Nguyên nhân của các tồn tại:

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Trung tâm kinh doanh Khách hàng doanh nghiệp Hà Nội - Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam (Trang 31)

- Nguyên nhân khách quan

Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nước phải cạnh tranh gay gắt với hàng nhập ngoại, đặc biệt là hàng nhập lậu, trốn thuế có mẫu mã đẹp mắt, giá rẻ dẫn đến tình trạng sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất trong nước khó cạnh tranh được nên ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Các cơ quan chịu trách nhiệm cấp chứng từ sở hữu tài sản và quản lý đối với thị trường bất động sản chưa thực hiện kịp thời cấp giấy tờ sở hữu cho các chủ đang sở hữu hoặc đang sử dụng tài sản. Do đó, việc thế chấp và xử lý tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng gặp nhiều khó khăn, phức tạp,

nhiều khi bị ách tắc về giấy tờ không hợp lệ, hợp pháp đối với cả người vay và người cho vay.

Hiệu lực của các cơ quan hành pháp chưa đáp ứng được yêu cầu về giải quyết tranh chấp, tố tụng về hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự, phát mại tài sản cầm cố, thế chấp, chưa bảo vệ chính đáng quyền lợi của người cho vay. Thông thường khi điều tra, xét xử hành vi gây thất thoát vốn, các cơ quan pháp luật hay tìm cách khép tội cho cán bộ tín dụng nên cán bộ tín dụng có tâm lý e ngại, rụt rè co cụm khi quyết định cho vay.

- Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Điều kiện vay vốn của VIB còn quá chặt chẽ , tất cả các khoản vay đều phải có tài sản đảm bảo, nhiều DNVVN không đủ tài sản cầm cố, thế chấp đã không tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng.

Quá trình từ khi tiếp nhận nhu cầu của khách hàng đến khi giải ngân phải trải qua nhiều thủ tục, điều kiện, giấy tờ phức tạp, tốn nhiều thời gian làm lỡ cơ hội kinh doanh, kế hoạch thực thi dự án của doanh nghiệp.

Cán bộ tín dụng chưa thực sự chủ động tư vấn cho doanh nghiệp và cùng doanh nghiệp xây dựng phương án sản xuất kinh doanh khả thi, có hiệu quả và việc lập phương án mang nặng tính chất hợp lý hoá nên nhiều khi không sát thực.

- Nguyên nhân từ phía DNVVN

Việc thực hiện pháp lệnh, kế toán thống kê chưa nghiêm túc, đa số các số liệu quyết toán và báo cáo tài chính của DNVVN chưa thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc. Số liệu phản ánh chưa chính xác, trung thực tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp dẫn đến rủi ro cho ngân hàng nếu không thẩm định kỹ trước khi quyết định cho vay.

Phương án kinh doanh thiếu khả thi, đây là điều kiện tiên quyết và không thể thiếu để ngân hàng xem xét và quyết định cho vay. Nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp mà ngân hàng bỏ vốn cho vay. Thực tế, hầu hết các DNVVN không thể tự viết được các dự

án đầu tư trong dài hạn, thậm chí cả kế hoạch ngắn hạn. Đứng trước tình hình đó cán bộ tín dụng phải tư vấn cho doanh nghiệp về thủ tục, cách lập kế hoạch, cùng họ tính toán, lập phương án vay vốn, trả nợ ngân hàng. Nhưng đa số còn chưa đáp ứng được yêu cầu lập kế hoạch hoặc lưu chuyển tiền mặt trong năm để ngân hàng biết khối lượng tiền chu chuyển hàng tháng, cân đối thu chi hàng tháng.

Các DNVVN thiếu vốn sản xuất kinh doanh thì lại không đủ tài sản thế chấp, thậm chí có những doanh nghiệp không đủ tự tin vào phương án sản xuất kinh doanh, muốn vay vốn ngân hàng nhưng không tin tưởng phương án sản xuất của mình nên không chịu đưa tài sản mang thế chấp mà muốn vay vốn không có tài sản đảm bảo để nếu có rủi ro sẽ cho ngân hàng chịu. Những điều này đặt ra rất nhiều khó khăn cho Hub Hà Nội có thể tìm kiếm được dự án khả thi, phương án kinh doanh có hiệu quả, khách hàng đáng tin cậy để đầu tư vốn mở rộng khách hàng cũng như mở rộng tín dụng.

