Tình hình hoạt động cho vay

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Trung tâm kinh doanh Khách hàng doanh nghiệp Hà Nội - Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam (Trang 25)

Bảng số liệu 3 cho thấy dư nợ bình quân của năm 2014 của các DN vừa đạt 265 tỷ đồng trong đó nợ nhóm 1 đạt 252 tỷ (chiếm tỷ trọng 95,09%), nợ từ nhóm 2 – 5 là 13 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 4,9%). Ở các DN nhỏ dư nợ bình quân đạt 352 tỷ đồng trong đó dư nợ nhóm 1 đạt 334 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 94,88%), dư nợ nhóm 2 – 5 đạt 18 tỷ đồng (chiếm 5,1%). Có thể thấy tổng dư nợ của các DN nhỏ đạt cao hơn các DN vừa nguyên nhân do số lượng khách hàng chất lượng là DN nhỏ cao hơn nhiều so với số lượng khách hàng là DN vừa, vậy nên TTKD cần tập trung phát triển tăng thêm số lượng khách hàng chất lượng là các DN vừa.

Trong năm 2014, khối KHDN đã kết hợp cùng với phòng Phát triển sản phẩm đưa ra một loạt các gói sản phẩm tín dụng với tính năng chuyên biệt, với nhiều ưu đãi về lãi suất và đặc biệt là nâng cao tỷ lệ cho vay trên tài sản bảo đảm cho các khách hàng là doanh nghiệp như: Gói sản phẩm dành cho khách hàng hoạt động trong lĩnh vực phân phối hàng tiêu dùng (FMCG); gói sản phẩm dành cho khách hàng là đại lý phân phối xe ô tô; đại lý kinh doanh xăng dầu hay đại lý kinh doanh vé máy bay… Với sự hỗ trợ nhanh chóng, hiệu quả của phòng Phát triển sản phẩm và các phòng ban liên quan kết hợp với việc quyết định đưa ra các chính sách linh hoạt, cạnh tranh và hướng đến khách hàng của ban lãnh đạo từ đó đã giúp cho các cán bộ tín dụng của TTKD Hà Nội kịp thời nắm bắt sản phẩm để tư vấn cho

khách hàng một cách tốt nhất, thành công nhất làm tăng khả năng đạt được chỉ tiêu kinh doanh trong năm 2015 của không chỉ Hub Hà Nội mà của toàn khối KHDN.

2.2.1.3. Hoạt động trích lập dự phòng rủi ro

Theo bảng số liệu 4, trích lập dự phòng rủi ro năm 2014 của các DN vừa là 800 triệu đồng trong đó dự phòng chung được trích lập là 600 triệu đồng, dự phòng cụ thể là 200 triệu đồng. Còn ở các DN nhỏ trích lập dự phòng đạt 1.1 tỷ đồng, trong đó trích lập dự phòng chung là 900 triệu đồng và dự phòng cụ thể là 300 triệu đồng. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro của các DN nhỏ cao hơn các DN vừa do tính ổn định trong hoạt động kinh doanh và khả năng hoàn trả nợ ở các DN nhỏ thấp hơn các DN vừa.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Trung tâm kinh doanh Khách hàng doanh nghiệp Hà Nội - Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w