Lựa chọn lạc nhân loại bỏ những tạp chất, loại những hạt có chất lượng kém (hạt mốc, hạt lép, hạt nảy mầm, hạt vỡ, hạt biến màu) là phương pháp cần thiết để bảo quản lạc nhân lâu dài hạn chế khả năng sinh độc tố vi nấm aflatoxin. Chúng tôi chọn lựa lạc nhân chất lượng đồng đều trước khi bảo quản với lý do sau:
- Lạc nhân là nguồn thức ăn giàu về chất béo, protein và một số hợp chất khác, tất cả những chất này đều là môi trường dinh dưỡng rất tốt cho vi khuẩn nấm mốc sinh trưởng đặc biệt là trong môi trường nhiệt độ và độ ẩm thích hợp như nước ta. Để sinh trưởng và phát triển, nấm mốc phải tiêu hao lượng lớn các chất hữu cơ có chứa trong hạt lạc, qua quá trình trao đổi chất sinh ra độc tố gây hại trong đó có độc tố vi nấm aflatoxin sản sinh từ loài Aspergillus.
- Sau khi thu hoạch, hạt lạc thường có hàm lượng nước cao, các men trong hạt rất dễ hoạt động làm hạt nảy mầm. Bên cạnh đó, hạt lạc trong quá trình sinh trưởng, phát triển và thu hoạch gặp điều kiện thời tiết bất lợi, qua vận chuyển, phơi khô có thể bị vỡ, bị lép, biến màu. Đó là những hạt có nguy cơ bị nhiễm nấm mốc cao có khả năng sinh độc tố.
- Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng lạc sau khi được loại bỏ hạt mốc, hạt lép, hạt nảy mầm, hạt vỡ, hạt biến màu có thể làm giảm 70% khả năng nhiễm độc tố vi nấm aflatoxin [17]. Tại Hoa Kỳ, lạc sau khi thu hoạch đều áp dụng quá trình sàng lọc, phân chia bằng các thiết bị để kiểm soát mức độ nhiễm aflatoxin.
3.3.2. Về vật liệu bảo quản lạc nhân
Trong cùng điều kiện bảo quản không khí thông thường, bảo quản trong bao đay cho độ ẩm và mức độ nhiễm aflatoxin cao hơn lạc nhân bảo quản trong túi PP. Điều này có thể được giải thích do đặc tính chống thấm khí ôxy, thấm hơi nước cao của chất liệu túi làm bằng polypropylen.
3.3.3. Về thay đổi điều kiện môi trường bảo quản lạc nhân
Trong quá trình bảo quản tế bào sống tiếp tục hô hấp, hô hấp là quá trình tế bào lấy ôxy và sinh ra cacbon dioxit. Trong quá trình hô hấp, các chất dinh dưỡng của hạt và củ bị ôxy hóa năng lượng, một phần năng lượng đó cung cấp cho tế bào để duy trì sự sống, phần lớn năng lượng còn lại thoát ra môi trường xung quanh.
Đối với lương thực nhiều tinh bột như lúa, ngô, khoai, sắn, ôxy trong không khí cắt mạch carbonhydrat trong thực vật thành cacbon dioxit và nước, phản ứng này sinh năng lượng dạng nhiệt, tiêu hao tinh bột là chủ yếu; các loại hạt giàu béo như lạc, vừng, đậu tương thì tiêu hao chất béo là chính.
Hô hấp hiếu khí phân hủy chất béo (Tripalmitic):
(C15H31COO)3C3H5 + 72,5 O2 = 51CO2 + 49H2O + 761,7 Cal
Sản phẩm cuối cùng của quá trình hô hấp hiếu khí là CO2 và nước. Do đó ở điều kiện không khí thường chính quá trình hô hấp làm tăng nhiệt độ, độ ẩm của lạc và là điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển.
Với bảo quản lạc nhân trong điều kiện chân không và thay toàn bộ môi trường không khí bằng khí N2 cho kết quả độ ẩm và khả năng nhiễm độc tố vi nấm
aflatoxin ở mức độ thấp hơn so với môi trường không khí thông thường.
