Loài B5

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái thực vật, trình tự ADN và hàm lượng rotundin trong một số loài stephania lour ở việt nam (Trang 42)

Rễ củ lớn, hình dạng thay đổi vỏ ngoài màu nâu đất có nốt sần màu trắng Thân leo, nhỏ toàn cây không lông.

Lá đơn nguyên, mọc cách; Cuống lá dài 4-9 cm. Phiến lá hình tròn dạng tam giác; Dài và rộng gần bằng nhau 7-12 cm. Gân 10-11, xuất phát từ chỗ đính của cuống lá.

Hoa đơn tính khác gốc. Cụm hoa đực xim tán kép. Cuống cụm hoa dài 2-7 cm, gồm 7-10 tán, cuống tán dài 0,5-1 cm. Đài 6, xếp 2 vòng, vòng ngoài hình thìa, cao 1,5-1,6 mm, rộng 0,4-0,6 mm, vòng trong hình trứng, cao 1-1,2 mm, rộng 0,2- 0,4 mm; cánh hoa 3, màu vàng nhạt, cao khoảng 0,7 mm, rộng khoảng 0,6 mm, cong dạng vỏ hến. Cột nhị cao 0,7-1 mm. Bao phấn 4, dính lại thành đĩa.

Cụm hoa cái xim tán kép, cuống dài khoảng 5 mm, có 7-12 tán kép; đài 1, gần như hình trứng, cao khoảng 0,3 mm, có lông mịn; cánh hoa 2, hình trứng cao 0,4-0,8 mm, rộng khoảng 0,5 mm, màu vàng đậm.

Quả hạch, dài khoảng 5 mm, rộng khoảng 4 mm. Hạt hình móng ngựa, trên lưng có 4 hàng gai, mỗi hàng gai chữa 18-19 gai dẹt, dạng móc.

Sau khi đối chiếu với các chuyên luận trong Thực vật chí tổng quát Đông Dương [44], Cây cỏ Việt Nam [14], Thực vật chí Thái Lan [33], Thực vật chí Trung

Quốc [36], [45], đã giám định được tên khoa học của loài B5 là Stephania

kwangsiensis H. S. Lo.Thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae).

Mẫu tiêu bản được lưu ở Phòng tiêu bản trường Đại học Dược Hà Nội, mã số HNIP/17793/11).

35

1 2 3 4

5 6 7 8

9 10 11 12

Hình 3.3. Hình ảnh loài Stephania kwangsiensis H. S. Lo.

1. Cành mang lá 5. Hoa đực 9. Tràng hoa đực

2. Củ 6. Đài hoa cái 10. Bầu

3. Cụm hoa cái 7. Đài hoa đực 11. Bộ nhị

36

Hình 3.4. Hình vẽ loài Stephania kwangsiensis H. S. Lo.

1. Cành mang hoa 2. Bầu 3. Hoa cái 4. Nhị 5. Hoa đực 6. Củ 7. Hạt 1 cm

37

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái thực vật, trình tự ADN và hàm lượng rotundin trong một số loài stephania lour ở việt nam (Trang 42)