Một số DNVVN năng lực quản lý tài chính, trình độ kỹ thuật yếu kém, sản xuất kinh doanh chịu nhiều áp lực cạnh tranh nên sản xuất sản phẩm không tiêu thụ được, sản xuất đình trệ không có khả năng hoàn trả nợ.

Qua việc xem xét, đánh giá thực trạng hoạt động của các DNVVN trong những năm gần đây để thấy được những khó khăn mà DNVVN đang gặp phải, đồng thời xem xét thực trạng hoạt động tín dụng của Hub Hà Nội đối với DNVVN, nhằm hỗ trợ vốn tín dụng cho DNVVN phát triển và mở rộng hoạt động cho vay của Hub Hà Nội, chúng ta thấy được những gì đã đạt được, những gì còn tồn tại, khó khăn chưa giải quyết được, đồng thời tìm ra được những nguyên nhân chủ quan khách quan tạo nên sự cản trở việc mở rộng vốn tín dụng nhằm phát triển DNVVN của Hub Hà Nội. Do vậy ngân hàng cần đưa ra các giải pháp nhằm tạo điều kiện cho các DNVVN tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng của VIB để phát triển một

cách nhanh hơn, hiệu quả hơn chuẩn bị cho việc hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DÀNH CHO CÁC DNVVN TẠI TTKD KHDN VIB HÀ NỘI 3.1 Định hướng hoạt động tín dụng đối với các DNVVN

3.1.1 Chủ trương phát triển DNVVN của Nhà Nước

Theo chương 2 Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 của Chính Phủ về chính sách trợ giúp các DNVVN bao gồm các hoạt động trợ giúp cụ thể như sau:

- Trợ giúp về tài chính

Nhà nước khuyến khích thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng DNVVN. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng cơ chế

thành lập, hoạt động của các quỹ bảo lãnh tín dụng và hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh tín dụng cho DNVVN.

Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các cơ quan liên quan ban hành cơ chế khuyến khích và dành một số dự án hỗ trợ kỹ thuật để tăng cường năng lực cho các tổ chức tài chính phù hợp mở rộng tín dụng cho các DNVVN; đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với DNVVN, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ về tư vấn tài chính, quản lý đầu tư và các dịch vụ hỗ trợ khác cho khách hàng là đối tượng DNVVN.

Thông qua các chương trình trợ giúp đào tạo, Nhà nước hỗ trợ các DNVVN nâng cao năng lực lập dự án, phương án kinh doanh nhằm đáp ứng yêu cầu của tổ chức tín dụng khi thẩm định hồ sơ vay vốn của DNVVN.

Thành lập Quỹ phát triển DNVVN

a) Mục đích hoạt động: tài trợ các chương trình giúp nâng cao nâng lực cạnh tranh cho DNVVN, chú trọng hỗ trợ hoạt động đổi mới phát triển sản phẩm có tính cạnh tranh cao và thân thiện với môi trường; đầu tư, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ tiên tiến; phát triển công nghiệp hỗ trợ; nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp.

b) Nguồn vốn của Quỹ Phát triển DNVVN (gọi tắt là Quỹ): vốn cấp từ ngân sách Nhà nước; vốn đóng góp của các tổ chức trong nước; các khoản viện trợ, tài trợ của các tổ chức nước ngoài, các tổ chức quốc tế; lợi nhuận từ các hoạt động của Quỹ và các nguồn vốn hợp pháp khác.

c) Các hoạt động chính:

Tiếp nhận, quản lý và sử dụng các nguồn tài chính trong và ngoài nước để thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển DNVVN theo quy định của pháp luật.

