Thu thập, xử lý và phân tích số liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của cộng hưởng từ 1,5 Tesla trong chẩn đoán và tiên lượng nhồi máu não giai đoạn cấp tính (Trang 74)

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨ U

5. Thu thập, xử lý và phân tích số liệu

Thu thập số liệu: Theo mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất và thu thập

các thông tin từ hồ sơ bệnh án.

Xử lý số liệu: Các số liệu được thống kê và xử lý bằng các thuật toán

thống kê thích hợp trên phần mềm SPSS 16.0 - Tính tỷ lệ %

- Tính giá trị trung bình

- Kiểm định sự khác biệt thống kê, có ý nghĩa thống kê khi p< 0,05:

Đối với so sánh các tần số và tỷ lệ dùng trắc nghiệm Chi bình phương, trắc

nghiệm kiểm định Mann Whitney được sử dụng để so sánh các biến liên tục

phân bố không chuẩn.

- Phân tích hồi quy đa biến đánh giá các yếu tố giúp tiên lượng phục

hồi lâm sàng

Phân tích ROC (receiver operating characteristic)

- Đường cong ROC được hình thành khi nối các điểm giao nhau giữa độ nhạy và độ dương tính giả (1- độ đặc hiệu) tại mỗi điểm cắt.

- Diện tích dưới đường cong ROC (AUC): được sử dụng như một chỉ

số đánh giá khả năng phân giữa biệt bệnh, không bệnh của một phương pháp chẩn đoán/ đánh giá. Giá trị này dao động từ 0,5-1[133].

- Giá trị diện tích dưới đường cong:

o Bằng 0,5 tương đương khả năng phân biệt của phương pháp chẩn đoán/ đánh giá chỉ như may rủi, không có ý nghĩa.

o Giá trị ≥ 0,75: khả năng phân biệt chấp nhận được.

o Giá trị bằng 1: phân biệt chính xác tất cả các trường hợp bệnh,

Một số phân tích đánh giá

Một số đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu

+Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu và sự phân bố theo các nhóm tuổi. +Tỷ lệ % nam, nữ của đối tượng nghiên cứu

+ Đánh giá liên quan giữa nhồi máu não với một số yếu tố nguy cơ (tỷ

lệ % nhồi máu não theo các yếu tố nguy cơ).

Đối với mục tiêu 1: Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ nhồi

máu não cấp tính

+ Thời gian trung bình từ khi có triệu chứng đến khi được chụp CHT. + Số tổn thương nhồi máu và phân bố theo vị trí nhồi máu não trên CHT. + Thể tích trung bình nhồi máu não lúc nhập viện

+ So sánh thể tích nhồi máu não trung bình đối với nhồi máu các động

mạch khác nhau.

+ Tỷ lệ tắc mạch não trên xung mạch TOF và phân bố theo vị trí tắc mạch não. + Hệ số tương quan r (Spearman) để đánh giá sự liên quan giữa thể tích nhồi máu và thang điểm ASPECTS đối với nhồi máu thuộc động mạch não giữa

+ Liên quan giữa tồn tại vùng nguy cơ nhồi máu với thời gian và tắc mạch .  Đối với mục tiêu 2: Đánh giá vai trò của CHT trong chẩn đoán và tiên

lượng nhồi máu não cấp

Đánh giá vai trò của CHT trong chẩn đoán nhồi máu não cấp tính

+ Tính độ nhạy của các chuỗi xung CHT trong chẩn đoán nhồi máu

não: Tỷ lệ số bệnh nhân được phát hiện/tổng số bệnh nhân (với tiêu chí chẩn đoán nhồi máu não là có triệu chứng thần kinh rõ ràng, được đánh giá qua thang điểm NIHSS và loại trừ chảy máu trên CHT).

+ Đánh giá liên quan giữa thể tích nhồi máu và khả năng phát hiện tổn thương trên các chuỗi xung.

+ Tính độ nhạy của chuỗi xung TOF trong chẩn đoán mạch não tắc, sự

phù hợp giữa chẩn đoán tắc mạch não trên TOF và chụp mạch ở các bệnh nhân có chụp mạch não số hóa xóa nền (DSA).

Vai trò CHT trong tiên lượng nhồi máu não cấp tính

Vai trò CHT trong tiên lượng tiến triển nhồi máu não cấp tính

+ Đánh giá liên quan giữa thể tích nhồi máu não và thời gian từ khi

khởi phát đến khi được chụp CHT

+ Xác định liên quan giữa sự tồn tại vùng nguy cơ nhồi máu và tiến

triển nhồi máu não: Chia bệnh nhân ra các nhóm có vùng nguy cơ hay không có vùng nguy cơ để so sánh.

+ Đánh giá liên quan giữa tắc mạch và sự tiến triển nhồi máu não: Chia bệnh nhân ra các nhóm có tắc mạch (được tái thông và không được tái thông)

và không tắc mạch để so sánh.

Vai trò CHT trong tiên lượng phục hồi lâm sàng (dựa trên thang

điểm tàn phế mRs)

 Phân tích ROC tính độ nhạy, độ đặc hịêu, độ chính xác và diện tích dưới đường cong đánh giá:

+ Liên quan giữa thể tích nhồi máu và mức độ hồi phục lâm sàng. + Liên quan giữa thang điểm ASPECTS và mức độ hồi phục lâm sàng

đối với bệnh nhân nhồi máu động mạch não giữa.

 Phân tích đánh giá liên quan giữa thang điểm pc-ASPECTS và mức độ

hồi phục lâm sàng đối với bệnh nhân nhồi máu tuần hoàn sau.

 Đánh giá liên quan giữa tắc mạch và hồi phục lâm sàng

 Đánh giá liên quan giữa tái thông mạch não và hồi phục lâm sàng

 Phân tích hồi quy đa biến đánh giá yếu tố liên quan chính tới hồi phục

lâm sàng: tuổi, thể tích nhồi máu não ban đầu, vị trí nhồi máu, điểm

NIHSS lúc vào viện, tái thông mach sớm hay không, phương pháp điều trị…

 Nhận xét một số yếu tố nguy cơ của các bệnh nhân chảy máu có triệu

chứng và sự phục hồi lâm sàng của nhóm bệnh nhân này.

 So sánh một số đặc điểm lâm sàng và hình ảnh của hai nhóm bệnh nhân

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 12 năm 2013, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu 145 bệnh nhân nhồi máu não cấp tính tại bệnh viện Bạch Mai. Kết

quả nghiên cứu được trình bày qua các bảng, biểu sau:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của cộng hưởng từ 1,5 Tesla trong chẩn đoán và tiên lượng nhồi máu não giai đoạn cấp tính (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)