Tổng quan nghiên cứu chế phẩm thảo mộc phòng trừ sâu hại cây trồng

Một phần của tài liệu Sử dụng bọ rùa đỏ (micraspis discolor fabr ) và chế phẩm làm từ cây cúc (bidens pilosa l ), lá cà chua (lycopersicum esculentum mill ) phòng trừ sâu hại sâu bọ hoa thập tự tại xã kim liên, huyện nam đàn năm 2013 2014 (Trang 38)

trồng nông nghiệp ở Việt Nam

Rau an toàn là những sản phẩm rau tươi, có chất lượng đúng như đặc tính giống của nó, hàm lượng các hoá chất độc và mức độ nhiễm các sinh vật gây hại ở dưới mức tiêu chuẩn cho phép, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng và môi trường, được coi là rau đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, gọi tắt là "rau an toàn". Sản xuất rau an toàn hiện đang gặp rất nhiều khó khăn mà nguyên nhân chính là người nông dân buộc phải dùng nhiều loại thuốc hóa học để phòng trừ sâu bệnh hại rau, để lại dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong rau quả.

Để có sản phẩm rau an toàn, thuốc thảo mộc bảo vệ thực vật được xem như là một trong những giải pháp hữu ích. Cho đến nay, ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu sử dụng chế phẩm thảo mộc phòng trừ sâu hại trong nông nghiệp như nghiên cứu dùng dịch chiết từ hạt củ đậu trừ sâu tơ (Nguyễn Duy Trang và cs, 2002) (dẫn theo Phan Phước Hiền và cs, 2006) [7]. Nghiên cứu sử dụng hoạt chất abrin dạng kỹ thuật 4EC chiết từ hạt cây cam thảo dây (Abrus precatorius L.) để trừ rầy nâu, tỷ lệ chết của rầy nâu hại lúa sau khi xử lý bằng chế phẩm abrin 4EC nồng độ 3% là 88%, sau 1 ngày phun (Phan Phước Hiền và cs, 2006) [7].

28

Viện BVTV đã nghiên cứu và sản xuất thành công chế phẩm hạt củ đậu dưới hai dạng nước và bột để phòng trừ sâu hại rau có hiệu quả và hướng dẫn cho nông dân tự sản xuất. Chế phẩm ít độc hại với côn trùng có ích, tác động lên sâu hại bằng con đường tiếp xúc, ngoài ra khả năng gây ngán và xua đuổi cũng rất cao.

Nghiên cứu của (Nguyễn Văn Duy, 2008) [5] về sử dụng chế phẩm từ cây nghể để diệt trừ nhiều loài sâu miệng nhai và chích hút như rệp, nhện, sâu ăn lá,…Thuốc có độ độc trung bình với người và động vật máu nóng, phân giải nhanh và không để lại dư lượng trong nông sản.

Thuốc trừ sâu Pyrethroid được sản xuất thương mại từ loài cúc Pyrethrum

đã được sử dụng nhiều nơi trên thế giới. Ở nước ta nhiều nơi đã trồng các loại cúc này, nhất là ở Đà Lạt, Lâm Đồng nhưng chỉ để làm hoa cảnh mà hầu như chưa ai biết sử dụng hoa cúc để làm thuốc trừ sâu, mặc dù dân ta nhập một lượng rất lớn, khoảng hơn 100 tấn/năm thuốc trừ sâu Pyrethroid (tên thương mại là Decis) để làm thuốc trừ sâu hại rau cải, hoa màu,…

Trên thực tế, việc sử dụng chế phẩm sinh học trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản là một trong những hướng giải quyết hiệu quả về việc đảm bảo an toàn sinh học, an toàn thực phẩm và an toàn môi trường. Ta có thể nhận thấy rằng, việc áp dụng sử dụng chế phẩm sinh học đang dần là một lối đi mới trong nông nghiệp. Cách đây vài năm sản phẩm này đã bắt đầu được sử dụng nhưng chưa thực sự rộng rãi. Hiện nay, đây là sản phẩm đang được rất nhiều người tìm đến bởi chúng có được nhiều ưu thế nổi bật trong việc giúp tăng năng suất, chất lượng, ngăn chặn bớt dịch bệnh và điều đặc biệt chính là những ưu điểm vượt trội, không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người, cây trồng, vật nuôi và không gây ô nhiễm môi trường.

Một phần của tài liệu Sử dụng bọ rùa đỏ (micraspis discolor fabr ) và chế phẩm làm từ cây cúc (bidens pilosa l ), lá cà chua (lycopersicum esculentum mill ) phòng trừ sâu hại sâu bọ hoa thập tự tại xã kim liên, huyện nam đàn năm 2013 2014 (Trang 38)