Tài trợ kinh phí cho các chương trình, các dự án trợ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực kỹ thuật, công nghệ, năng lực quản trị doanh nghiệp cho DNVVN do các Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội doanh nghiệp triển khai thực hiện sau khi được cấp thẩm quyền phê duyệt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ủy thác cho các tổ chức tín dụng cho vay ưu đãi các DNVVN có dự án đầu tư khả thi thuộc lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích của Nhà nước và phù hợp với mục đích hoạt động của Quỹ.

- Trợ giúp về mặt bằng sản xuất

Trên cơ sở công khai quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn tỉnh, thành phố đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương dành quỹ đất và thực hiện các biện pháp khuyến khích xây dựng các khu, cụm công nghiệp cho các DNVVN thuê làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh hoặc di dời ra khỏi nội thành, nội thị để bảo đảm cảnh quan môi trường.

- Đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ, trình độ kỹ thuật

Thông qua các chương trình trợ giúp, Chính phủ thực hiện chính sách trợ giúp phù hợp với chiến lược và lĩnh vực ưu tiên phát triển của nền kinh tế trong từng giai đoạn như sau:

a) Khuyến khích đầu tư đổi mới công nghệ, đổi mới thiết bị kỹ thuật theo chiến lược phát triển và mở rộng sản xuất của các DNVVN đối với các sản phẩm xuất khẩu, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.

b) Nâng cao năng lực công nghệ của các DNVVN thông qua chương trình hỗ trợ nghiên cứu, phát triển công nghệ sản xuất các sản phẩm mới, chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

c) Giới thiệu, cung cấp thông tin về công nghệ, thiết bị cho các DNVVN, hỗ trợ đánh giá, lựa chọn công nghệ.

Quỹ phát triển Khoa học công nghệ quốc gia hàng năm dành một phần kinh phí hỗ trợ các DNVVN đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ.

Bộ Khoa học và Công nghệ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí hỗ trợ các DNVVN thực hiện đăng ký và bảo hộ, chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm và dịch vụ, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO và các tiêu chuẩn quốc tế khác.

- Xúc tiến mở rộng thị trường

Hàng năm, các Bộ, ngành và địa phương xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí thực hiện các hoạt động xúc tiến mở rộng thị trường cho DNVVN. Cơ quan quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại quốc gia hàng năm dành một phần ngân sách xúc tiến thương mại quốc gia cho DNVVN và thông báo kết quả thực hiện cho cơ quan quản lý nhà nước về trợ giúp phát triển DNVVN.

- Tham gia kế hoạch mua sắm, cưng ứng dịch vụ công

Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương dành tỉ lệ nhất định cho các DNVVN thực hiện các hợp đồng hoặc đơn đặt hàng để cung cấp một số hàng hóa,dịch vụ công.

Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế khuyến khích DNVVN tham gia cung ứng sản phẩm, dịch vụ công theo đề nghị của Bộ Tài chính.

- Về thông tin và tư vấn

Chính phủ, các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông qua cổng thông tin điện tử cung cấp thông tin về

các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp, các chính sách, chương trình trợ giúp phát triển DNVVN và các thông tin khác hỗ trợ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư huy động nguồn lực trong và ngoài nước để nâng cấp Cổng thông tin doanh nghiệp nhằm cung cấp và kết nối thông tin về trợ giúp phát triển DNVVN.

Chính phủ khuyến khích các tổ chức trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ tư vấn cho các DNVVN.

- Trợ giúp phát triển nguồn nhân lực

Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn xây dựng kế hoạch trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các DNVVN, chủ yếu tập trung vào quản trị doanh nghiệp.

Kế hoạch trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các DNVVN của các Bộ, ngành và địa phương được lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, 5 năm của các Bộ, ngành và địa phương.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp nhu cầu trợ giúp đào tạo cho các DNVVN làm cơ sở để Bộ Tài chính cân đối, bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ trong kế hoạch ngân sách hàng năm của các Bộ, ngành, địa phương.

