Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của Vitamin B-complex tới sinh trưởng và tỷ lệ nhiễm bệnh của gà (Lương Phượng x Mía) tại trại gà thương phẩm, xã Khe Mo, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 45)

Tình trạng thiếu vitamin hay còn gọi là bệnh thiếu vitamin (hipovitaminosis). Hậu quả to lớn của nó là sức đề kháng của cơ thể giảm, nhiều bệnh truyền nhiễm kế phát theo, tốc độ sinh trưởng chậm, khả năng sản xuất suy thoái, khả năng chống đỡ với các tác nhân stress kém. Bệnh thiếu vitamin gồm có 2 thể: Thể thiếu vitamin “tuyệt đối” là lượng vitamin động vật nhận được thấp hơn so với nhu cầu cơ thể. Nguyên nhân là do thức ăn nghèo vitamin, dạ dày - ruột viêm, hoạt động hệ vi sinh vật đường tiêu hoá suy giảm, do các chất cạnh tranh hết vitamin, do dùng thuốc kháng sinh kéo dài.... Thể thiếu vitamin “tương đối” là trạng thái mà cơ thể động vật vẫn nhận đủ yêu cầu bình thường về vitamin; nhưng lúc này nhu cầu thực tế lại cao hơn. Cả hai loại hình thiếu này nếu được điều trị ngay, con vật sẽ khỏi, vitamin sẽ được hấp thu nhanh chóng và sử dụng kịp thời, giải trừ ngay những thiếu hụt. Ngược lại, nếu không điều trị hàng loạt cá thể sẽ chết như là một bệnh lây lan.

Theo Phạm Khắc Hiếu và cộng sự (1997) [11], có khoảng 78 chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể động vật, phải lấy từ thức ăn hàng ngày. Một số

trong 78 loại này chỉ cần một lượng rất ít; nhưng nếu bị thiếu kéo dài, động vật sẽ mắc bệnh, có thể dẫn đến tử vong. Đó chính là các vitamin.

Theo Hoàng Văn Tiến (1995) [28], đối với gia cầm nuôi theo hướng công nghiệp do được ăn thức ăn công nghiệp cho nên thường xảy ra hiện tượng thiếu vitamin. Cách khắc phục hiện tượng này là bổ sung vitamin vào thức ăn cho chúng.

Chứng thừa vitamin (hypervitaminisis) cũng là vấn đề cần thiết. Trong thực tế chăn nuôi vấn đề này không quan trọng, ít xảy ra. Nó chỉ có ý nghĩa nghiên cứu khoa học.

2.2.2.1. Tình hình nghiên cứu nước ngoài

Vitamin (viết tắt là Vit) có vai trò quan trọng trong hoạt động sinh lý, trao đổi chất của động vật. Với một liều rất nhỏ (mg hoặc microgam/kg thức

ăn), chúng tham gia vào các quá trình xúc tác sinh học trong trao đổi protein, mỡ, đường, khoáng; cấu tạo và hoạt động của nhiều hormon và enzim điều hoà cân bằng sự sống.

Năm 1886, N.I . Lunin là người sáng lập ra học thuyết về vitamin đã chỉ rằng, động vật thí nghiệm được ăn đủ đạm, mỡ, đường và muối khoáng vẫn có thể mắc bệnh và chết nếu trong thức ăn thiếu một chất hết sức quan trọng cho đời sống là vitamin. Lunin nhấn mạnh rằng khi xây dựng khẩu phần thức ăn, không chỉ dựa vào năng lượng của thức ăn mà nhất thiết phải tính

đến hàm lượng vitamin trong thức ăn.

Lunin tiến hành nghiên cứu vai trò sinh học của các vitamin đã có một số nhận định cho rằng khi cơ thể không được đáp ứng đầy đủ vitamin từ thức

ăn thì các quá trình sinh lý, sinh hoá bị rối loạn.

2.3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Đối tượng, địa đim và thi gian nghiên cu

+ Gà lai (trống Mía × mái Lương Phượng) thương phẩm giai đoạn từ 1 - 77 ngày tuổi, nuôi theo phương thức bán chăn thả.

+ Vitamin B-complex.

- Địa điểm: Tại trại gà thương phẩm xã Khe Mo, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

- Thời gian tiến hành: Từ ngày 9/6/2014 đến ngày 24/11/2014.

2.3.2. Nội dung nghiên cứu

- Ảnh hưởng của vitamin B-complex tới khả năng sinh trưởng và khả

năng kháng bệnh của gà qua các giai đoạn.

- So sánh, đánh giá ảnh hưởng của khẩu phần ăn không và có bổ sung

vitamin B-complex vào khẩu phần ăn đến khả năng sinh trưởng và khả năng

kháng bệnh của gà qua các giai đoạn.

2.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi

- Một số bệnh thường gặp ở đàn gà thả vườn.

