Công tác quản lý chất lượng công trình

Một phần của tài liệu Quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng ngân sách Nhà nước tại Hà Tĩnh (Trang 57)

2.2.1.1. Lập dự án đầu tư.

Đây là khâu đầu tiên xác định dự án đầu tư để thực hiện đầu tư và cả quá trình đưa dự án đưa vào khai thác, sử dụng đạt mục tiêu đã định sau này. Tuy vậy, ở khâu này đang còn bộc lộ tồn tại:

- Trong quy trình thực hiện các dự án, chủ đầu tư thực hiện việc thành lập (hoặc thuê tổ chức tư vấn) để tiến hành báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, lập dự án đầu tư trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Vấn đề lập dựa án đầu tư đối với các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã thực hiện đúng với các quy định của pháp luật, đảm bảo các nguyên tắc từ cấp tỉnh đến các dịa phương.

Tuy vậy, hiện nay một số đơn vị chủ đầu tư trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh còn hạn chế về khả năng lập dự án nên thuê công ty tư vấn nhưng năng lực chuyên môn của một số công ty tư vấn cũng còn nhiều hạn chế nên việc thuê tư vấn cũng dẫn đến một số hiện tượng như: Chủ đầu tư đã chọn nhà tư vấn trước khi trình do đó có những yếu hạn chế trong việc tư vấn lập dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công ... ở một số công trình chất lượng còn thấp, số liệu điều tra, khảo sát chưa sát thực tế; dự toán áp dụng đơn giá, định mức và các chế độ tài chính trong xây dựng cơ bản chưa chính xác ...

- Mặc dù tỉnh đã có quy định ít nhất phải có 3 nhà tư vấn đối với một dự án đầu tư nhưng một số chủ đầu tư chỉ trình UBND tỉnh một nhà tư vấn để xin chỉ định lập dự án. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến việc không có nhiều phương án để lựa chọn phương án tối ưu cho dự án và kéo theo đó là một số dự án phải phê duyệt lại do phải điều chỉnh, bổ sung quy mô, khối lượng hoặc tính toán chưa chính xác. Thậm chí, một số các dự án

51

phải trả hồ sơ vì chất lượng dự án quá thấp; một số dự án điều chỉnh lại nhiều lần do kéo dài thời gian thi công.

2.2.1.2. Thẩm định dự án đầu tư

Nhìn chung, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong những năm gần đây được thực hiện đúng với Quy hoạch kinh tế xã hội của tỉnh, thực hiện đúng quy trình và đáp ứng về tiến độ thi công cũng như công tác quyết toán; các công trình khi đưa vào khai thác đáp ứng được yêu cầu đề ra, phát huy hiệu quả kinh tế cao. Công tác thẩm định dự án đầu tư được chú trọng, được đầu tư khá đầy đủ về ngân sách, trang thiết bị và con người. Tuy vậy, trong quá trình thẩm định dự án đầu tư còn bộc lộ những hạn chế như:

- Một số dự án vẫn còn chưa đảm bảo độ chính xác về tổng dự toán so với thực tế đã dẫn đến việc phải bổ sung ngân sách; thiết kế kỹ thuật thiếu đồng bộ.

- Một số dự án mặc dù dã được thẩm định nhưng khi triển khai dự án không đáp ứng được yêu cầu về tiến độ thi công như đề ra ban đầu.

- Chưa thực hiện đúng theo thời gian trong quyết định đầu tư do việc thẩm định dự án chưa bám sát với khả năng bố trí nguồn vốn.

- Việc thẩm định đối với một số dự án chậm so với quy định do việc phối hợp giữa các cơ quan có liên quan thiếu đồng bộ.

Đối với thời gian lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan liên quan được quy định rõ tại Nghị định 12/2009/NĐ-CP quy định thời gian thẩm định cho từng loại dự án như sau: Dự án nhóm A không quá 40 ngày, dự án nhóm B không quá 30 ngày, dự án nhóm C không quá 20 ngày. Tuy vậy, một số cơ quan liên quan thực hiện việc thẩm định chậm so với quy định, thậm chí một số cơ quan liên quan không cho ý kiến thẩm định. Chính những vấn đề đó đã làm cho thời gian thẩm định dự án bị chậm tiến độ.

52

2.2.1.3. Công tác lập, thẩm định TKKT, tổng dự toán

Thẩm định TKKT, tổng dự toán là một khâu quan trọng trong tổng thể quy trình thực hiện đầu tư dự án, là mắt xích có vai trò quyết định đến nguồn vốn đầu tư cho dự án. Chính vì thế, việc lập, thẩm định TKKT, tổng dự toán nếu không có độ chính xác cao sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thi công dự án và ngân sách nhà nước.

Trong những năm gần đây, Hà Tĩnh đầu tư dự án với số lượng nhiều, trong đó có những dự án trọng điểm có ý nghĩa quan trọng và công tác lập, thẩm định TKKT, tổng dự toán được tổ chức thực hiện đúng theo quy định của pháp luật hiện hành, góp phần thực hiện thành công các dự án lớn.

Tuy vậy, vẫn còn một số dự án đã để xảy ra sai sót, không chính xác ở khâu lập, thẩm định TKKT, tổng dự toán. Trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian qua có một số công trình đã được các cơ quan thông tấn báo chí phản ánh như: Dự án đầu tư xây dựng Hạ tầng Khu dân cư Khối 5, thị xã Hồng Lĩnh do Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng Hoàng Mai khảo sát, lập dự toán, vì năng lực chuyên môn và trang thiết bị để thí nghiệm không có, cùng với yếu tố con người ... đã tính toán sai lệch ở một số nội dung như khối lượng của công tác san nền; dự án đầu tư xây dựng Trụ sở làm việc Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Hà Tĩnh, do Công ty Cổ phần Kiến trúc ACC khảo sát, lập dự án đầu tư, có Thiết kế kết cấu móng quá an toàn, cụ thể là chọn số lượng cọc quá thừa so với yêu cầu ...

