Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá một số phương pháp bảo quản lạc nhân nhằm giảm nhiễm độc tố vi nấm aflatoxin (Trang 26)

 Xác định độ ẩm và mức độ nhiễm aflatoxin của lạc nhân trước khi bảo quản - Lạc nhân thu mua tại Bắc Giang được chọn chất lượng đồng đều.

- Mẫu lạc ban đầu qua chọn lựa được đem đi kiểm tra độ ẩm và hàm lượng aflatoxin trong lạc với số lượng 10 mẫu lạc nhân lấy ngẫu nhiên từ lô lạc thu về.

- Kiểm tra độ ẩm và tình trạng nhiễm aflatoxin.

- Mẫu lạc kiểm tra có nhiễm aflatoxin sẽ được loại khỏi thí nghiệm.

 Định kỳ đánh giá sự thay đổi độ ẩm và mức độ nhiễm aflatoxin trong các mẫu lạc nhân sau bảo quản bằng các giải pháp.

- Mẫu chứng 1 là mẫu lạc nhân ban đầu mua về chưa được lựa chọn, loại tạp và loại lạc có chất lượng kém đựng trong bao đay.

- Mẫu thí nghiệm 1 là mẫu đựng trong bao đay chứa lạc nhân đã được lựa chọn, loại tạp, loại những hạt có chất lượng kém (hạt mốc, hạt lép, hạt nảy mầm, hạt vỡ, hạt biến màu).

- Mẫu kiểm soát đựng trong bao bì túi PP được đóng trong các điều kiện khác nhau: không khí thường, hút chân không, thay toàn bộ không khí bằng khí nitơ.

- Cách thức đóng gói và lấy mẫu kiểm tra:

 Đối với bao đay mỗi loại lạc sẽ được đóng trong bao đay 25kg gập mép, khâu chéo so le; bảo quản mẫu ở điều kiện nhiệt độ thường trong tủ đựng mẫu; mỗi lần lấy mẫu sẽ mở chỗ đường khâu để lấy mẫu tại bên trên bao, ở giữa và đáy bao sau đó lại khâu lại để cho lần kiểm tra sau.

 Đối với túi PP có kích thước 20cm×30cm, mỗi túi đóng trong túi 1kg, hàng tháng mỗi lần kiểm tra lấy 3 túi ngẫu nhiên/ 1 mẫu trong số các túi để kiểm tra.

- Chỉ tiêu kiểm tra: độ ẩm và hàm lượng aflatoxin.

- Thời gian kiểm tra: t0 – thời điểm ngay trước khi bảo quản; t1- bảo quản sau 1 tháng; t2 – bảo quản 2 tháng; t3 – bảo quản 3 tháng; t4 – bảo quản 4 tháng.

- Kế hoạch đóng gói với các vật liệu bao gói và môi trường khí quyển của mỗi loại lạc thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.1. Đóng gói lạc với các vật liệu bao gói và môi trường khí quyển thay đổi

Môi trường

Vật liệu

Không khí thường Chân không Khí nitơ

t1 t2 t3 t4 t1 t2 t3 t4 t1 t2 t3 t4

Bao đay 1 (lạc chưa chọn) x x x x 0 0 0 0 0 0 0 0

Bao đay 2 (lạc chọn) x x x x 0 0 0 0 0 0 0 0

Túi PP x x x x x x x x x x x x

Ghi chú:

Tại thời điểm t0: 10 mẫu lạc nhân được lấy để kiểm tra độ ẩm và hàm lượng aflatoxin.

Tại các thời điểm t1, t2, t3, t4 sẽ kiểm tra bằng cách lấy ngẫu nhiên 3 túi mỗi loại để đi kiểm tra và lấy giá trị trung bình của kết quả kiểm tra.

Tổng số mẫu mỗi loại lạc kiểm tra trong suốt quá trình thực nghiệm là:

10 +4×5=30 mẫu

Mẫu lạc được mã hoá trong bảng dưới đây:

Bảng 2.2. Mã hóa mẫu lạc nhân trong các điều kiện bảo quản

Môi trường Vật liệu

Không khí thường Chân không Khí nitơ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

t1 t2 t3 t4 t1 t2 t3 t4 t1 t2 t3 t4

Bao đay 1 Đ11 Đ12 Đ13 Đ14 Bao đay 2 Đ21 Đ22 Đ23 Đ24

Túi PP PP1 PP2 PP3 PP4 PCK1 PCK2 PCK3 PCK4 PN1 PN2 PN3 PN4

Trong đó:

- Mẫu Đ11 là mẫu lạc không loại tạp, đóng gói và bảo quản bằng bao đay kiểm tra sau bảo quản 1 tháng.

- Mẫu Đ21 là mẫu lạc được chọn lựa, đóng gói và bảo quản bằng bao đay kiểm tra sau bảo quản 1 tháng.

- PP1 là mẫu lạc được bảo quản bằng túi PP ở điều kiện không khí thường sau 1 tháng bảo quản.

- PCK1 là mẫu lạc được bảo quản bằng túi PP hút chân không sau 1 tháng bảo quản.

- PN1 là mẫu lạc được bảo quản bằng túi PP trong môi trường khí nitơ sau 1 tháng bảo quản.

Một phần của tài liệu Đánh giá một số phương pháp bảo quản lạc nhân nhằm giảm nhiễm độc tố vi nấm aflatoxin (Trang 26)