Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế và thành tựu đạt được trong quản

Một phần của tài liệu Quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng ngân sách Nhà nước tại Hà Tĩnh (Trang 79)

trong quản lý các dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại Hà Tĩnh

2.3.3.1. Về cơ cấu tổ chức quản lý

Bộ máy quản lý của các Ban QLDA mặc dù đã bố trí cơ bản đủ về số lượng nhưng chưa thực sự đáp ứng được so với yêu cầu của công việc, một phần do số lượng dự án quá lớn, lượng công việc nhiều, yêu cầu kỹ năng công tác cao trong khi đó một số cán bộ, công chức trẻ được bố trí vào các Ban Quản lý dự án nên thiếu kinh nghiệm, kỹ năng hạn chế. Bên cạnh đó, các phòng chuyên môn lại được phân công quá nhiều việc đã gây ra tình trạng không thể quán xuyến kịp thời dự án quản lý.

73

- Công tác lập kế hoạch còn nhiều bất cập, chưa thể hiện được tầm nhìn xa, trong quá trình xây dựng dự án còn phải điều chỉnh quy mô, tổng mức, kéo dài tiến độ, xem xét lại phương án kỹ thuật. Trong khi đó nguồn vốn bố trí cho các dự án còn gặp nhiều khó khăn, không huy động được các nguồn vốn khác.

- Trong công tác lập dự án đầu tư và thẩm định dự án đầu tư còn nhiều tồn tại, công tác khảo sát thiết kế bị kéo dài cộng thêm thời gian trình duyệt lên cơ quan chức năng phải chờ đợi lâu làm cho dự án phải triển khai chậm. Phần lớn các hạng mục nhỏ thời gian thực hiện các thủ tục tình duyệt được giải quyết nhanh chóng, nhưng đối với các dự án quy mô lớn và phức tạp thì thời gian chờ có quyết định lại rất lâu. Sự chậm trễ diễn ra tại cơ quan chủ quản kéo dài thời gian thực hiện các thủ tục ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ các dự án và các hạng mục công trình, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi giá cả có nhiều biến động càng làm ảnh hưởng tới việc duyệt bổ sung bù giá... điều này càng làm cho dự án chậm trễ về mặt thời gian và thay đổi về giá trị được duyệt so với ban đầu.

- Công tác giám sát của Ban QLDA chưa thật sự tốt, cán bộ giám sát còn kiêm nhiệm nhiều công việc khác ngoài dự án dẫn đến không thể quán xuyến hết được chất lượng của dự án.

- Công tác quyết toán còn chậm, cán bộ phòng kế hoạch phải quản lý nhiều hạng mục dự án nên việc kiểm soát xét hồ sơ hoàn công, kiểm tra các chứng chỉ nghiệm thu thanh quyết toán chưa kịp thời, đồng thời công tác quyết toán tại các cơ quan cấp trên thường chậm so với quy định điều này gây nhiều khó khăn cho đơn vị thi công và công tác bàn giao tài sản.

2.3.3.3. Về nội dung quản lý dự án

74

+ Chế độ, chính sách của nhà nước về xây dựng cơ bản còn nhiều bất cập, thay đổi, điều chỉnh thường xuyên, một số văn bản hướng dẫn còn ban hành chậm, thiếu, không đồng bộ, chưa phù hợp với thực tế do đó khi triển khai thực hiện còn gặp khó khăn. Một số định mức nhà nước ban hành không phù hợp với thực tế; định mức chi phí tư vấn thiết kế theo tỷ lệ % chi phí còn bất cập, tư vấn thường chọn phương án chi phí lớn nhất gây lãng phí…

+ Các quy định mới trong quản lý đầu tư và xây dựng phân cấp rất lớn cho các chủ đầu tư nhưng các chế tài, quy định về trách nhiệm của các đơn vị và công tác thanh tra, kiểm tra vẫn còn nhiều bất cập.

+ Nhu cầu đầu tư xây dựng lớn, đặc biệt là xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị Thành phố Hà Tĩnh, hạ tầng Khu kinh tế Vũng Áng, hạ tầng phục vụ dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê, hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu Cầu Teo... trong khi đó nguồn vốn đầu tư còn khó khăn.

