Dt = Giá trị dự toán Phần lợi nhuận định mức

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP (Trang 38 - 42)

- Giá thành thực tế ( Ztt ): được xác định trên cơ sở chi phí thực hiện liên quan đến từng công trình.

So sánh giá thành dự toán và giá thành thực tế: + Về mặt số lượng: ∆Z = Ztt - Zdt

+ Về mặt tỷ trọng: H = dt

tt

ZZ Z

∆Z < 0 : Doanh nghiệp đã tiết kiệm được chi phí hạ giá thành so với giá dự toán.

∆Z > 0: Doanh nghiệp đã không thực hiện được kế hoạch hạ giá thành. Tỷ lệ H < 1 : Doanh nghiệp đã hạ được giá thành sản phẩm.

Sau khi tính được các chỉ tiêu trên, kế toán tiến hành so sánh chênh lệch giữa chi phí thực tế và chi phí dự toán theo từng khoản mục:

Chênh lệch = CP thực tế từng khoản mục − CP dự toán từng khoản mục Nếu chênh lệch có dấu (+): Doanh nghiệp đã tiết kiệm được chi phí Nếu chênh lệch có dấu (−): Doanh nghiệp lãng phí chi phí sản xuất.

Qua các bước tiến hành phân tích trên, ta thấy được ảnh hưởng của mỗi khoản mục chi phí tới tổng giá thành thể hiện ở số chênh lệch tuyệt đối và tỷ trọng của mỗi khoản mục chi phí trong tổng số chung.

Các doanh nghiệp xây lắp thường áp dụng mẫu biểu bảng sau trong phân tích chi phí sản xuất và giá thành.

BẢNG PHÂN TÍCH GIÁ THÀNH

Công trình....

Khoản mục Dự toán Thực tế Chênh lệch

Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % CP NVLTT

CP NCTT CP SD MTC CP SXC

Tổng giá thành

1.5.2.2 Phân tích các khoản mục trong giá thành. ∗Chi phí NVLTT

So sánh thực tế với kế hoạch tiêu hao NVL để xác định số chênh lệch NVL, xác định các nhân tố ảnh hưởng là do biến đổi giá cả NVL đưa vào sản xuất, thay đổi cơ cấu sử dụng so với kế hoạch, tình hình thực hiện định mức hao phí, tình hình quản lý NVL...Ta sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích ảnh hưởng của các nhân tố:

Tổng chi phí NVL trong giá thành được xác định theo công thức : Vi = ΣMi × Pi

Trong đó: Vi : Tổng CP NVL

Mi : Mức tiêu hao NVL i cho sản phẩm Pi : Đơn giá NVL i

Để phản ánh trình độ sử dụng trình độ sử dụng NVL trong sản xuất, người ta sử dụng chi tiêu phân tích sau:

∆M = Σ( Mi1 − Mi0 ) × Pi0

Với điều kiện giả định mức tiêu hao thực tế, đơn giá thực tế để so sánh trình độ quản lý và sử dụng NVL của DN tiết kiệm hay lãng phí khi so sánh mức tiêu hao NVL của cùng một đối tượng thực tế và kế hoạch.

∗Chi phí NCTT.

Phân tích chỉ tiêu CP NCTT như sau:

- So sánh mức và tỷ lệ thực tế với kế hoạch để tính ra tổng số chênh lệch của CP NCTT trong giá thành

Chênh lệch tiền lương tuyệt đối = Quỹ lương thực tế − Quỹ lương kế hoạch Nếu chênh lệch có dấu (+): vượt chi phí quỹ lương

Nếu chênh lệch có dấu (−): tiết kiệm quỹ lương

- Xác định nhân tố ảnh hưởng là do thay đổi số lượng công nhân hoặc chi phí tiền lương. Để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố ta sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quỹ lươngCNTT(P) = Số lượng CN(N) − Mức lương bình quân một người (L) + ảnh hưởng của nhân tố N: ∆Pn = Σ( N1 − N0 ) × L0

+ ảnh hưởng của nhân tố L: ∆PL =Σ( L1 − L0 ) × N1

Tổng hợp cả hai nhân tố sẽ đánh giá mức độ ảnh hưởng của CP NCTT đến giá thành.

Chi phí sử dụng máy thi công.

Công thức phân tích chi phí sử dụng máy thi công như sau: P = SM × t × Ugm

Với: P : Chi phí sử dụng máy

SM: Số lượng máy đang hoạt động

t: Số giờ máy làm việc có hiệu quả bình quân một máy U gm: Năng suất bình quân một giờ máy

Sử dụng công thức này cho phép doanh nghiệp quản lý đánh giá tình hình sử dụng và hoạt động của máy thi công, trên cơ sở điều chỉnh công suất hoạt động của máy cho phù hợp.

Chi phí sản xuất chung.

Đây là khoản mục chi phí tổng hợp, phục vụ gián tiếp cho hoạt động sản xuất, do đó rất khó quản lý. Để khắc phục tình trạng này, doanh nghiệp cần đưa ra định mức chi tiêu cho chi phí sản xuất chung về chi phí điện, nước, điện thoại, tiếp khách..thường xuyên ghi chép, kiểm tra đối chiếu thực tế với hoá đơn, so sánh chi phí tháng này so với tháng khác. Khi có những khoản phát sinh lớn , đột biến cần xem xét, giải quyết thoả đáng nhằm góp phần quản lý tốt chi phí sản xuất và tìm biện pháp hạ giá thành sản phẩm.

1.5.3 Các biện pháp giảm giá thành sản phẩm.

Giảm giá thành sản phẩm luôn là mục tiêu lâu dài và trọng tâm của các doanh nghiệp. Vừa đảm bảo kinh doanh có lãi, vừa đảm bảo chất lượng công trình, vừa có kế hoạch hạ giá thành sản phẩm là tiền đề cho sự tồn tại phát triển bền vững trong doanh nghiệp xây lắp.

Như đã phân tích ở trên, muốn giảm giá thành thì phải giảm chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm một cách toàn diện, triệt để. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải chú ý đến công tác quản lý tổ chức sản xuất, tổ chức lao động hợp lý để nâng cao năng suất lao động, hạn chế tối đa các thiệt hại trong quá trính sản xuất.

Với doanh nghiệp xây lắp do hoạt động sản xuất tiến hành ngoài trời nên chịu ảnh hưởng bởi thời tiết. Các tổ đội phải tìm cách bảo quản NVL, CCDC tránh mất mát, hư hỏng làm tăng chi phí sản xuất.

Do hoạt động xây lắp mang tính thời vụ, vì thế đội máy thi công sau khi phục vụ công tác xây lắp hoàn thành, doanh nghiệp nên tổ chức đội máy thi công đi phục vụ bên ngoài doanh nghiệp để tăng thu nhập và tăng khâu hao máy móc.

Phải thường xuyên cập nhật thông tin kỹ thuật xây lắp, học hỏi kinh nghiệm quản lý và thi công của các đơn vị bạn để khéo léo áp dụng vào công ty mình.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP (Trang 38 - 42)