3.3.4. So sánh phương pháp bảo quản truyền thống với phương pháp mới
Bảng 3.9. So sánh phương pháp bảo quản lạc nhân
Phương pháp truyền thống Phương pháp mới
Ưu điểm
- Rẻ tiền, không tốn chi phí trang thiết bị hiện đại
- Phổ biến, dễ dàng áp dụng cho đại đa số người dân
- Chất lượng hạt lạc đảm bảo
- Độ ẩm và mức độ nhiễm aflatoxin thấp
Nhược điểm
- Độ ẩm tăng cao giảm chất lượng hạt lạc
- Dễ phát triển nấm mốc, khả năng bị nhiễm độc tố vi nấm aflatoxin cao gây độc hại cho sức khỏe con người
- Đòi hỏi trang thiết bị kỹ thuật hiện đại khó áp dụng rộng rãi.
- Khó sử dụng đối với đại đa số người dân
- Chi phí đầu tư cao đặc biệt khi thay thế toàn bộ môi trường không khí bằng khí N2 hay trong điều kiện chân không
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN
Sau khi tiến hành nghiên cứu, chúng tôi thu được một số kết quả sau:
Đã xác định độ ẩm và mức độ nhiễm độc tố vi nấm aflatoxin của lạc nhân trước khi bảo quản.
- Mẫu lạc nhân trước khi được bảo quản đạt chỉ tiêu độ ẩm nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 01 – 48: 2011/BNNPTNT. Kết quả kiểm tra độ ẩm của 10 mẫu lạc nhân ban đầu cho thấy độ ẩm trung bình của lạc nhân đạt 6,45%, mẫu có độ ẩm lớn nhất là 6,88% trong khi mẫu có độ ẩm nhỏ nhất đạt 5,77%.
- Kết quả phân tích xác định hàm lượng độc tố vi nấm aflatoxin trong 10 mẫu lạc nhân trước khi bảo quản bằng phương pháp LC-MS/MS cho thấy chưa phát hiện mẫu nào nhiễm AF.
Đã định kỳ đánh giá sự thay đổi độ ẩm và mức độ nhiễm aflatoxin trong các mẫu lạc nhân sau bảo quản bằng các biện pháp bảo quản khác nhau.
- Đã định kỳ đánh giá sự thay đổi độ ẩm trong các mẫu lạc nhân sau bảo quản ở các giải pháp. Kết quả thu được độ ẩm ở lạc nhân tăng theo thời gian bảo quản. Trong đó, đến tháng bảo quản thứ 4, độ ẩm của lạc nhân đạt cao nhất, trong đó bảo quản lạc nhân chưa được lựa chọn trong bao đay và lạc nhân đã được lựa chọn trong bao đay có độ ẩm lần lượt là 10,76% và 10,04% vượt ngưỡng cho phép. Bảo quản lạc nhân ở điều kiện túi PP thay toàn bộ không khí bằng khí N2 và túi PP đóng môi trường chân không độ ẩm của lạc nhân nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 01 – 48: 2011/BNNPTNT (≤10%) sau bốn tháng bảo quản.
- Đã định kỳ đánh giá sự thay đổi mức độ nhiễm aflatoxin trong các mẫu lạc nhân sau bảo quản ở các giải pháp. Theo đó, tại thời điểm tháng thứ 1 và tháng thứ 2, chưa phát hiện aflatoxin trong tất cả các mẫu lạc nhân được bảo quản ở các điều kiện khác nhau. Aflatoxin bắt đầu xuất hiện vào thời điểm tháng thứ 3 và tháng thứ 4 với aflatoxin bị nhiễm chính là aflatoxin B1 chất có độc tính mạnh nhất trong số các aflatoxin. Kết quả với từng mẫu lạc nhân sau bảo quản ở các giải pháp thể hiện trong bảng 4.1.
Bảng 4.1. Hàm lượng AF trong lạc nhân bảo quản bằng các giải pháp Hàm lượng AF (µg/kg) T3 T4 Đ2 1,5 3,5 Đ1 1,8 6,6 PP 0 0,74 PCK 0 0 PN 0 0 ĐỀ XUẤT
Do điều kiện thời gian hạn chế, nghiên cứu của chúng tôi chỉ dừng lại qua 4 tháng bảo quản. Từ kết quả ban đầu thu được, chúng tôi có một số đề xuất như sau:
- Tiến hành lựa chọn lạc nhân loại bỏ tạp chất, hạt lạc kém chất lượng trước khi đưa vào bảo quản.