+ Các chế độ, chính sách tiền lương thường xuyên thay đổi, bộ đơn giá xây dựng cơ bản có sự điều chỉnh và ban hành mới, giá cả thị trường không ổn định, nhất là nhóm hàng vật liệu xây dựng tăng hàng năm dẫn đến dự toán của các dự án sau khi phê duyệt vượt tổng mức đầu tư, phải điều chỉnh bổ sung hồ sơ nhiều lần, trong khi đó vốn đầu tư không đáp ứng tiến độ vì vậy khó khăn cho các đơn vị thi công.

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Một số đơn vị, địa phương chưa quan tâm chỉ đạo các chủ đầu tư, các Ban Quản lý dự án đôn đốc đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, xử lý khắc phục kịp thời các khó khăn vướng mắc, nhất là chỉ đạo giải phóng mặt bằng một số dự án còn chậm trễ; công tác quyết toán dự án hoàn thành chưa được quan tâm đúng mức.

75

+ Việc phân cấp quản lý đầu tư xây dựng mạnh cho các địa phương, các chủ đầu tư, nhưng không tương xứng với năng lực quản lý của các cấp, nhất là ở cấp xã.

+ Nguồn vốn đầu tư còn hạn hẹp trong khi đó nhu cầu đầu tư rất lớn nên việc bố trí nguồn vốn cho các công trình còn gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được yêu cầu kế hoạch và tiến độ; một số dự án phải điều chỉnh tổng mức đầu tư do biến động giá nhiên liệu, vật liệu, chế độ chính sách tiền lương, dẫn đến phải điều chỉnh giá hợp đồng làm chậm tiến độ công trình, mặt khác vốn đầu tư không đáp ứng tiến độ thanh toán nên nhiều nhà thầu gặp khó khăn.

+ Năng lực của các đơn vị tư vấn thiết kế và các Nhà thầu hạn chế, hồ sơ còn nhiều sai sót, sơ sài, phải sửa đổi bổ sung nhiều lần.

+ Công tác quản lý dự án các giai đoạn đầu tư từ lập kế hoạch, dự án đầu tư và thẩm định dự án đầu tư cho đến công tác giám sát của Ban Quản lý dự án chưa thật sự tốt, còn nhiều bất cập, tồn tại do yếu tố chuyên môn; công tác quyết toán còn chậm.

Kết luận chƣơng 2

Qua khảo sát, tổng hợp và phân tích một cách khá đầy đủ đối với công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng ngân sách nhà nước ở Hà Tĩnh trong 5 năm (2009 - 2013), có thể thấy rằng tỉnh Hà Tĩnh đã có những thành công lớn trong công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, các công trình trọng điểm được triển khai đúng kế hoạch, góp phần thúc đẩy sự phát triển đối với kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân; tăng nguồn thu ngân sách (năm 2013 đạt trên 5.400 tỉ đồng). Tuy vậy, vẫn còn một số hạn chế nhất định cần phải nhìn nhận một cách khách quan để tìm ra giải pháp khắc phục như đã trình bày ở mục 2.3.2 và chính vì vậy, luận văn sẽ đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm khắc phục những tồn tại trong chương 3.

76

CHƢƠNG 3

ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN SỬ DỤNG

VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI HÀ TĨNH

3.1. Định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của Hà Tĩnh và nhu cầu về đầu tƣ xây dựng cơ bản của địa phƣơng đến 2020.

3.1.1. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Hà Tĩnh và nhu cầu về đầu tư XDCB đến năm 2020

3.1.1.1. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020

Hiện nay, Hà Tĩnh đã xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050. Với quan điểm phát triển thể hiện được xu hướng hội nhập, phát huy lợi thế ... cụ thể:

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cả nước; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ; bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với quy hoạch ngành, lĩnh vực.

- Phát huy tối đa tiềm năng lợi thế; tăng cường hội nhập quốc tế; huy động, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội nhanh, hiệu quả, bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái; thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển so với các tỉnh trong vùng và cả nước.

- Tập trung nguồn lực để phát triển các ngành kinh tế trọng điểm, vùng kinh tế động lực, phát triển mạnh kinh tế biển và ven biển, tạo chuyển biến căn bản, đột phá về chất lượng tăng trưởng gắn với thực hiện đổi mới mô hình tăng trường và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp,

77

dịch vụ và nông nghiệp; từng bước xây dựng Hà Tĩnh trở thành một trong những trung tâm công nghiệp lớn của đất nước.

