Nhân thể (cơ thể người) là một khối chỉnh thể hữu cơ, nhân thể với môi trường tự nhiên cũng là một chỉnh thể hữu cơ. Khi tiến hành ẩm thực liệu pháp (ăn uống trị liệu), nên chú ý mối tương quan ở nội bộ nhân thể, giữa nhân thể với môi trường tự nhiên, duy trì tính thống nhất và ổn định giữa nội thể và môi trường bên ngoài.
1. Điều chỉnh âm dương
Sự cân bằng thống nhất giữa hai mặt âm dương trong cơ thể, giúp duy trì hoạt động sinh lý chính thường của nhân thể. Bệnh tật phát sinh chung quy là do âm dương mất thăng bằng gây nên. “Âm thịnh tất dương bệnh, dương thịnh tất âm bệnh”, “Âm hư tất nhiệt”, “Dương hư tất hàn” dùng phương pháp “Tổn hữu hư bổ bất túc” mục đích để điều chỉnh âm dương, khôi phục trạng thái cân bằng âm dương của cơ thể. Ví dụ như dương thịnh thì dễ bị hao tổn âm dịch, về ăn uống trị liệu nên dùng các món ăn thanh nhiệt, sinh tân dịch, như cháo rau câu, cháo đậu xanh. Nếu dương hư không thể chế âm, âm thịnh dương suy, thì nên dùng các món ăn ôn trung tán hàn, như canh thịt dê nấu đương quy, gừng tươi, rau hẹ xào hồ đào nhân, canh thịt dê, để giúp bổ dương chế âm.
2. Điều hoà tạng phủ
Giữa các tạng phủ, giữa tạng phủ với nhân thể là một khối chỉnh thể thống nhất. Tạng phủ bệnh biến sẽ phản ánh đến một cục bộ nào đó trên nhân thể; cục bộ bệnh biến thể hiện cho biết tạng phủ nào đó bị bệnh. Một tạng phủ phát sinh bệnh biến sẽ ảnh hưởng đến công năng của tạng phủ khác. Về ẩm thực trị liệu nên điều hoà giữa các tạng phủ, mối liên hệ giữa cục bộ và cơ thể với nhau như chứng hoa mắt, nhìn vật không rõ là do can huyết bất túc biểu hiện ở mắt, về ẩm thấp trị liệu tu bổ can thận là chính, chọn lấy các món ăn như gan lợn xào câu kỷ, canh gan lợn. Bị chứng miệng lưỡi lở loét là do tâm vị hoả vượng phản ánh ở miệng lưỡi, về trị liệu nên thanh tâm tả hoả là chính, chọn các món ăn như cháo đẳng tâm, trà trúc diệp lô căn. Những người thận âm hư không thể dưỡng phế nên thận nhuận phế là chính, dùng canh bách hợp nấu câu kỷ. Bị chứng can dương vượng đau đầu, ù tai, mắt đỏ phiền não dễ phẫn nộ có thể dùng trà cúc hoa, cháo rau cần để bình can tả hoả, hoặc cũng có thể dùng cháo sơn dược tu bổ tỳ thổ, để tránh can mộc vượng khắc tỳ thổ, ngoài ra có thể dùng canh thận lợn, trái dâu tằm tu bổ thận thuỷ để dưỡng can mộc hoặc có thể dùng cháo trúc diệp, trà đăng tâm để hoả tâm hoả, vì can mộc sinh tâm hoả, thực thì tả can. Theo đó, bệnh biến ở tạng phủ khác cũng có thể căn cứ mối liên quan giữa các tạng phủ, chọn lấy thực phẩm thích đáng để điều hoà sự cân bằng của âm dương, đạt đến hiệu quả trị liệu.
3. Thích ứng khí hậu
Sự biến đổi của khí hậu bốn mùa có ảnh hưởng nhất định đối với công năng sinh lý và bệnh biến của nhân thể, do đó khi ứng dụng ẩm thực liệu pháp nên chú ý đặc biệt khí hậu.
Mùa xuân khí hậu trở nên ấm áp, vạn vật nảy sinh, ở cơ thể con người lấy can chủ sơ tiết làm đặc trưng, về ăn uống dùng bổ can là chính, chọn lấy những thức ăn như gan lợn xào rau hẹ, trà cúc hoa.
Mùa hè nắng nóng vạn vật trưởng thành, ở cơ thể lấy tạng tâm làm đặc trưng, về ăn uống nên thanh nhiệt sinh tân là chính, chọn lấy các món ăn lương, mát như cháo đậu xanh, cháo lá sen...
Mùa thu khô ráo, vạn vật đều tan, ở cơ thể lấy phế chủ thu liễm làm đặc trưng về ăn uống nên bổ phế nhuận phế, có thể dùng món bánh quả hồng, canh mộc nhĩ trắng.
Mùa đông hàn lạnh, vạn vật thu hàn, cơ thể lấy tạng thận làm đặc trưng, về ăn uống nên bổ thận ôn dương, như dùng món ăn thịt dê, thịt chó.
Đối với biện chứng luận trị cũng nên chú ý khí hậu từng mùa, ví dụ như bệnh cảm mạo vào mùa xuân hạ, nên chọn những loại thực phẩm cay mát như trà cúc hoa bạc hà, cháo lá sen; bệnh cảm mạo về mùa thu đông thì nên chọn những loại thực phẩm cay ấm giải biểu, như trà, gừng tươi, đường đỏ, cháo hành.