- Ảnh hưởng của vitamin B-complex tới tỷ lệ nuôi sống của đàn gà thí nghiệm.

- Ảnh hưởng của vitamin B-complex tới tỷ lệ nhiễm bệnh của đàn gà thí nghiệm.

- Ảnh hưởng của tới vitamin B-complex sinh trưởng tích lũy của đàn gà thí nghiệm.

- Ảnh hưởng của vitamin B-complex tới tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng của đàn gà thí nghiệm.

2.3.4. Phương pháp nghiên cứu

2.3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm

- Thí nghiệm được tiến hành theo phương pháp phân lô so sánh, được chia làm 2 lô, mỗi lô 60 con, đảm bảo độđồng đều về các yếu tố: Giống, tuổi, khối lượng, thời gian tiến hành, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, quy trình thú y,… chỉ khác nhau nhân tố thí nghiệm.

+ Lô thí nghiệm: Bổ sung vitamin B-complex vào KPCS trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng.

+ Vitamin B-complex được trộn thẳng vào thức ăn, với liều lượng là

(Vitamin B1 6000 mg + vitamin B2 1500 mg + vitamin B5 1250 mg + vitamin PP 5000 mg + vitamin B6 1000 mg + vitamin B12 100 mcg + vitamin H 150 mcg)/1 tấn thức ăn hỗn hợp.

+ Lô đối chứng: Sử dụng KPCS trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng. * Sơ đồ bố trí thí nghiệm:

Bảng 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm

STT Diễn giải ĐVT Lô thí nghiệm Lô đối chứng

1 Giống gà Gà lai trống Mía × mái Lương Phượng

2 Số lượng Con 60 60

3 Khối lượng đầu TN Gram 34,75 ± 0,04 34,73 ± 0,04

4 Phương thức nuôi 1 - 21 ngày: Nuôi nhốt

22 - 77 ngày: Bán chăn thả

5 Thời gian nuôi ngày 1 - 77 1 - 77

6

Yếu tố TN KPCS +

Vitamin B-complex KPCS

- Thức ăn và cách cho ăn: Thức ăn gà thí nghiệm được chia làm 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn 2: 22 - 35 ngày tuổi, sử dụng thức ăn AF. Plus 3020. + Giai đoạn 3: 36 - xuất bán, sử dụng thức ăn AF. Plus 3030. - Cho gà uống nước tự do.

- Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn của gà thí nghiệm được trình bày như sau:

Bảng 2.2: Thành phần giá trị dinh dưỡng trong thức ăn của gà thí nghiệm Giai đoạn

Thành phần dinh dưỡng

ĐVT

Giai đoạn (ngày tuổi)

1 - 21 22 - 35 36 - xuất bán

Năng lượng (ME) tối thiểu Kcal/kg 3000 3100 3200

Đạm tối thiểu % 21,0 19,5 18,0 Xơ tối thiểu % 3,8 3,6 3,5 Canxi % 0,9 - 1,1 0,9 - 1,2 0,9 - 1,3 Photpho tối thiểu % 0,8 0,7 0,7 Muối % 0,3 - 0,5 0,3 - 0,5 0,3 - 0,5 Lyzin tối thiểu % 1,2 1,15 1,1 Độẩm tối thiểu % 13 13 13 2.3.4.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu

- Theo dõi tỷ lệ nuôi sống: Hàng ngày theo dõi ghi chép vào sổ theo dõi cá nhân những biến động về số lượng đàn gà trong các lô qua các ngày tuổi rồi tính tỷ lệ nuôi sống.

Tỷ lệ nuôi sống(%) = Tổng số gà cuối kỳ (con)

x 100 Tổng số gà đầu kỳ(con)

- Phương pháp theo dõi gà mắc bệnh: Trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng và theo dõi tình hình sức khỏe của hai lô gà thí nghiệm. Quan sát đàn gà vào buổi sáng sớm, chú ý trạng thái đi lại, hoạt động của toàn đàn; quan sát trạng thái phân trên bề mặt nền chuồng.

- Ghi chép lại vào sổ theo dõi cá nhân về thời gian gà mắc bệnh, số con mắc bệnh, thời gian điều trị bệnh và hiệu quảđiều trị.