- Phát triển kinh tế gắn với phát triển văn hóa, y tế, giáo dục, đào tạo, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân, giảm dần tỷ lệ hộ nghèo; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ; tập trung đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu thị trường.

- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, củng cố quốc phòng, an ninh; giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia, duy trì quan hệ hữu nghị với các tỉnh láng giềng khu vực biên giới Việt Nam - Lào. Chủ động phòng, chống giảm nhẹ thiên tai và phòng ngừa ảnh hưởng, tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Từ quan điểm phát triển đó, các nhà hoạch định chiến lược cho Hà Tĩnh đã định hình một diện mạo Hà Tĩnh với một số tiêu chí đạt được như:

Hà Tĩnh sẽ trở thành một nền kinh tế công nghiệp, song vẫn có ngành nông nghiệp phát triển mạnh, năng suất cao cùng lĩnh vực dịch vụ ngày càng phát triển. Hà Tĩnh tăng trưởng cao nhờ bởi 3 thành tựu cụm ngành trọng điểm chính: Hiện đại hóa thành công nền nông nghiệp; phát triển ngành sắt - thép, gồm cả nhà máy thép Formosa, mỏ Thạch Khê và nhà máy thép sử dụng nguồn quặng này và xây dựng Hà Tĩnh là một trung tâm thương mại và hậu cần phục vụ khu vực, bao gồm cả Lào và Đông Thái Lan.

Ngoài ra, vào năm 2020, bên cạnh các cụm ngành trọng điểm này, Hà Tĩnh cũng sẽ có được hiệu quả từ việc phát triển các cụm công nghiệp phụ trợ và chế biến như sản xuất các sản phẩm thép, dệt may, xây dựng, cũng như các cụm dịch vụ hỗ trợ như: giáo dục và đào tạo, thông tin liên lạc và BPO-ITO. Theo ước tính sản lượng thép hàng năm là 10 triệu tấn, sản lượng thực tế hàng năm đến 2015 là 1,7 triệu tấn (1,3 triệu tấn của Formosa, trong

78

năm đầu tiên sản xuất, và 0,4 triệu tấn của Nhà máy thép thuộc Công ty Cổ phần Gang thép Hà Tĩnh). Đến 2020, sản lượng thực tế đạt 8,5 triệu tấn (6,4 triệu tấn của Formosa, trong năm đầu tiên sản xuất, và 0,4 triệu tấn của Nhà máy thép thuộc Công ty Cổ phần Gang thép Hà Tĩnh, và 1,7 triệu tấn của (các) nhà máy thép khác sử dụng quặng Thạch Khê). Hạ tầng phụ trợ sẽ bao gồm hệ thống giao thông được nâng cấp mở rộng, các khu kinh tế đã hoàn thiện và nguồn cung cấp điện, nước dồi dào. Hà Tĩnh cũng sẽ đầu tư vào các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường với các nhóm mục tiêu chi tiết như:

Thứ nhất: Mục tiêu Kinh tế

- Đạt tăng trưởng GDP ở mức 15,8% một năm trong giai đoạn 2010- 2015 và 21,1% trong giai đoạn 2015-2020, tăng trưởng GDP trung bình trong suốt giai đoạn 2010-2020 là 18,4%. Tổng GDP đạt 44 nghìn tỷ đồng năm 2015 và 154 nghìn tỷ đồng năm 2020 (GDP năm 2010 là 16 nghìn tỷ đồng).

- Tiếp tục đa dạng hóa nền kinh tế bằng cách tăng cường tập trung vào công nghiệp, đặc biệt là khai khoáng, sản xuất kim loại và chế biến kim loại tạo giá trị gia tăng. Đồng thời, tập trung vào nâng cao năng suất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Cơ cấu GDP của nền kinh tế sẽ đạt: nông nghiệp 23,9%, công nghiệp 45,8% và dịch vụ 30,3% tính đến năm 2015; và nông nghiệp 13,1%, công nghiệp 54,7%, dịch vụ 32,2% tính đến năm 2020.

