4.2.2.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa chó ở xã của huyện Phú Lương
Để có thông tin về tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm giun đũa, chúng tôi đã thu thập 287 mẫu phân tại 3 xã của huyện Phú Lương gồm: Sơn Cẩm, Vô Tranh, Phú Lương. Bằng phương pháp xét nghiệm phù nổi Fulleborn đã phát hiện được những mẫu nhiễm trứng giun đũạ Kết quả tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa đươc thể hiện qua bảng 4.3
Bảng 4.3: Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa ở xã của huyện Phú Lương
Địa phương (xã) Số chó kiểm tra (con) Số chó nhiễm (con) Tỷ lệ (%)
Cường độ nhiễm(trứng/g phân)
≤400 > 400- 700 >700- 1000 >1000 n % n % n % n % Sơn Cẩm 56 16 28,57 9 56,25 7 43,75 0 0 0 0 Cổ Lũng 85 33 38,82 18 54,55 14 42,42 1 3,03 0 0 Vô Tranh 146 84 57,53 47 55,95 33 39,29 4 4,76 0 0 Tính chung 287 133 46,34 74 55,64 54 40,60 5 3,76 0 0 Qua bảng 4.3 cho thấy:
Về tỷ lệ nhiễm: Trong tổng số 287 mẫu phân chó xét nghiệm có 133 mẫu nhiễm giun đũa, chiếm tỷ lệ 46,34%, biến động từ 28,57 – 57,53%. Xã Vô Tranh có tỷ lệ nhiễm cao nhất với 57,53%. Xã Cổ Lũng có tỷ lệ nhiễm cao
thứ hai với 38,82%. Thấp nhất là xã Sơn Cẩm với 28,57% số chó xét nghiệm phân nhiễm giun đũạ
Tỷ lệ này khác nhau giữa các xã, phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưđiều kiện nuôi dưỡng, tình trạng vệ sinh thú y, số lượng chó nuôi,…
Tỷ lệ nhiễm giun đũa ở 3 xã được minh họa rõ qua biểu đồ( hình 4.1)
Hình 4.1. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm của chó ở các xã
Có sự khác biệt giữa tỷ lệ nhiễm giun ở chó của 3 địa điểm là ý thức người nuôi chó của người dân ở hai xã Cổ Lũng và Vô Tranh chủ yếu là nuôi chó để trông nhà và lấy thịt nên chó được thả rông nhiều, ít quan tâm đến vấn đề phòng bệnh và tẩy giun cho chó, công tác chăm sóc nuôi dưỡng chưa được chú trọng, bởi vậy mà chó có điều kiện tiếp xúc với mầm bệnh nhiều hơn, dẫn đến khả năng lây bệnh caọ
Ngược lại, ở xã Sơn Cẩm do ý thức người dân cao hơn, các dịch vụ thú y đầy đủ hơn, sức khỏe vật nuôi được quan tâm hơn, chó được chăm sóc nuôi dưỡng tốt, ít thả rông, được tẩy giun định kỳ nên hạn chế được sự phát triển của mầm bệnh định kỳ. Chính những lý do trên đã làm tỷ lệ nhiễm giun đũa chó ở xã Sơn Cẩm thấp hơn so với xã Cổ Lũng và Vô Tranh, hay nói cách khác chính sự khác biệt vềđiều kiện sống đã ảnh hưởng tới tỷ lệ nhiễm nàỵ 28.57 38.82 57.53 0 10 20 30 40 50 60 70
Sơn Cẩm Cổ Lũng Vô Tranh Địa phương
Tỷ lệ (%)
Minh họa cường độ nhiễm giun đũa ở 4 xã qua biểu đồ.(hình 4.2)
Hình 4.2. Biểu đồ cường độ nhiễm của chó ở các xã
Qua bảng 4.3 và đồ thị 4.2 ta thấy: Tính chung, trong tổng số 287 mẫu chó bị nhiễm giun đũa thì 74 mẫu nhiễm nhẹ chiếm 55,64%, 54 mẫu nhiễm ở cường độ trung bình, chiếm 40,60%, 5 mẫu nhiễm ở cường độ nặng, chiếm 3,76%.
So sánh giữa các xã về cường độ nhiễm tôi thấy:
- Nhiễm ở cường độ nhẹ: Nhìn chung 3 xã có tỷ lệ nhiễm gần tương đương nhau, chó nuôi ở xã Sơn Cẩm có tỷ lệ nhiễm cao nhất (56,25%), thấp nhất là chó nuôi tại xã Cổ Lũng (54,55%).
- Nhiễm ở cường độ trung bình: chó nuôi ở xã Sơn Cẩm có tỷ lệ nhiễm cao nhất (43,75%), thấp nhất là chó nuôi tại xã Vô Tranh (39,29%).
