1 Tiền gửi ngân hàng

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU HÀNG KHÔNG VIỆT NAM (Trang 32 - 35)

SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 131

1 Tiền gửi ngân hàng

Tiền gửi ngân hàng

131 01112 112

2.4.5. Hạch toán dự phòng phải thu khó đòi

Dự phòng phải thu khó đòi thể hiện phần giá trị dự kiến bị tổn thất của các khoản nợ phải thu có khả năng không được khách hàng thanh toán đối với các khoản phải thu tại thời điểm lập báo cáo tài chính. Dự phòng phải thu khó đòi tại công ty được trích lập như sau:

+ Đối với những khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán từ 3 tháng trở lên đến dưới 1 năm thì công ty trích lập 30% giá trị khoản nợ.

+ Đối với những khoản nợ quá hạn thanh toán từ 1 năm đến dưới 2 năm thì công ty trích lập dự phòng với tỷ lệ 50% giá trị khoản nợ.

+ Đối với nhứng khoản nợ quá hạn thanh toán từ 2 năm đến dưới 3 năm thì công ty trích lập dự phòng với tỷ lệ là 70 % giá trị khoản nợ.

Cuối năm tài chính, nếu số dự phòng phải thu cần lập cho năm sau lớn hơn số dự phòng đã lập, kế toán trích bổ sung:

Nợ TK 642 Có TK 139 Ngược lại, kế toán hoàn nhập dự phòng:

Nợ TK 139 Có TK 642

Khi khách hàng mất hẳn khả năng thanh toán, kế toán tiến hành xoá sổ: Nợ TK 139 : số dự phòng đã lập

Nợ TK 642: số còn lại

Có TK 131: giá trị khoản còn phải thu Khi khách hàng đã xoá sổ thanh toán cho công ty:

Nợ TK 111,112.. Có TK 711

Tại công ty, khách hàng đa số là các hãng Hàng không có mối quan hệ lâu năm với công ty, chính vì vậy, các khoản phải thu của các khách hàng này rất hiếm khi quá hạn. Các khoản phải thu khó đòi tại công ty thường xảy ra đối với các doanh nghiệp công nghiệp và các khách hàng lẻ, chính vì vậy, công ty thường phải trích lập dự phòng cho những khách hàng này.

2.5.5. Hạch toán thuế GTGT đầu ra

Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Doanh thu bán nhiên liệu bao gồm doanh thu bán dầu Jet A1, doanh thu bán Do, Fo, doanh thu bán A83, A92, các mặt hàng xăng nhớt. Doanh thu bán nhiên liệu hàng không cho tuyến nội địa của công ty chịu thuế suất 10%. Doanh thu bán dầu cho các hãng hàng không quốc tế và các chuyến bay của các hãng hàng không nội địa bay quốc tế không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.

Việc quản lý và hạch toán thuế GTGT đầu ra tuỳ thuộc vào phương thức bán hàng là bán trực tiếp tại công ty hay bán ở các xí nghiệp

TH1: Hàng bán trực tiếp tại công ty

Trong trường hợp này, hàng ngày, khi có nghiệp vụ xuất bán nhiên liệu cho tuyến bay nội địa, kế toán căn cứ vào hoá đơn bán hàng do phòng kinh doanh xuất nhập khẩu chuyển lên, xác định số thuế GTGT đầu ra, trên cơ sở đó, làm căn cứ tính ra số thuế đầu ra phải nộp cuối kỳ.

Số thuế GTGT đầu ra = Doanh thu bán ngoài * Thuế suất thuế GTGT

TH2: Hàng xuất bán tại các xí nghiệp

Luật thuế GTGT quy định, các đơn vị hạch toán phụ thuộc nếu xác định được thuế GTGT đầu vào, đầu ra thì phải kê khai nộp thuế ở địa phương. Vì thế, hàng tháng, thuế GTGT được theo dõi ở cả công ty và xí nghiệp.

Cuối mỗi tháng, căn cứ vào lượng hàng bán ra của các xí nghiệp, phòng kinh doanh xuất nhập khẩu viết hoá đơn GTGT theo giá điều chuyển nội bộ (còn gọi là hoá đơn luân chuyển nội bộ - biểu số 6). Hoá đơn này là căn cứ để xác định thuế GTGT đầu ra của công ty và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ ở các xí nghiệp.

Tóm lại, đối với các mặt hàng chịu thuế GTGT, tại công ty, thuế đầu ra được xác định căn cứ vào các hoá đơn bán hàng trực tiếp và hoá đơn luân chuyển nội bộ giữa công ty và xí nghiệp. Thuế đầu vào được xác định khi công ty tiến hành nhập khẩu hàng hoá. Tại xí nghiệp, thuế GTGT đầu ra của công ty chính là thuế đầu vào của xí nghiệp. Thuế đầu ra tại xí nghiệp được xác định khi hàng hoá được xác định là tiêu thụ. Mỗi xí nghiệp đều có mã số thuế riêng và tiến hành kê khai, nộp thuế tại địa phương nơi xí nghiệp đóng trụ sở.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU HÀNG KHÔNG VIỆT NAM (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w