, Phạm Thị Thu Giang, Trần Thị Ngân, Mai Anh Lợi (2012), “Tìm hiểu các yếu tố dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị đối với những bệnh nhân nhiễm giun sán đến khám tại Viện SR-
KST-CT TP. HCM”. Báo cáo tại Hội nghị Ký sinh trùng toàn quốc năm 2013 tại TP. HCM, tr. 20.
19. Hoàng Toàn Thắng (2006), Giáo trình sinh lý học vật nuôi, Nxb Nông
nghiệp, Hà Nộị
20. Trịnh Văn Thịnh (1963), “Những nhận xét đầu tiên về sinh thái học của một số loài ký sinh ở gia súc nước ta”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp, (số 4).
21. Trịnh Văn Thịnh (1963), Ký sinh trùng Thú y, Nxb Nông thôn, Hà nộị 22. Trịnh Văn Thịnh (1967), “Bệnh giun sán và năng suất chăn nuôi”, Tạp
chí Khoa học và Kỹ thuật Nông nghiệp, (số 6), tr.136 – 138.
23. Ngô Huyền Thuý (1994), “Nhận xét về tình hình bệnh tật đàn chó cảnh ở Hà Nội và biện pháp phòng trị”, Tạp chí Khoa học và Kỹ thuật Thú y,
tập I, (số 5), tr. 82.
24. Ngô Huyền Thuý (1996), Giun sán đường tiêu hoá của chó ở Hà Nội và một số đặc điểm giun thực quản Spirocerca lupi, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Hà Nộị
IỊ Tài liệu nước ngoài
25. Arundel H.J. (2000), Veterinary anthelmintic, Published by the
University of Sydneỵ
26. Aguilar A, Reyees J.J., Maya (2005), Ecological and discription of interstinal Helminthes present in dogs in Mexicocity, Vet parasitol.
27. De Castro J.M., Dos Santos S.V., Monteiro N.Ạ(2005), Contamination of pulic gardens along seafrom of Praia Grande City, Sao Paulo, Brazil, by eggs of Ancylostoma and Toxocara in dogsfess, Bras, Med,
Trop.
28. Lapage ẠG. (1968), Veterinary parasitology, Oliver and Boyd -
29. Soulsby ẸJ.L. (1965), Textbook of veterinary clinical parasitology volume1, Helminths Black Well - ford.
30. William Heinemann (1978), Medical Books, Veterinary Helminthology,
Second edition - Senior lecture, Department of Veterinary School, Glass gow, London.
IIỊ Tài liệu internet
31. http://www.ncbịnlm.nih.gov. 32. http://www.tin247.com. 33. http://news.zing.vn/Nhung-ca-benh-hi-huu-vi-nhiem-giun-cho- post482141.html. 34. http://www.hoanmỵcom/saigon/cap-nhat-thong-tin-ve-dieu-tri-benh- nhiem-toxocara-canis-giun-dua-chọ 35. http://xetnghiemmaụcom. 36. http://pixgood.com/toxocara-leonina-egg.html.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA ĐỀ TÀI Hình 1: Mẫu phân chó thu thập tại huyện Phú Lương Hình 2 Hình 3 Hình 4 Hình 5 Hình6
Hình 7: Soi kính hiển vi tìm trứng giun
đũa chó (x100)
Hình 8: Thu thập mẫu phân chó nhiễm giun đũa chuẩn bị nuôi trứng
Hình 9: Thí nghiệm nuôi trứng giun
đũa chó tại phòng thí nghiệm Khoa Chăn nuôi Thú y
Hình 10: Trứng giun T. canis
mới theo phân ra ngoài (x100)
Hình 11: Trứng T. canis ở giai đoạn phân đôi
Hình 12: Trứng ở giai đoạn phân chia nhiều và có ấu trùng A1
Hình 13: Trứng có ấu trùng A2 Hình 14: Trứng có ấu trùng A3
Hình 15: Trứng có ấu trùng có sức gây bệnh
Hình 16: Sử dụng bột hạt cau tẩy giun đũa chó
Hình 18: Tẩy giun đũa đũa cho chó bằngthuốc Mebendazol
Hình 19: Tẩy giun đũa đũa cho chó bằng thuốc Levamisol
Hình 20: Phần đầu giun đũa T. canis
Hình 21: Phần đuôi của con cái giun đũa T. canis
Hình 22: Phần đuôi và cơ quan sinh dục của con đực giun đũa T. canis