- Nhiễm ở cường độ nặng: Chó nuôi ở xã Vô Tranh có tỷ lệ nhiễm cao nhất (4,76%), đứng thứ hai là chó nuôi tại xã Cổ Lũng (3,03%). Xã Sơn Cẩm chưa phát hiện trường hợp nào nhiễm nặng.
Trong 3 xã, Vô Tranh là xã có tỷ lệ nhiễm cao nhất và cường độ nhiễm nặng nhất. Thu được kết quả này là do trên địa bàn xã chăn nuôi chó theo hình
56.25 54.55 55.95 43.75 42.42 39.29 3.03 4.76 0 10 20 30 40 50 60
Sơn Cẩm Cổ Lũng Vô Tranh Địa phương
Tỷ lệ (%)
≤ 400 >400 - 700 >700 - 1000 >1000
thức thả rông, không chú ý đến vệ sinh thú y và chăm sóc nuôi dưỡng, công tác phòng phòng bệnh chưa tốt vật nuôi tiếp xúc với mầm bệnh dễ dàng,… Đó là các nguyên nhân làm cho tỷ lệ nhiễm ở cường độ nặng ở xã này caọ
4.2.2.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa theo tuổi chó
Để xác định ảnh hưởng của độ tuổi chó đến tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa, chúng tôi tiến hành chia số chó điều tra vào 4 nhóm tuổi: dưới 2 tháng tuổi; từ 2 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi; từ 7 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi; trên 12 tháng tuổị
Kết quảđiều tra được trình bày trong bảng 4.4 và hình 4.3.
Bảng 4.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa theo tuổi chó
Tuổi của chó (tháng) Số chó kiểm tra (con) Số chó nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%)
Cường độ nhiễm (trứng/g phân)
≤400 > 400- 700 >700- 1000 >1000 n % n % n % n % < 2 75 49 65,33 25 51,02 21 42,86 3 6,12 0 0 2 - 6 140 73 52,14 38 52,05 33 45,21 2 2,74 0 0 7 - 12 43 8 18,60 8 100 0 0 0 0 0 0 > 12 29 3 10,34 3 100 0 0 0 0 0 0 Tính chung 287 133 46,34 74 55,64 54 40,60 5 3,76 0 0 65.33 52.14 18.6 10.34 0 10 20 30 40 50 60 70 < 2 2 - 6 7 - 12 > 12 Tuổi chó (tháng) Tỷ lệ(%) Tỷ
Qua bảng 4.4 và biểu đồ 4.3 cho thấy:
-Về tỷ lệ nhiễm: chó ở nhóm tuổi dưới 2 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm giun đũa cao nhất (65,33%), giảm xuống 52,14% chó ở giai đoạn 2 - 6 tháng, sau đó giảm xuống còn 18,60% ở nhóm tuổi 7 – 12 tháng. Tỷ lệ nhiễm thấp nhất ở chó trên 12 tháng tuổi (10,34%).
Sở dĩ chó giai đoạn dưới 2 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm cao nhất trong các nhóm tuổi là do chó con có thể lây nhiễm giun đũa từ chó mẹ sang đồng thời còn có thể nhiễm trực tiếp từ môi trường.
Nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm giun đũa ở chó nuôi tại một số địa điểm thuộc tỉnh Thanh Hóa, Võ Thị Hải Lê (2011) [13] có kết luận: chó nhiễm giun đũa loài T. canis cao nhất ở lứa tuổi 1 – 2 tháng, giảm dần ở những chó 3 – 6 tháng và thấp nhất ở chó > 12 tháng tuổị Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp và tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả.
-Về cường độ nhiễm:
Kết quả về tỷ lệ cường độ nhiễm giun đũa ở chó theo lứa tuổi được thể hiện qua hình 4.4
Tỷ lệ nhiễm về cường độ nhiễm giun đũa theo lứa tuổi được minh họa rõ qua biểu đồ (hình 4.4).
Hình 4.4. Biểu đồ cường độ nhiễm của chó ở các lứa tuổi
51.02 52.05 100 100 0 20 40 60 80 100 120 < 2 2 - 6 7 - 12 >12 Tuổi chó (tháng) Tỷ lệ (%) ≤ 400 > 400 - 700 >700 - 1000 >1000
Kết quả cho thấy, chó ở giai đoạn dưới 2 tháng tuổi nhiễm giun đũa với cường độ nhẹ là 51,02% và trung bình là 42,86%; 3/49 mẫu nhiễm ở cường độ nặng, chiếm 6,12%.
Chó ở giai đoạn từ 2 – 6 tháng tuổi có 38 mẫu nhiễm nhẹ, chiếm tỷ lệ 52,05%; nhiễm ở cường độ trung bình là 45,21%; 2 mẫu nhiễm nặng, chiếm tỷ lệ 2,74%.
