Cơ sở khoa học về tiêu tốn thức ăn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của Vitamin B-complex tới sinh trưởng và tỷ lệ nhiễm bệnh của gà (Lương Phượng x Mía) tại trại gà thương phẩm, xã Khe Mo, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 37)

- Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng là tỷ lệ chuyển hoá thức ăn để đạt

được tốc độ tăng trọng, vì tăng trọng là một chức năng chính của quá trình chuyển hoá thức ăn, hay nói cách khác tiêu tốn thức ăn là hiệu suất giữa thức

- Trong chăn nuôi thức ăn thường chiếm 70% giá thành sản phẩm, do vậy thức ăn/1 đơn vị sản phẩm càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại.

- Theo Phùng Đức Tiến (1996) [27], hệ số tương quan giữa khối lượng cơ thể và tăng trọng với tiêu tốn thức ăn đã được Chambers (1984) [45], xác

định là - 0,5 - 0,9. Tương quan giữa sinh trưởng và chuyển hoá thức ăn là âm và thấp từ (- 0,2) đến (- 0,8).

- Đối với gia cầm nuôi thịt, tiêu tốn thức ăn phụ thuộc vào tốc độ sinh trưởng, độ tuổi, giai đoạn đầu tiên tiêu tốn thức ăn thấp, giai đoạn sau cao hơn. Phương pháp áp dụng là tính mức tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng.

- Trần Công Xuân và cộng sự (1999) [41], cho biết, gà Tam Hoàng khi nuôi thịt đến 15 tuần tuổi tiêu tốn 3,609 kg thức ăn/kg tăng trọng. Gà Tam Hoàng Jiang Cun tiêu tốn 3,652 - 3,911 kg thức ăn/kg tăng trọng.

- Ngoài ra tiêu tốn thức ăn còn phụ huộc vào tính biệt, điều kiện thời tiết khí hậu, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng cũng như tình hình sức khoẻ của

đàn gia cầm.

- Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng có liên quan đến tính biệt, biện pháp nuôi dưỡng và những tác động kỹ thuật. Do vậy, để hạ thấp tiêu tốn thức ăn cần thực hiện cho gia cầm ăn theo nhu cầu đặc điểm sinh lý, cải thiện khả năng tăng trọng, giảm thời gian nuôi vỗ béo kết hợp với quy trình chọn lọc.

- Từ các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và cho thịt của gia cầm cho thấy; khả năng sinh trưởng và cho thịt của gia cầm nói chung, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó, các yếu cơ bản là

đặc điểm di truyền của giống, của dòng, tuổi, tính biệt, thức ăn, biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng, … Do đó, muốn nâng cao năng suất, chất lượng thịt gia cầm không được coi nhẹ yếu tố nào, các nghiên cứu trên đây là cơ sở khoa học cho người chăn nuôi có biện pháp tổng hợp nhằm không ngừng nâng cao

khả năng sinh trưởng và cho thịt của gia cầm với mục đích vừa có năng suất cao, vừa có chất lượng tốt hợp thị hiếu người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của Vitamin B-complex tới sinh trưởng và tỷ lệ nhiễm bệnh của gà (Lương Phượng x Mía) tại trại gà thương phẩm, xã Khe Mo, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 37)