- Vườn ươm doanh nghiệp

Nhà nước khuyến khích thành lập vườn ươm doanh nghiệp để thực hiện hỗ trợ có thời hạn doanh nghiệp trong giai đoạn khởi sự theo quy trình và có hệ thống thông qua việc cung cấp cho các doanh nghiệp được ươm tạo không gian, các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh các nguồn lực cần thiết nhằm giúp các doanh nghiệp hiện thực hóa, thương mại hóa các ý tưởng kinh doanh và công nghệ.

Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng chính sách ưu tiên các DNVVN tham gia các “cơ sở ươm tạo công nghệ” và “cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ”.

3.1.2 Định hướng phát triển DNVVN tại Ngân hàng Quốc Tế VIB

Trong hội nghị triển khai Kế hoạch kinh doanh năm 2015 do khối KHDN tổ chức, Ban lãnh đạo Khối đã yêu cầu tập trung vào trọng tâm của kế hoạch kinh doanh nhằm đạt được chỉ tiêu của toàn khối KHDN, trong đó định hướng phát triển DNVVN có 2 lĩnh vực quan trọng cần phải thực hiện đó là phát triển thêm khách hàng mới và quản lý và khai thác hiệu quả các khách hàng hiện hữu

- Phát triển khách hàng mới (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhằm đạt được mục tiêu có thêm khách hàng chất lượng (KHCL) mới, tức là mỗi TTKD của Khối sẽ tăng thêm số lượng KHCL mới mỗi tháng. Để đạt được mục tiêu này, các TTKD cần tập trung mọi nguồn lực triển khai dự án đang hiện hữu, từng thành viên của Khối KHDN hiểu rõ và cam kết thực hiện thành công các Dự án này. Các Giám đốc Miền, Vùng sẽ trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn và theo dõi các TTKD triển khai dự án nhằm đạt được mục tiêu phát triển được số lượng khách hàng mới tối thiểu trong năm 2015.

- Quản lý và Khai thác hiệu quả danh mục Khách hàng hiện hữu Tối ưu hóa thị phần của VIB trong quan hệ khách hàng, xây dựng danh mục khách hàng và ngành hàng theo chuẩn quốc tế cũng như thực hiện định hướng tín dụng và kế hoạch khai thác khách hàng cho các khách hàng thuộc nhóm khách hàng chủ đạo. Các TTKD phối hợp chặt chẽ với các Phòng Quản lý & Kinh doanh sản phẩm, phòng Tài trợ cấu trúc để tập trung đẩy mạnh các giao dịch tài trợ cấu trúc, cho vay trung dài hạn các khách hàng tốt, gia tăng số dư tiền gửi không kỳ hạn và đẩy mạnh thu phí tài trợ thương mại.

3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối vớicác DNVVN tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế VIB các DNVVN tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế VIB

3.2.1 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với cácDNVVN DNVVN

- Nâng cao chất lượng công tác thẩm định.

Thẩm định là một bước rất quan trọng trong quy trình tín dụng, ảnh hưởng quyết định đến quyết định cho vay và ảnh hưởng đến hiệu quả đồng vốn mà ngân hàng bỏ ra. Chất lượng thẩm định đầu vào chính là yếu tố quyết định chất lượng tín dụng đầu ra sau này. Nếu quá trình thẩm định không được xem xét kỹ thì khả năng tiềm ẩn rủi ro tín dụng sẽ cao. Thẩm định tín dụng là một quá trình liên tục từ khâu thu thập thông tin đến khâu phân tích các thông tin đó để từ đó có quyết định cho vay

+ Cán bộ tín dụng phải thu thập thông tin từ nhiều kênh, nguồn khác nhau, có khả năng chọn lọc các thông tin có hiệu quả, như vậy sẽ đảm bảo tránh được rủi ro khi ra quyết định cho vay, doanh nghiệp có cơ hội vay được vốn. Ngoài việc lấy thông tin từ phỏng vấn người vay, từ sổ sách ngân hàng để được thấy quan hệ vay trả của khách hàng, cán bộ tín dụng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Trung tâm kinh doanh Khách hàng doanh nghiệp Hà Nội - Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam (Trang 31)