- GDP bình quân đầu người Hà Tĩnh đạt khoảng 35 triệu đồng năm 2015 và 97,7 triệu đồng năm 2020

- Đảm bảo tổng số vốn đầu tư đạt khoảng 227 nghìn tỷ đồng trong giai đoạn 2011-2015, trong đó 38 nghìn tỷ đồng là đầu tư công và 118 nghìn tỷ đồng là của nhà máy thép Formosa, các nhà máy thép khác và của mỏ sắt Thạch Khê. Trong giai đoạn 2016-2020, Hà Tĩnh sẽ đảm bảo vốn đầu tư đạt

79

312 nghìn tỷ đồng, trong đó 69 nghìn tỷ đồng là đầu tư công, 123 nghìn tỷ là từ Formosa, các nhà máy thép khác, và mỏ sắt Thạch Khê.

Thứ hai: Mục tiêu xã hội

- Chuyển dịch lao động từ các khu vực năng suất thấp như nông nghiệp sang các khu vực có năng suất cao hơn như công nghiệp. Cơ cấu việc làm đến năm 2015: nông nghiệp 49,6%, công nghiệp 25,3% và dịch vụ 25,1%; cơ cấu tương ứng các ngành đến năm 2020 là: 33,2%, công nghiệp 37,2%, dịch vụ 29,3%; mỗi năm có 4.800 lao động chuyển từ nông nghiệp sang các ngành khác.

- Đảm bảo đến năm 2015 có ít nhất 50% lao động được qua đào tạo nghề và tỷ lệ này năm 2020 là 70%.

- Nâng cao năng suất lao động ở mức 9,2% một năm trong nông nghiệp, từ 14 triệu đồng năm 2009 lên 29 triệu đồng năm 2015 và 61 triệu đồng năm 2020 thông qua những nỗ lực không ngừng về đào tạo nông dân, đa dạng hóa sản phẩm và tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân

- Đảm bảo sự phát triển các cụm ngành trọng điểm theo quy hoạch tổng thể để tạo thêm 24.000 - 28.000 việc làm trong giai đoạn 2010-2020 (gồm 11.500 cho sinh viên cao đẳng đại học tốt nghiệp, 4.500 cho học sinh, sinh viên tốt nghiệp cao đẳng nghề và trung học phổ thông, 2.500 cho học sinh tốt nghiệp THCS, 2.000 cho lao động từ các tỉnh phía Nam trở về, 4.500-5,000 cho lao động xuất khẩu trở về) và trên 21.000 việc làm/năm trong giai đoạn 2016-2020. Đảm bảo luôn sẵn có lao động đã qua đào tạo bằng cách hạn chế tình trạng di cư và có thể thu hút lao động từ các tỉnh khác và các nước láng giềng

- Đạt tốc độ gia tăng dân số 2,5% trong giai đoạn 2010 đến 2020 thông qua việc cải thiện hệ thống y tế và gia tăng nhập cư thực, nhằm đáp ứng nhu

80

cầu lao động trong tỉnh. Tính đến năm 2015, mục tiêu quy mô dân số là 1,37 triệu người và tính đến năm 2020 là 1,57-1,60 triệu người

- Giảm tỷ lệ phầm trăm hộ nghèo từ 3-4% một năm đến năm 2020 - Đạt mục tiêu phổ cập giáo dục phổ thông đến năm 2020 và củng cố hoạt động vững chắc của giáo dục phổ thông trong tỉnh

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu về trình độ ngày càng tăng của phát triển kinh tế thông qua việc tổ chức đào tạo ngay trong tỉnh và tài trợ cho hoạt động đào tạo ngoài tỉnh nếu phù hợp.

- Đạt mật độ bác sĩ là 7,4/10.000 dân đến năm 2015 và trên 8,5/10.000 dân đến năm 2020 (năm 2010 là 5,4/10.000), với ít nhất 90% xã phường có bác sĩ.

- Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em đạt dưới 15% năm 2015 và dưới 13 % năm 2020 (năm 2009 là 19,1%). Mục tiêu này thấp hơn hơn mục tiêu chung cả nước (10% vào năm 2015 - theo chiến dịch gần đây nhất của Việt Nam), tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này vẫn cần có cả tăng trưởng kinh tế mạnh

Một phần của tài liệu Quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng ngân sách Nhà nước tại Hà Tĩnh (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)