.Công tác kiểm tra đánh giá chất lượng của công ty.

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI ÁP DỤNG ISO9002 TẠI CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI (Trang 26 - 28)

III. TÌNH HÌNH ÁP DỤNG ISO9002 Ở CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI.

3.Công tác kiểm tra đánh giá chất lượng của công ty.

a .Chức năng bộ máy kiểm tra.

Trung tâm thí nghiệm và kiểm tra chất lượng sản phẩm mang ký hiệu số 15 VILAS-I thuộc Công ty Dệt May Hà Nội, có chức năng đảm đương toàn diện và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc công ty sản xuất.

Trung tâm có nhiệm vụ đóng góp các biện pháp, đề tài sáng kiến tác động kịp thời vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Trung tâm KCS có nhiệm vụ thi hành luật pháp của nhà nước thi hành các nghị quyết và chỉ thị cấp trên về công tác chất lượng, kiểm tra chất lượng sản phẩm theo quyền được giao tự kiểm tra hàng xuất khẩu và chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước về chất lượng hàng hoá do công ty sản xuất.

Trung tâm hoạt động độc lập về nghiệp vụ, có con dấu riêng, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của tổng giám đốc và cơ quan cấp trên về quản lý chất lượng, tiêu chuẩn và thiết bị đo lường thí nghiệm, kiểm tra kiểm soát và chứng nhận sản phẩm. Trung tâm được quyền kiểm tra các cơ quan bên ngoài theo 19 chỉ tiêu đã được nhà nước quy định về nguyên liệu bông xô, sợi các loại, vải dệt kim theo quy định của tổng giám đốc đã ký. Đồng thời chịu thanh tra kiểm tra hàng quý, hàng năm của cơ quan quản lý cấp trên.

b .Nhiệm vụ của hệ thống.

Nhận thức được tác dụng to lớn của quản lý chất lượng trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm - vấn đề sống còn của công ty, nhiều năm qua ban lãnh đạo công ty luôn đề cao công tác quản lý chất lượng và nhờ đó đã thu được hiệu qủa không nhỏ.

Công ty Dệt May Hà Nội đã gắn công tác quản lý chất lượng vào tất cả các khâu : kiểm tra thí nghiệm, xác nhận chất lượng các loại nguyên liệu phụ kiện vào nhập kho như bông, xơ tổng hợp, thí nghiệm đánh giá các mẫu chào hàng làm cở ký kết hợp đồng mua bán nguyên liệu sau đó thông baó đầy đủ các thông số chất lượng, chỉ tiêu ngoại quan ... đến các nhà máy thành viên, các phòng ban để tạo cở cho việc thiết kế công nghệ và thanh quyết toán hợp đồng.

Tất cả các công việc trên công ty giao cho phòng KCS thực hiện và theo dõi đánh giá trước khi đem ra thị trường. Ngoài ra cán bộ phòng KCS cũng kết hợp với phòng kinh doanh trong công tác đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất. Yêu cầu

về các chỉ tiêu nguyên liệu cần mua về số lượng, chất lượng và chủng loại sao cho đạt tiêu chuẩn chất lượng cao nhất. Bên cạnh đó phòng kỹ thuật có trách nhiệm thường xuyên tìm tòi các phương pháp phối liệu phù hợp nhất để nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như đề ra các biện pháp để nâng công suất của thiết bị. Bên cạnh đó phòng KCS có nhiệm vụ phân tích các khiếu nại của khách hàng đối với chất lượng hàng hoá được sản xuất tại công ty, từ đó sẽ giải quyết khiếu nại dưới góc độ chất và thực hiện việc giám sát giải quyết khiếu nại.

Trung tâm KCS có trách nhiệm tổng hợp toàn bộ công tác chất lượng sản phẩm trong toàn công ty để báo cáo lên cơ quan và tổng giám đốc để xét duyệt vào thứ 7 hàng tuần. Có như thế hệ thống quản lý chất lượng của công ty mới đạt hiệu quả tốt nhất và chính xác nhất.

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI ÁP DỤNG ISO9002 TẠI CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI (Trang 26 - 28)