- Phương pháp kiểm tra khả năng sinh trưởng gà:

+ Sinh trưởng tích luỹ: Chúng tôi tiến hành cân gà vào buổi sáng thứ 7 hàng tuần khi chưa cho ăn, cùng với một loại cân và một người cân, quây ngẫu nhiên 5 - 10% số gà trong lô và cân tất cả số con trong quây với dung lượng mẫu n = 60 con/lô và tính khối lượng sống trung bình của gà. Sử dụng cân kỹ thuật và cân đồng hồ loại 1kg và 2 kg, 5 kg. Kiểm tra khối lượng gà ở

các giai đoạn sơ sinh, 7, 14, 21,…, 77 ngày tuổi. Giai đoạn sơ sinh được cân trước khi cho vào quây úm. Từ 7-28 ngày tuổi gà được cân bằng cân với độ

chính xác 0,1g. Từ 35-77 ngày tuổi cân bằng cân đồng hồ có độ chính xác 5g. + Sinh trưởng tuyệt đối: Tính theo công thức: TCVN 2-39-77 (1977) [31]

A = P2 - P1

t

Trong đó: A: Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) P1: Khối lượng cơ thể cân lần trước (g) P2: Khối lượng cơ thể cân lần sau (g) t : Khoảng cách giữa 2 lần khảo sát (ngày)

+ Sinh trưởng tương đối: Là tỷ lệ % của khối lượng cơ thể gà tăng lên trong khoảng thời gian hai lần khảo sát, áp dụng công thức của TCVN 2-40- 77 (1977) [32] A = P2 - P1 x 100 P2 + P1 2

Trong đó: R: Sinh trưởng tương đối (%)

P2: Khối lượng cơ thể cân lần sau (g) - Tiêu tốn và chi phí thức ăn:

+ Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng: Tiêu tốn thức ăn (TTTĂ) cho 1kg tăng khối lượng được tính theo công thức:

TTTĂ = Tổng thức ăn tiêu thụ (kg) Tổng khối lượng thịt tăng (kg)

2.3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học sử dụng trong chăn nuôi của Nguyễn Văn Thiện (1997) [24] tính toán các tham số thống kê bằng máy tính Fx500Ms và phần mềm Microsoft Office Excel. Một số giá trị cần tính: - Giá trị trung bình (X ): n X n X X X X X X n ∑ = + + + + + = 1 2 3 4 ... - Sai số của số trung bình: = ± (với n > 30) - Độ lệch chuẩn: 1 ) ( 2 2 − − = ∑ ∑ n n Xi Xi S X

+ Trong đó: X là giá trị trung bình X1,X2,X3...Xn: Giá trị mẫu ∑X: Tổng số các mẫu n: Dung lượng mẫu mx: Sai số của số trung bình Sx: Độ lệch tiêu chuẩn - Hệ số biến dị (Cv %): (%)= ×100 X S C X V

2.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

2.4.1. Kết qu v t l nuôi sng ca gà thí nghim

Tỷ lệ nuôi sống là một chỉ tiêu rất quan trọng, phản ánh sức sống của dòng, giống; phản ánh tình trạng sức khỏe, khả năng chống chịu bệnh tật, khả

năng thích nghi đối với điều kiện môi trường, đồng thời nó còn là thước đo việc thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn gà. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức sản xuất và giá thành sản phẩm của đàn gia cầm, từ đó giúp người chăn nuôi có định hướng sản xuất. Do đó người chăn nuôi phải lựa chọn được giống tốt, thức ăn tốt, thực hiện nghiêm ngặt các quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh thú y và phòng trừ dịch bệnh đểđạt được tỷ lệ

nuôi sống cao nhất.

Kết quả theo dõi về tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi

Bảng 2.3: Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (%) Ngày

tuổi

Lô thí nghiệm

(Bổ sung Vitamin B-complex)

Lô đối chứng (KPCS)

Trong tuần Cộng dồn Trong tuần Cộng dồn

7 98,33 98,33 96,66 96,66 14 98,30 96,66 100 96,66 21 100 96,66 98,27 95 28 98,27 95 100 95 35 100 95 100 95 42 100 95 100 95 49 100 95 100 95 56 100 95 100 95 63 100 95 100 95 70 100 95 100 95 77 100 95 100 95

Kết quả bảng trên cho ta thấy, khi bổ sung vitamin B-complex với liều lượng nói trên đã làm giảm tỷ lệ gà con chết. Cụ thể: Ở ngày tuổi thứ 7 tỷ lệ

nuôi sống của lô ĐC là 96,66%, lô TN là 98,33%, đến ngày tuổi thứ 21 tỷ lệ

nuôi sống ở lô ĐC là 95%, lô TN là 96,66%. Từngày thứ 35 đến ngày thứ 77 tỷ lệ nuôi sống ở cả 2 lô là 95%.

Đây là bài học tốt cho việc nuôi úm gà con, đặc biệt là gà con bị vận chuyển đường xa thì việc chuẩn bị và chăm sóc chu đáo là điều hết sức cần thiết, cụ thể trước khi đưa gà vào chuồng nuôi, gà con được chọn lọc kỹ lưỡng, chuồng trại được chuẩn bị chu đáo, tạo mọi điều kiện tốt nhất để gà con thích nghi với môi trường sống mới và bổ sung thêm VTM B-complex vào thức ăn, nước uống là điều hết sức cần thiết.

