Nền tảng kiểm thử: Các tài liệu mô tả chi tiết về thành phần, thiết kế chi tiết, mã
(code)
Đối tượng kiểm thử: Các thành phần, các chƣơng trình, chuyển đổi dữ liệu/ các
chƣơng trình chuyển đổi, các mô-đun cơ sở dữ liệu
Mục tiêu kiểm thử: Tìm kiếm các lỗi và kiểm chứng rằng chức năng của các mô-
đun, chƣơng trình, hàm, thủ tục, đối tƣợng, các lớp, … của phần mềm đã đƣợc kiểm thử hết một cách riêng biệt trƣớc khi tích hợp hệ thống. Nó có thể đƣợc thực hiện độc lập, riêng biệt so với các thành phần khác của chƣơng trình, phụ thuộc vào ngữ cảnh của hệ thống và quá trình sản xuất phần mềm.
Các loại kiểm thử: Kiểm thử thành phần có thể bao gồm kiểm thử chức năng và phi
chức năng, chẳng hạn nhƣ hành vi của tài nguyên (ví dụ tìm kiếm sự rò rỉ của bộ nhớ) hoặc kiểm thử mức chịu tải cũng nhƣ kiểm thử cấu trúc (ví dụ quyết định độ bao phủ).
Kiểm thử đơn vị/ thành phần thường:
Chạy kiểm thử trên môi trƣờng phát triển
Sử dụng các stub, driver và simulator để thực hiện kiểm thử.
Thông thƣờng kiểm thử thành phần đƣợc thực hiện bằng cách kiểm tra trực tiếp trong các đoạn mã và đƣợc hỗ trợ bởi môi trƣờng phát triển, chẳng hạn nhƣ “unit test framework” hoặc công cụ debug.
Trong thực tế, kiểm thử thành phần thƣờng do lập trình viên thực hiện.
Nhiều lỗi thông thƣờng sẽ đƣợc sửa ngay khi họ phát hiện đƣợc, mà không cần theo dõi quản lý các lỗi này.
Một cách tiếp để kiểm thử thành phần là chuẩn bị và tự động hóa các trƣờng hợp kiểm thử trƣớc khi thực hiện lập trình. Điểu này đƣợc gọi là phƣơng pháp tiếp cận test-first (kiểm thử đầu tiên) hoặc là phát triển test-driven (kiểm thử theo định hƣớng). Phƣơng pháp tiếp cận này đƣợc lặp đi lặp lại ở mức cao, sau đó xây dựng và tích hợp các mẫu nhỏ của các mã lại với nhau, và thực hiện kiểm thử thành phần với bất kỳ các vấn đề và kết hợp chúng lại cho tới khi chúng vƣợt qua việc kiểm thử