4. Tuỳ theo khu vực
Do địa thế cao thấp, điều kiện khí hậu và do thói quen sinh hoạt của mỗi khu vực khác nhau, nên hoạt động sinh lý và đặc điểm bệnh biến của con người cũng không giống nhau. Vì vậy nên tuỳ theo từng khu vực khác nhau, nên hoạt động sinh lý và đặc điểm bệnh biến của con người cũng không giống nhau. Vì vậy, nên tuỳ theo từng khu vực để phối chế bữa ăn hợp lý. Như những vùng ven biển khí hậu ẩm thấp, cư dân dễ bị thấp nhiệt, nên dùng những loại thực phẩm trừ thấp; ở vùng cao nguyên khí hậu khô lạnh, cư dân dễ bị nhiễm hàn, nên dùng những loại thực phẩm ôn dương tán hàn.
5. Sử dụng thực phẩm hợp lý
Trong bữa ăn hàng ngày, sử dụng thực phẩm hợp lý chủ yếu là chọn lấy thực phẩm hợp lý và gia công chế biến hợp lý.
Chọn lấy thực phẩm hợp lý là vấn đề tối quan trọng. Nếu chọn lấy thực phẩm thích đáng, có tính năng tương ứng, lại phối hợp năng tương ứng, lại phối hợp hợp lý thì rất có ích đối với sức khoẻ, đồng thời có thể đạt đến mục đích trị liệu nhất định. Và nếu chọn ngược lại thì có thể bất lợi đối với sức khoẻ hoặc dẫn đến phát sinh một số bệnh tật, không đạt được mục đích trị liệu. Ví dụ như
những người tâm thần bất an, nên chọn lấy những thực phẩm dưỡng tâm, an thần như tiểu mạch, hồng hoa, bách hợp, hạt sen, đại táo, tim lợn, trứng gà, mẫu lệ.
Gia công chế biến thực phẩm hợp lý cũng rất trọng yếu, nó làm giảm lượng dinh dưỡng trong thực phẩm bị tổn thất, đồng thời qua chế biến hợp lý làm tăng sự thèm ăn, lại dễ được cơ thể tiêu hoá hấp thụ. Ví dụ như khi nấu cơm, vo gạo không nên chà xát mạnh, khi nấu cơm có nhiều nước cơm cũng nên lấy dùng lấy. Nếu thực phẩm là loại rau thì nên chọn lấy loại rau xanh tươi, cắt xong không nên để lâu. Khi chế biến món ăn gia phụ liệu thích đáng để làm tăng sắc, hương vị của món ăn, giảm thiểu lượng vitamin C bị tổn thất. Khi xào rau nên dùng lửa lớn xào nhanh. Những loại rau và dưa quả, nếu cả vỏ ăn được thì không nên bỏ vỏ. Còn những thực phẩm động vật thường khó tiêu hoá, vì vậy khi chế biến nên nấu chín, nếu là người già và trẻ em thì nên nấu chín nhừ để có lợi ích cho tiêu hoá hấp thu.
Ngoài ra, chọn lấy món ăn thích hợp cũng là điều cần chú trọng. Như phòng trị bệnh cảm mạo nên chọn lấy những thực phẩm có vị cay hoặc thơm, đảo qua nước sôi là được, nếu nấu canh thì không nên nấu quá lâu, để tránh mùi thơm bốc hơi, mất đi công hiệu giải biểu. Còn như bệnh tỳ vị thì thường dùng món cháo để có lợi cho điều lý tỳ vị. Nếu bệnh thuộc hư thì nên dùng các món hầm, nhưng bổ dưỡng hoặc ngâm rượu. Tóm lại nên căn cứ vào thói quen sinh hoạt và tình huống bệnh tình cụ thể để chọn lấy loại thực phẩm tương ứng.
6. Ăn uống khoa học hợp lý
Người ta đề ra bốn điều ăn uống hợp lý sau đây:
a. Bữa ăn phải diễn ra trong một bầu không khí hào hứng, yên tĩnh, ấm cúng, vui vẻ giúp thức ăn được tiêu hoá dễ dàng hơn và hấp thu tốt.
b. Tôn trọng tuyệt đối giờ ăn và phân phối hợp lý lượng thức ăn cho các bữa ăn.
- Bữa sáng (6 - 7 giờ) chiếm 25% khẩu phần cả ngày và bao gồm những thức ăn tạo nhiệt lượng như: thịt, trứng, bơ, pho mát, bánh mì.
- Bữa trưa (11 - 12 giờ) nhẹ nhàng hơn, chiếm 15% khẩu phần ăn cả ngày. Bữa chiều (17- 18 giờ), gồm 50% khẩu phần.
- Bữa tối, trước lúc đi nằm 2 - 3 giờ chiếm 10%, gồm sữa chua, pho mát, hoa quả. Cách ăn 4 bữa một ngày làm cho người ta sảng khoái, tăng sức làm việc, giữ sức khỏe và tránh béo phì. Cũng có thể ăn 3 bữa một ngày, bỏ bữa ăn tối.
c. Thức ăn phải thật phong phú và phải bao gồm thực phẩm động vật và thực vật.
d. Thức ăn không vượt quá nhu cầu của cơ thể. Ăn uống từ tốn, điều độ, chỉ ăn lúc đói và không bao giờ ăn quá no.
Ở Trung Quốc người ta nhấn mạnh 3 điều quan trọng đối với thực phẩm chế biến là “rẻ, tiện, bổ dưỡng”. Người Trung Quốc thích ăn các loại đậu phụ, các loại rau xanh.