- Tiếp tục theo dõi xác định độ ẩm và hàm lượng aflatoxin trong lạc nhân ở các điều kiện bảo quản khác nhau trong các tháng bảo quản tiếp theo.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả bảo quản của các giải pháp so với phương pháp truyền thống bằng việc so sánh chi phí của các giải pháp đóng túi PP ở điều kiệm môi trường khác nhau gồm không khí thường, khí nitơ, chân không so với phương pháp truyền thống là đóng trong bao đay từ đó triển khai quy trình bảo quản lạc tối ưu nhằm giảm nhiễm độc tố vi nấm aflatoxin.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng việt
1. Lê Thị Hồng Hảo (2014), Khảo sát mức độ nhiễm mycotoxin trong ngô và lạc tại tỉnh Bắc Giang, Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ Đại học Dược Hà Nội. p. 42. 2. QCVN 01-48:2011/BNNPTNT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
hạt giống lạc.
3. QCVN 8-1:2011/BYT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm.
4. TCVN 7407:2004, Ngũ cốc, đậu đỗ và hạt có dầu – Xác định aflatoxin bằng phương pháp sử dụng cột ái lực miễn dịch.
5. TCVN 7930:2008, Xác định aflatoxin B1 và aflatoxin tổng B1, B2, B1, G1, G2 trong ngũ cốc, quả có vỏ và sản phẩm của chúng. Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao có dẫn xuất sau cột và làm sạch bằng cột ái lực miễn dịch. 6. TCVN 8548:2011, Hạt giống cây trồng - Phương pháp kiểm nghiệm.
7. Nguyễn Văn Thắng, Phan Quốc Gia, Nguyễn Thị Yến, Nguyễn Thị Chinh và Nguyễn Xuân Thu (2010), “Ảnh hưởng của công nghệ sau thu hoạch tới sự phát triển của nấm A. Flavus và khả năng sinh độc tố aflatoxin ở lạc”, Tạp chí khoa học và công nghệ nông nghiệp Việt Nam, số 3(16), pp. 87-93.
8. Nguyễn Hiền Trang, Trần Thị Thu Hà và Lê Đình Hường (2012), Ứng dụng các giải pháp kỹ thuật nhằm giảm thiểu nhiễm nấm A. Flavus trong sản xuất lạc tại Nghệ An, Trung tâm nghiên cứu Khoa học và phát triển công nghệ Nông Lâm nghiệp, Đại học Nông lâm Huế.
9. Viện Dinh dưỡng – Bộ Y tế (2007), Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam, Nhà xuất bản y học, Hà Nội. pp. 66.
Tài liệu tiếng anh
10. Baifen Huang, Zheng Han, Zengxuan Cai, Yongjiang Wu và Yiping Ren(2010), “Stimultaneous determination of aflatoxins B1, B2, G1, G2, M1 and M2 in peanuts and their derivative products by ultra-high-performance
liquid chromatography-tandem mass spectrometry”, Analytica Chimica Acta, số 662(1), pp. 62-68.
11. C.K. Mutegi, J.M. Wagacha, M.E. Christie, J.Kimani và L. Karanja (2013), “Effect of storage conditions on quality and aflatoxin contamination of peanuts (Arachis hypogaea L.)”, International Journal of AgriScience, số 3(10), pp. 746-758.
12. Farid Waliyar, P. Lava Kumar, Aoua Traoré, Bonny R. Ntare, Bamory Diarra và Ondié Kodio (2008), “Pre- and postharvest Management of aflatoxin contamination in Peanuts”, Mycotoxins Detection Methods, Management, Public Health and Agricultural Trade, Chapter 18 pp. 209-218.
13. G.N. Wogan (1966), “Chemical nature and biological effects of the aflatoxins”, Bacteriol Rev, số 30(2), pp. 460-470.
14. Hagit Navarro, Shlomo Navarro và Simcha Finkelman (2012), “Hermetic and modified atmosphere storage of shelled peanuts to prevent free fatty acid and aflatoxin formation”, Integrated Protection of Stored Products IOBC-WPRS Bulletin, số 81, pp. 183-192.