2.4.2. Kết qu v kh năng sinh trưởng tích lũy ca gà thí nghim

Sinh trưởng tích lũy là một chỉ tiêu quan trọng được các nhà chăn nuôi quan tâm và đặt lên hàng đầu bởi nó ảnh hưởng tới sản xuất của gia cầm. Sinh trưởng tích lũy là khối lượng cơ thể của gà qua từng tuần tuổi, là thước đo tình trạng sức khỏe, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng và phẩm chất của dòng giống. Khả năng sinh trưởng của gà phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Thức ăn, nước uống, chăm sóc, nuôi dưỡng, thời tiết khí hậu, khả năng thích nghi của từng giống gà với điều kiện môi trường. Độ sinh trưởng tích lũy càng tăng thì càng rút ngắn thời gian nuôi, giảm được chi phí thức ăn, nâng cao hiệu quả

kinh tế trong chăn nuôi.

Hiệu quả của việc bổ sung vitamin B-complex ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng sức khỏe và khả năng sinh trưởng của gà. Kết quả theo dõi về khối lượng gà được thể hiện qua bảng 2.4:

Bảng 2.4: Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm qua các giai đoạn ngày tuổi (g/con) Ngày tuổi Lô TN (n =60) Lô ĐC (n=60) Cv (%) Cv (%) SS 34,73 ± 0,04 1,27 34,75 ± 0,04 1,25 7 96,30 ± 0,17 1,94 96,27 ± 0,18 1,95 14 194,17 ± 0,29 1,59 193,87 ± 0,53 2,96 21 335,75 ± 1,42 4,55 320,94 ± 0,92 3,06 28 495,27 ± 1,82 3,92 467,75 ± 1,47 3,34 35 675,58 ± 4,38 6,92 634,75 ± 4,15 6,98 42 860,25 ± 5,26 6,53 807,25 ± 4,35 5,75 49 1060,20 ± 5,65 5,66 1000,80 ± 4,16 4,42 56 1280,56 ± 6,12 5,08 1216,75 ± 6,96 6,08 63 1520,27 ± 5,40 3,79 1448,42 ± 7,92 5,84 70 1785,67 ±11,96 7,15 1697,58 ±18,31 11,51 77 2040,25 ±26,02 13,62 1920,25 ±25,16 13,99

Khối lượng (g) 0 500 1000 1500 2000 2500 SS 7 14 21 28 35 42 49 56 63 70 77 Ngày tuổi Lô TN Lô ĐC

Hình 2.1. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm qua các giai đoạn ngày tuổi

Kết quả bảng 2.4 cho thấy: Khối lượng cơ thể gà tăng dần qua các giai

đoạn ngày tuổi, đúng với quy luật sinh trưởng tích lũy của gia cầm. Cùng một loại thức ăn nhưng gà ở lô TN có khối lượng cơ thể luôn cao hơn lô ĐC, khối lượng của gà lúc 7 ngày tuổi là: 96,27g/con - ĐC; 96,30g/con - TN. 14 ngày

tuổi, khối lượng của gà là 193,87g - ĐC; 194,17g - TN. Từ ngày thứ 35, khối lượng của gà thí nghiệm có sự chênh lệch nhau. Khối lượng của gà lúc 35 ngày

tuổi là 634,75g - ĐC; 675,58g - TN. Ngày thứ 42, khối lượng của gà ở lô TN cao hơn lô ĐC là 53,00g; ngày thứ 70 cao hơn lô ĐC là 88,09g và; ngày thứ 77 khối lượng của gà ở lô TN cao hơn lô ĐC là 120,00g, sự sai khác này không rõ rệt với P < 0,05.

Điều này cho thấy việc bổ sung vitamin B-complex cho gà ở lô TN có tác dụng tốt hơn, gà có sức đề kháng cao hơn, ít cảm nhiễm với bệnh hơn nên gà sinh trưởng, phát triển nhanh hơn so với gà ở lô ĐC (1920,25g - ĐC và 2040,25g - TN).

Sinh trưởng tuyệt đối là chỉ tiêu đặc trưng cho quá trình sinh trưởng. Nó

được biểu hiện bằng sự tăng lên về khối lượng trong một đơn vị thời gian giữa hai lần khảo sát. Sinh trưởng tuyệt đối của gà nuôi thí nghiệm thể hiện ở bảng:

Bảng 2.5: Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm (g/con/ngày) Giai đoạn (ngày tuổi) Lô ĐC Lô TN

7 8,33 8,56 14 13,34 13,51 21 18,15 20,22 28 20,97 22,78 35 23,85 25,75 42 24,64 26,38 49 27,65 28,56 56 30,85 31,48

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của Vitamin B-complex tới sinh trưởng và tỷ lệ nhiễm bệnh của gà (Lương Phượng x Mía) tại trại gà thương phẩm, xã Khe Mo, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)