Chó ở nhóm tuổi từ 7 – 12 tháng và trên 12 tháng chỉ có 100% nhiễm nhẹ. Không có chó nào nhiễm ở cường độ (++), (+++), (++++).
Kết quả trên cho thấy, chó có thể nhiễm giun đũa từ rất sớm, tỷ lệ và cường độ nhiễm cao ở giai đoạn dưới 2 tháng và từ 2 - 6 tháng tuổị Đối với chó ở giai đoạn 7 - 12 tháng và trên 12 tháng chủ yếu nhiễm ở tỷ lệ và cường độ nhẹ. Điều này chứng tỏ tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa có xu hướng giảm dần theo lứa tuổị
4.2.2.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa chó theo thời điểm kiểm tra
Để nghiên cứu tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa trên đàn chó, chúng tôi tiến hành tổng hợp tất cả các mẫu đã lấy trong tháng 7, 8, 9, 10,11.
Xét nghiệm 287 mẫu phân chó nuôi tại một số xã của huyện Phú Lương, qua quá trình kiểm tra tại phòng thí nghiệm khoa Chăn nuôi Thú y, chúng tôi đã xác định được tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa ở chó theo các tháng.
Kết quảđiều tra được trình bày trong bảng 4.5.
Bảng 4.5: Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa chó theo thời điểm kiểm tra
Tháng Số chó kiểm tra (con) Số chó nhiễm (con) Tỷ lệ (%)
Cường độ nhiễm (trứng/ 1g phân)
≤400 > 400- 700 >700- 1000 >1000 n % n % n % n % 7 56 16 28,57 8 50,00 8 50,00 0 0 0 0 8 85 27 31,76 14 51,85 12 44,44 1 3,70 0 0 9 49 34 69,39 21 61,76 10 29,41 3 8,82 0 0 10 49 31 63,27 19 61,29 12 37,50 1 3,23 0 0 11 48 25 52,08 12 48,00 12 50,00 0 0 0 0 Tính chung 287 133 46,34 74 55,64 54 40,60 5 3,76 0 0
Qua bảng 4.5 ta thấỵ
Về tỷ lệ nhiễm: Trong số 287 mẫu xét nghiệm có 133 mẫu nhiễm, chiếm tỷ lệ 46,34%, biến động khoảng 28,57% - 52,70%. Tỷ lệ nhiễm cao nhất là tháng 9 (chiếm 69,39%), thấp nhất là vào tháng 7 (chiếm 28,57%).
Tỷ lệ nhiễm giun đũa ở chó theo các tháng được minh họa rõ qua biểu đồ (hình 4.5).
Hình 4.5. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun chó theo thời điểm kiểm tra
Về cường độ nhiễm:
-Tháng 7: Trong số tổng 56 mẫu xét nghiệm có 16 mẫu nhiễm giun đũa, cường độ nhiễm nhẹ là 8 mẫu (chiếm 50%), nhiễm trung bình là 8 mẫu (chiếm 50%). Không có trường hợp nhiễm nặng.
-Tháng 8: Xét nghiệm 85 có 27 mẫu nhiễm giun đũạ Trong đó nhiễm nhẹ là 14 mẫu (chiếm 51,85%), nhiễm trung bình là 12 mẫu (chiếm 44,44%), có 1 mẫu nhiễm nặng (chiếm 3,70%).
-Tháng 9: Xét nghiệm 49 mẫu có 34 mẫu nhiễm giun đũạ Trong đó nhiễm nhẹ là 21 mẫu (chiếm 61,76%), nhiễm trung bình là 10 mẫu (chiếm 29,41%), nhiễm nặng có 3 mẫu (chiếm 8,82%).
-Tháng 10: Xét nghiệm 49 mẫu có 32 mẫu nhiễm giun đũạ Trong đó có 19 mẫu nhiễm nhẹ (chiếm 59,38%), 12 mẫu nhiễm trung bình (chiếm 37,50%), 1 mẫu nhiễm nặng (chiếm 3,13%).
-Tháng 11: Xét nghiệm 48 mẫu có 24 mẫu nhiễm giun đũạ Trong đó có 12 mẫu nhiễm nhẹ (chiếm 50%), 12 mẫu nhiễm trung bình (chiếm 50%), không có mẫu nhiễm nặng.
Skjrabin K.I và Petro ẠM., (1963) [18] cho biết, chó nhiễm giun đũa ở hầu hết các tháng trong năm, tuy nhiên chó thường bị nhiễm giun đũa trong những tháng nóng ẩm từ Hè sang Thụ Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhận xét của tác giả trên.