15. J.W. Dorner (2008), “Management and prevention of mycotoxins in peanuts”,
Food Additives and Contaminants, số 25(2), pp. 203-208.
16. Jorg Stroka, Robert van Otterdijk và Elke Anklam (2000), “Immunoaffinity column clean-up prior to thin-layer chromatography for the determination of aflatoxins in various food matrices”, Journal of Chromatography A, số 904(2), pp. 251-256.
17. M.A. Klich, E.J. Mullaney, C. B. Daly và J.W. Cary (2000), “Molecular and physiological aspects of aflatoxin and sterigmatocystin biosynthesis by A. tamarii and A. Ochraceoroseus”, Applied Microbiology and Biotechnology, số 53(5), pp. 605-609.
18. M.A. Passone, M. Ruffino, V.Ponzio, S.Resnik và M.G. Etcheverry (2009), “Postharvest control of peanut Aspergillus section Flavi populations by a
formulation of food-grade antioxidants”, International Journal of Food Microbiology, số 131(2-3), pp. 211-217.
19. Masako Takino và Toshitsugu Tanaka (2008), “Determination of aflatoxins in food by LC/MS/MS”, Agilent Technology, pp. 1-8.
20. Qing Kong, Shihua Shan, Qizheng Liu, Xiudan Wang và Fangtang Yu (2010), “Biocontrol of Aspergillus flavus on pea- nut kernels by use of a strain of marine Bacillus megaterium”, International Journal of Food Microbiology, số 139(1-2), pp. 31-35.
21. S. Marin, A.J. Ramos, G. Cano-Sancho và V. Sanchis (2013), “Mycotoxin: Occurrence, toxicology, and exposure assessment”, Food and Chemical Toxicology, pp. 218-237.
22. Shi Chun Pei, Yuan Yuan Zhang, Sergei A. Eremin và Won Jong Lee (2009),“Detection of aflatoxin M1 in milk products from China by ELISA using monoclonal antibodies”, Food control, số 20(12), pp. 1080-1085.
23. Stephen W. Peterson, Yoko Ito, B. W. Horn và T. Goto (2001), “Aspergillus bombycis, a new aflatoxigenic species and genetic variation in its sibling species, A. Nomius”, Mycologia, số 93(4), pp. 689-703.
24. S.M. Virmani (1997), “Rish of aflatoxin contamination of groundnut in Vietnam: A preliminary study”, Aflatoxin Contamination Problems in Groundnut in Asia, pp. 66-78.
25. V. Sanchis và N. Magan (2004), “Environmental conditions affecting mycotoxins”, Mycotoxins in food Detection and control, Chapter 8 pp. 174– 189.
26. Zhaohui Fu, Xuexiang Huang và Shungeng Min (2008), “Rapid determination of aflatoxins in corn and peanuts”, Journal of Chromatography A, số 1209(1- 2), pp. 271-274.
Tài liệu Internet
27. Cục Xúc Tiến Thương Mại (2014), “Lạc vỏ và lạc nhân Việt Nam – tiềm năng tăng trưởng ổn định”, Trang thông tin điện tử Cục Xúc Tiến Thương Mại,
truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2015, <http://www.vietrade.gov.vn/nong-sn- khac/4287-lc-v-va-lc-nhan-vit-nam-tim-nng-tng-trng-n-nh.html>.
28. Tổng cục Thống kê (2015), “Tình hình kinh tế - xã hội quý I năm 2015”,
Trang thông tin điện tử Tổng Cục Thống Kê, truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2015, <http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=14244>.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng thành phần dinh dưỡng chứa trong hạt lạc Phụ lục 2: Phân loại mycotoxin chính của IARC
Phụ lục 3: Sản phẩm chuyển hóa của aflatoxin B1
Phụ lục 2. Phân loại mycotoxin chính của IARC
Thứ tự xếp loại IARC Mycotoxin
1 AF
2A -
2B AFM1, FBs, OTA, sterigmatocystin
3 DON, NIV, PAT, T-2/H-2, ZEA, citrinin, fusarenon-X
Phụ lục 4: Sắc ký đồ của một số mẫu lạc nhân
PL 4.1: Sắc ký đồ mẫu lạc nhân PCK1 không phát hiện aflatoxin.