Để xảy ra những hiện tượng đó một phần là do công tác tổ chức nghiệm thu sản phẩm thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, tổng dự toán do cơ quan tư vấn lập trước khi trình thẩm định của chủ đầu tư chưa chặt chẽ đồng thời cũng gắn liền trách nhiệm của các đơn vị tư vấn không thực sự bám sát dự án; để tránh rủi ro thì các đơn vị tư vấn đẩy hệ số an toàn lên cao.

53

thuê còn hạn chế nên đã bỏ sót nhiều yếu tố, bỏ sót hạng mục của công trình đẫn đến đánh giá sai các thông số của dự án, phải lập đi, lập lại nhiều lần.

Bảng 2.1. Kết quả thẩm định các dự án đầu tƣ sử dụng vốn ngân sách

Đơn vị: Triệu đồng TT Nội dung 2009 2010 2011 2012 2013 1 Tổng số dự án 39 75 49 139 96 2 Tổng mức đầu tư - Chủ đầu tư trình 576.740 1.592.908,5 1.359.962,6 1.512.960,3 1.661.479,2 - Kết quả thẩm định 555.454 1.558.171,8 1.317.964,3 1.481.018,6 1.639.411,7 3 Cắt giảm - Tổng số 21.286 34.737,6 41.998,3 31.941,7 22.067,5 - Tỷ lệ 3,7% 2,18% 3,09% 2,11% 1,33%

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tĩnh 2.2.1.4. Công tác quản lý chất lượng công trình

Theo Nguyên tắc chung trong quản lý chất lượng công trình xây dựng quy định trong Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/2/2013 về quản lý chất lượng công trình xây dựng thể hiện rõ các nội dung: Công tác khảo sát/thiết kế, thi công xây dựng công trình phải đảm bảo an toàn cho bản thân công trình và các công trình lân cận; đảm bảo an toàn trong quá trình thi công xây dựng và tuân thủ các quy định của Nghị định; công trình, hạng mục công trình chỉ được nghiệm thu để đưa vào sử dụng khi đáp ứng được các yêu cầu của thiết kế, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn áp dụng cho công trình, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu khác của chủ đầu tư theo nội dung của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan; tổ chức, cá nhân khi tham gia

54

hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc thực hiện, có hệ thống quản lý chất lượng; chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng phù hợp với tính chất, quy mô và nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng công trình; người quyết định đầu tư có trách nhiệm kiểm tra việc tổ chức thực hiện quản lý chất lượng công trình xây dựng của chủ đầu tư; cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý chất lượng của các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình; kiểm tra, giám định chất lượng công trình xây dựng; kiến nghị và xử lý các vi phạm về chất lượng công trình xây dựng theo quy định của pháp luật.

Về cơ bản, công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong những năm qua đã thực hiện đúng với các quy định, hướng dẫn của Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/2/2013 về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

Tuy vậy, vẫn còn một số tồn tại như: Chủ đầu tư hay ban quản lý dự án không có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm về lĩnh vực đầu tư của dự án, dẫn đến việc lập, thẩm định, trình duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi (lập dự án đầu tư), thiết kế kỹ thuật thi công, tổng dự toán, tổ chức đấu thầu hoặc lựa chọn nhà thầu; chọn tổ chức tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, cung ứng vật tư, thiết bị, xây lắp đến công tác kiểm tra chất lượng các loại vật tư, cấu kiện xây dựng, thiết bị lắp đối với một số công trình chưa sát với yêu cầu kinh tế kỹ thuật đã được duyệt; một số chủ đầu tư khoán trắng cho đơn vị tư vấn hoặc đơn vị thi công từ khâu thiết kế đến thi công nên không nắm được đầy đủ tình hình thực hiện, những vấn đề phát sinh xảy ra trong quá trình thực hiện dự án. Một số chủ đầu tư không nắm vững các quy định về quản lý một dự án, lúng túng trong tổ chức thực hiện, từ lập dự án, trình duyệt, thẩm định, tổ chức đấu thầu, giám sát thi công xây lắp và nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng.

55 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một số nhà thầu sau khi đã trúng thầu thực hiện thi công dự án không lập hoặc lập hệ thống quản lý chất lượng chưa phù hợp với yêu cầu, tính chất, quy mô công trình xây dựng,; không quy định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận thi công xây dựng công trình trong việc quản lý chất lượng công trình xây dựng; không thực hiện các thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện, vật tư, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào công trình xây dựng theo tiêu chuẩn và yêu cầu thiết kế; bỏ qua khâu lập và kiểm tra thực hiện biện pháp thi công, tiến độ thi công; ghi nhật ký thi công xây dựng công trình; kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh môi trường bên trong và bên ngoài công trường; không tổ chức nghiệm thu nội bộ và lập bản vẽ hoàn công cho bộ phận công trình xây dựng, hạng mục công trình xây dựng và công trình xây dựng hoàn thành. Thậm chí có nhà thầu không báo cáo chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường thi công xây dựng theo yêu cầu của chủ đầu tư.

Một phần của tài liệu Quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng ngân sách Nhà nước tại Hà Tĩnh (Trang 57)