Kiểm thử chấp nhận (Acceptance Testing)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các phương pháp đảm bảo chất lượng phần mềm (Trang 32)

- Nền tảng kiểm thử: Các yêu cầu ngƣời dùng, các yêu cầu hệ thống, các ca sử dụng,

các quy trình xử lý công việc, các báo cáo phân tích rủi ro

- Đối tượng kiểm thử: Kiểm tra các quy trình xử lý công việc trên hệ thống đã đƣợc

tích hợp đầy đủ nhất, các quy trình vận hành và bảo trì, các thủ tục ngƣời dùng (phân quyền dựa trên ngƣời dùng đăng nhập, …), các form (các màn hình nhập liệu, …), các báo cáo (các bản báo cáo nhƣ phiếu thu để in, báo cáo doanh thu, …)

- Mục tiêu kiểm thử: Mục tiêu của kiểm thử chấp nhận là xác nhận lại sự tin tƣởng vào hệ thống, các đặc tính thuộc về chức năng hoặc phi chức năng của hệ thống. Tìm kiếm lỗi không phải là trọng tâm chính của kiểm thử chấp nhận. Kiểm thử chấp nhận có thể đánh giá sự sẵn sàng của hệ thống để triển khai và sử dụng, mặc dù không nhất thiết phải là mức cuối cùng của việc kiểm thử. Ví dụ, một cuộc kiểm thử tích hợp hệ thống ở quy mô lớn có thể đƣợc thực hiện sau khi đã thực hiện kiểm thử chấp nhận đối với một hệ thống.

- Kiểm thử chấp nhận thƣờng là trách nhiệm của khách hàng hoặc ngƣời dùng của hệ thống

- Kiểm thử chấp nhận có thể xẩy ra vào một vài thời điểm khác nhau trong quy trình sản xuất phần mềm ví dụ nhƣ một sản phẩm phần mềm thƣơng mại có thể đƣợc thực hiện kiểm thử chấp nhận khi nó đƣợc cài đặt hoặc tích hợp.

- Việc thực hiện kiểm thử chấp nhận để kiểm thử tính tiện dụng của một thành phần có thể đƣợc hoàn thành trong lúc thực hiện kiểm thử thành phần.

- Việc kiểm thử chấp nhận để kiểm thử việc cải tiến chức năng mới có thể đƣợc thực hiện trƣớc lúc thực hiện kiểm thử hệ thống.

Có một số loại kiểm thử chấp nhận thông thường như sau:

Kiểm thử chấp nhận người dùng (User acceptance testing): thông thƣờng dùng

để kiểm tra tính phù hợp với ngƣời dùng của hệ thống, công việc này đƣợc thực hiện bởi ngƣời dùng của doanh nghiệp.

Kiểm thử chấp nhận hoạt động (Operational acceptance testing): chấp nhận hệ

thống bởi các quản trị viên hệ thống bao gồm:

+ Kiểm thử phần sao lƣu/ phục hồi hệ thống (backup/ restore system) + Khôi phục lại hệ thống sau khi có sự cố (disaster recovery)

+ Quản trị ngƣời dùng nhƣ phần quyền, … + Các nhiệm vụ bảo trì

+ Các nhiệm vụ tải dữ liệu và di chuyển dữ liệu + Kiểm tra các lỗ hổng bảo mật định kỳ

Kiểm thử chấp nhận hợp đồng và thỏa thuận (Contract and regulation

acceptance testing): kiểm thử chấp nhận hợp đồng đƣợc thực hiện với tiêu chí

chấp nhận một hợp đồng nâng cấp – phát triển phần mềm. Tiêu chí chấp nhận cần đƣợc xác định khi các bên thỏa thuận hợp đồng. Điều lệ chấp nhận thử nghiệm đƣợc thực hiện đối với bất kỳ quy định phải đƣợc dựa vào, chẳng hạn nhƣ quy định của chính phủ, pháp luật hoặc điều lệ an toàn.

Kiểm thử Alpha và Beta: Phát triển cho thị trƣờng đại chúng hoặc phần mềm

thƣơng mại (COTS), phần mềm thƣờng muốn nhận đƣợc phản hồi từ khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng trong thị trƣờng của họ trƣớc khi sản phẩm phần mềm đƣợc đóng gói để thƣơng mại.

+ Kiểm thử Alpha: Đƣợc thực hiện tại nơi tổ chức phát triển, khách hàng tiềm năng và các thành viên của tổ chức phát triển đƣợc mời sử dụng hệ thống. Ngƣời phát triển hệ thống sẽ quan sát ngƣời sử dụng hệ thống để lƣu ý những vấn đề của hệ thống. Thực hiện Alpha cũng có thể đƣợc thực hiện bởi nhóm kiểm thử độc lập.

+ Kiểm thử Beta (Beta testing hoặc field testing): Đƣợc thực hiện bởi

khách hàng hoặc các khách hàng tiềm năng tại nơi của họ (khách hàng tải bản Beta và cài vào máy của mình rồi sử dụng). Ngƣời sử dụng gửi những hồ sơ về những sự cố của hệ thống tới tổ chức phát triển nơi mà khuyết tật đƣợc sửa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các phương pháp đảm bảo chất lượng phần mềm (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)