PL 4.2: Sắc ký đồ mẫu lạc nhân PN1 không phát hiện aflatoxin
Sample Name: "Std Mix 6-10ppb" Sample ID: "" File: "DataSET2.wiff" Peak Name: "G2" Mass(es): "331.000/245.000 Da" Comment: "" Annotation: "" 0.0 1.0 2.0 3.0 4.0 5.0 6.0 7.0 8.0 9.0 Time, min 0.0 2000.0 4000.0 6000.0 8000.0 1.0e4 1.2e4 1.4e4 1.6e4 1.8e4 2.0e4 2.2e4 2.4e4 2.6e4 In te ns ity , c ps 7.36
Sample Name: "Std Mix 6-10ppb" Sample ID: "" File: "DataSET2.wiff" Peak Name: "G1" Mass(es): "329.000/243.000 Da" Comment: "" Annotation: "" 0.0 1.0 2.0 3.0 4.0 5.0 6.0 7.0 8.0 9.0 Time, min 0.0 2000.0 4000.0 6000.0 8000.0 1.0e4 1.2e4 1.4e4 1.6e4 1.8e4 2.0e4 2.2e4 2.4e4 2.6e4 2.8e4 3.0e4 3.2e4 3.4e4 3.6e4 3.8e4 4.0e4 4.2e4 In te ns ity , c ps 7.49
Sample Name: "Std Mix 6-10ppb" Sample ID: "" File: "DataSET2.wiff" Peak Name: "B2" Mass(es): "315.000/259.000 Da" Comment: "" Annotation: "" 0.0 1.0 2.0 3.0 4.0 5.0 6.0 7.0 8.0 9.0 Time, min 0.00 5000.00 1.00e4 1.50e4 2.00e4 2.50e4 3.00e4 3.50e4 4.00e4 4.50e4 5.00e4 5.50e4 6.00e4 6.50e4 7.00e4 7.50e4 8.00e4 8.50e4 9.00e4 9.50e4 1.00e5 1.05e5 In te ns ity , c ps 7.67
Sample Name: "Std Mix 6-10ppb" Sample ID: "" File: "DataSET2.wiff" Peak Name: "B1" Mass(es): "313.000/241.000 Da" Comment: "" Annotation: "" 0.0 1.0 2.0 3.0 4.0 5.0 6.0 7.0 8.0 9.0 Time, min 0.0 5000.0 1.0e4 1.5e4 2.0e4 2.5e4 3.0e4 3.5e4 4.0e4 4.5e4 5.0e4 5.5e4 6.0e4 6.5e4 7.0e4 7.5e4 In te ns ity , c ps 7.76
Sample Name: "LN-PCK1-3.38g-1ml" Sample ID: "" File: "DataSET1.wiff" Peak Name: "G2" Mass(es): "331.000/245.000 Da" Comment: "" Annotation: "" 0.0 1.0 2.0 3.0 4.0 5.0 6.0 7.0 8.0 9.010.011.0 Time, min 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000 1100 1200 1300 1400 1500 1600 1700 1800 1900 In te ns ity , c ps 10.06 10.80 0.09 0.42 8.99 4.10
Sample Name: "LN-PCK1-3.38g-1ml" Sample ID: "" File: "DataSET1.wiff" Peak Name: "G1" Mass(es): "329.000/243.000 Da" Comment: "" Annotation: "" 0.0 1.0 2.0 3.0 4.0 5.0 6.0 7.0 8.0 9.010.011.0 Time, min 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500 550 600 In te ns ity , c ps 10.91 0.03 9.75 0.19 0.37 9.06 4.89 0.50 5.90 1.54 6.76 8.52 1.82 6.34 2.83 4.475.54 1.88 8.18
Sample Name: "LN-PCK1-3.38g-1ml" Sample ID: "" File: "DataSET1.wiff" Peak Name: "B2" Mass(es): "315.000/259.000 Da" Comment: "" Annotation: "" 0.0 1.0 2.0 3.0 4.0 5.0 6.0 7.0 8.0 9.010.011.0 Time, min 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500 550 600 In te ns ity , c ps 0.72 10.30 10.44 10.71 9.37 9.47 9.24 1.01 0.18 1.12