Về đặc điểm trình tự ADN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái thực vật, trình tự ADN và hàm lượng rotundin trong một số loài stephania lour ở việt nam (Trang 66)

- Về phương pháp nghiên cứu:

Vùng ITS có kích thước ngắn dễ khuếch đại, là vùng có mức biến đổi cao nên thường được ứng dụng trong nghiên cứu tiến hóa của sinh vật và là cơ sở chính xác để phân loại các loài thực vật. Do đó đề tài đã dùng kỹ thuật PCR với các mồi ITS4, ITS5 để xác định trình tự đoạn ITS của 12 mẫu nghiên cứu. Mặt khác nghiên cứu này đã giải trình tự 2 chiều, đoạn trình tự chính thức có được thông qua đối chiếu các Nucleotide trên 2 trình tự ngược chiều nhau theo nguyên tắc ghép đôi nên đảm bảo tính chính xác của trình tự thu được.

- Về kết quả nghiên cứu thu được:

Trong 12 mẫu nghiên cứu, hai mẫu B6.VTV và B6.BV (không củ) tách biệt hẳn thành một nhóm riêng so với nhóm các loài còn lại (có củ). Như vậy có thể giả

thuyết sự liên quan đặc tính có củ và trình tự ITS của các loài trong chi Stephania

Lour.

Khi so sánh trình tự ADN của các loài nghiên cứu và các trình tự đã công bố trên ngân hàng gen thế giới thì mức tương đồng đạt khá cao từ 95 đến 99% trong đó

có 02 loài chưa có cơ sở dữ liệu trên ngân hàng gen thế giới là loài S. venosa và loài

S. pierrei vì vậyđây là một đóng góp mới của đề tài.

Từ sơ đồ mối quan hệ di truyền, 02 mẫu của các loài: S. dielsiana, S. venosa

S. kwangsinensis có mức tương đồng cao là 99% là do sự phù hợp về điều kiện địa lí của nơi sống tự nhiên và nơi trồng lưu mẫu;

Hai mẫu của loài S. brachyandra có mức tương đồng thấp hơn là 98% tức là

đã xuất hiện sự sai khác về di truyền và sự sai khác này có thể là do sự di chuyển từ nơi sống tự nhiên là Sapa có khí hậu ôn đới về Bắc Giang và vườn Thực vật - Đại học Dược Hà Nội có khí hậu nóng hơn. Trên thực tế các mẫu của loài này khi trồng tại Sapa khối lượng củ đạt 5-7kg/củ, còn nếu trồng tại Vườn thực vật khối lượng củ chỉ đạt 0.7kg/củ và tại Vườn Bắc Giang khối lượng củ đạt 1kg/củ.

Hai mẫu của loài S. pierrei có mức tương đồng thấp nhất chỉ đạt 92%, có thể

là do bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi sự thay đổi điều kiện trồng, loài này có nơi sống tự nhiên tại vùng núi đất Ninh Thuận có khí hậu nhiệt đới, nắng nóng quanh năm,

59

đồng thời do chiều dài đoạn ADN nghiên cứu mới ở khoảng 600 bp. Để tăng độ chính xác trong phân loại bằng trình tự ADN, cần có phương pháp để xác định thêm trình tự các đoạn ADN dài hơn nữa.

Kết quả trình tự ADN là một bộ dữ liệu quan trọng để phân loại và xác định

tên khoa học của các loài trong chi Stephania Lour. vì việc thu thập mẫu đầy đủ cây

đực và cây cái của các loài trong chi này khá khó khăn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái thực vật, trình tự ADN và hàm lượng rotundin trong một số loài stephania lour ở việt nam (Trang 66)