Công tác lập kế hoạch và quản lý chi phí đầu tư

Một phần của tài liệu Quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng ngân sách Nhà nước tại Hà Tĩnh (Trang 64)

Khác với các bước lập dự án đầu tư ban đầu, công tác lập kế hoạch và quản lý chi phí đầu tư sau khi dự án được Ban Quản lý thực hiện sau khi dự án được phê duyệt, đi vào triển khai.

Trong những năm gần đây, các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã thực hiện đầy đủ, đúng quy định của pháp luật về công tác lập kế hoạch và quản lý chí phí đầu tư trên tinh thần dân chủ, công khai, chấp hành nghiêm túc các quy định, nguyên tắc, định hướng của Chính phủ, của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và Nghị quyết của HĐND tỉnh; UBND tỉnh, các cấp, các ngành đã tập trung chỉ đạo thực hiện kế hoạch theo đúng các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng.

Để đẩy mạnh công tác quản lý việc lập kế hoạch và quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn Nhà nước, tỉnh Hà Tĩnh phân nhóm và xác lập nhóm ưu tiên là các công trình, dự án trọng điểm, các công trình phục vụ chuyển đổi cơ cấu kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc và bố trí vốn đối ứng; các vùng kinh tế tổng hợp (khu kinh tế Vũng Áng, thị xã Hồng Lĩnh, TP. Hà Tĩnh, khu kinh tế Cầu Treo, mỏ sắt Thạch Khê ...). Nhờ vậy, công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình bảo đảm mục tiêu, hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình và phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường; phù hợp với các giai đoạn đầu tư xây dựng công trình, các bước thiết kế, loại nguồn vốn và các quy định của Nhà nước; quy định trách nhiệm đối với chủ đầu tư xây dựng công trình một cách toàn diện về việc quản lý chi phí từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác, sử dụng; thực hiện đúng cơ cấu vốn đầu tư do Chính phủ bố trí cho các dự án và chương trình mục tiêu cũng như chương trình mục tiêu quốc gia; đảm bảo việc phân cấp quản lý đầu tư và xây dựng cho các huyện, thành phố, thị xã, gắn quản lý đầu tư xây dựng với quản lý ngân sách.

58

Một số công trình trọng điểm của các Bộ, ngành đầu tư trên địa bàn như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 8, Quốc lộ 15A, hệ thống thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang tiếp tục được ưu tiên nguồn vốn ngân sách Trung ương và Trái phiếu Chính phủ, đảm bảo tiến độ triển khai theo kế hoạch góp phần bổ sung kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và cải thiện môi trường đầu tư.

Tuy vậy, đối với công tác lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh vẫn còn một số tồn tại hạn chế nhất định như: Việc bố trí nguồn vốn dàn trải, chưa tập trung vốn cho các công trình trọng điểm; tình trạng phân bổ nguồn vốn theo hình thức phân đều cho các huyện, thị; khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư từ ngân sách hàng năm cho đầu tư xây dựng còn rất hạn hẹp, chỉ đáp ứng được từ 60-70% nhu cầu; việc điều chỉnh nguồn vốn vẫn xảy ra, cụ thể như năm 2011: điều chỉnh kế hoạch vốn 17.800 triệu đồng/2.228,3 tỷ đồng kế hoạch vốn giao đầu năm. (Quyết định số 1237/QĐ- UBND ngày 14/4/2011 và Quyết định số 3202/QĐ-UBND ngày 03/10/2011)

Bảng 2.3. Tình hình thực hiện kế hoạch đầu tƣ XDCB qua các năm

Đơn vị: Triệu đồng

TT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013

1

Về nguồn vốn ngân sách do địa phương quản lý đưa vào cân đối 5.986.546 9.625.461 9.966.335 10.577.400 11.032.914 2 Số công trình bố trí kế hoạch 149 154 156 160 165 - Số công trình chuyển tiếp 132 123 123 120 113 - Số công trình khởi công mới 117 31 33 40 52 - Số công trình tồn tại và xử lý đột xuất năm trước 26 26 23 20

59 3 Số công trình hoàn thành đưa vào sử dụng còn thiếu vốn thanh toán 111 15 19 25 25 4 Số công trình được ghi KH chuẩn bị đầu tư 53 33 38 28 41

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng ngân sách Nhà nước tại Hà Tĩnh (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)