Phương pháp điều tra sâu hại và thiên địch trên rau họ hoa thập tự

Một phần của tài liệu Sử dụng bọ rùa đỏ (micraspis discolor fabr ) và chế phẩm làm từ cây cúc (bidens pilosa l ), lá cà chua (lycopersicum esculentum mill ) phòng trừ sâu hại sâu bọ hoa thập tự tại xã kim liên, huyện nam đàn năm 2013 2014 (Trang 42)

Sử dụng vợt côn trùng có đường kính 40 cm, chiều dài 1- 1,2 m hoặc tay thu bắt toàn bộ các loài côn trùng bắt mồi xuất hiện trên sinh quần ruộng rau họ HTT và khu vực lân cận (bờ mương, bờ cỏ xung quanh ruộng rau, khu vực trồng rau). Trong số cá thể bắt mồi cùng loài thu được, ngâm một số cá thể trong cồn 70o để định loại, lưu mẫu, số còn lại được theo dõi trong phòng thí nghiệm để xác định thành phần vật mồi, sức ăn mồi của chúng.

Trước khi thu mẫu, quan sát, ghi chép tập tính săn bắt mồi và chích hút vật mồi, đặc biệt, các loài bắt mồi nhằm đưa ra kỹ thuật thích hợp khi nuôi chúng trong phòng thí nghiệm.

Những loài côn trùng bắt mồi trên rau họ HTT quen thuộc đã được các tài liệu khác công bố, chỉ cần căn cứ vào sự hiện diện của chúng trên địa điểm điều tra để đưa tên chúng vào bảng danh mục thiên địch, sâu hại rau. Với các đối tượng mới phát hiện, chỉ ghi nhận chúng là thiên địch nếu thấy rõ chúng tấn công ăn thịt vật mồi là sâu hại rau họ HTT.

32

2.5.2. Phương pháp sử dụng bọ rùa đỏ phòng trừ rệp

- Bọ rùa được sử dụng để phòng trừ rệp là các ấu trùng tuổi 3, 4 và trưởng thành. Để phòng trừ rệp hại có hiệu quả, trước khi đưa bọ rùa đỏ ra ngoài đồng ruộng cần phải xác định được những yếu tố sau:

- Xác định mật độ rệp hại trên ruộng rau đồng thời xác định thành phần, số lượng thiên địch đã xuất hiện trên ruộng rau.

- Xác định số lượng bọ rùa đỏ cần thả trên một đơn vị diện tích để có thể khống chế được rệp hại.

- Xác định thời điểm thả và cách thả hợp lý:

+ Thời điểm thả bọ rùa: chọn lúc trời mát mẻ, không mưa, không nắng để thả, tốt nhất là thả lúc trời râm mát, sáng sớm hoặc chiều tối.

+ Tuổi bọ rùa phù hợp để phòng trừ: tốt nhất là thả bọ rùa trưởng thành và ấu trùng tuổi 3 vì ở thời điểm này ấu trùng có thời gian phát dục dài, sức sống và khả năng ăn mồi tốt.

+ Thí nghiệm trong phòng

Thí nghiệm 1: Sử dụng Bọ rùa đỏ ở mật độ khác nhau 4, 6,8 (con/hộp) thả vào các hộp nhựa có kích thước 8x12 cm, trong hộp nhựa có lá rau cải và rệp (300 con/ hộp). Hàng ngày kiểm tra số lượng rệp sống, chết cho đến khi nào tỷ lệ chết không tăng nữa thì dừng lại. Mỗi công thức lặp lại 3 lần.

+ Thí nghiệm ngoài đồng ruộng

Thí nghiệm 1: Sử dụng bọ rùa đỏ với 3 mật độ khác nhau: 4, 6,8 (con/m2). Thả bọ rùa đỏ lên các ô thí nghiệm (có diện tích 1m2), trên các ô thí nghiệm đã trồng rau cải và thả rệp (300con/m2). Các ô thí nghiệm được ngăn cách nhau bởi một luống đất. Hàng ngày kiểm tra số lượng rệp sống, chết cho đến khi nào tỷ lệ chết không tăng nữa thì dừng lại. Mỗi mật độ được lặp lại 3 lần.

Thí nghiệm 2: Sử dụng bọ rùa đỏ với mật độ đạt hiệu quả cao nhất ở điều kiện trong phòng thí nghiệm và điều kiện ngoài đồng ruộng, phòng trừ rệp hại rau cải vào giai đoạn 20 - 25 và 30 - 35 ngày sinh trưởng của cây rau cải. Thí nghiệm lặp lại 3 lần.

33

5. Xác định tỷ lệ rệp bị chết, hiệu lực phòng trừ rệp của bọ rùa đỏ.

4. Điều tra sau khi thả bọ rùa ở từng ô thí nghiệm. Tiến hành điều tra số lượng rệp còn sống ở từng ô đối chứng và ô thí nghiệm.

3. Thả bọ rùa đỏ theo mật độ thí nghiệm 2. Chuẩn bị bọ rùa đỏ

1. Bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên, diện tích 1 m2/ô lưới với 3 lần nhắc lại. Trong ô lưới có trồng rau cải và rệp thí nghiệm.

Thí nghiệm ngoài đồng ruộng được thực hiện qua 5 bước như sau:

Hình 2.1 : Phương pháp sử dụng bọ rùa đỏ phòng trừ rệp

2.5.3. Phương pháp sử dụng chế phẩm thảo mộc phòng trừ sâu xanh bướm trắng hại rau cải trong phòng thí nghiệm và ngoài đồng ruộng

a) Thí nghiệm trong phòng:

Thí nghiệm 1: Sử dụng chế phẩm thảo mộc làm từ dịch chiết của cây cúc (B. pilosa) với 4 nồng độ khác nhau: 0,6%; 0,8%; 1,0%; 1,2%. Phun chế phẩm lên các hộp nhựa có kích thước 8x12 cm, trong hộp có rau cải và sâu xanh bướm trắng

34

(10 con/hộp). Hàng ngày kiểm tra số lượng SXBT sống, chết cho đến khi nào tỷ lệ sâu chết không tăng nữa thì dừng lại. Mỗi nồng độ lặp lại 3 lần.

Thí nghiệm 2: Sử dụng chế phẩm thảo mộc làm từ bột nghiền của cây cúc (B. pilosa) với 4 nồng độ khác nhau: 0,6%; 0,8%; 1,0%; 1,2%. Phun chế phẩm lên các hộp nhựa có kích thước 8x12 cm, trong hộp có rau cải và sâu xanh bướm trắng (10 con/hộp). Hàng ngày kiểm tra số lượng SXBT sống, chết cho đến khi nào tỷ lệ sâu chết không tăng nữa thì dừng lại. Mỗi nồng độ lặp lại 3 lần.

Thí nghiệm 3: Sử dụng chế phẩm thảo mộc làm từ dịch chiết và bột khô của cây cúc (B. pilosa) nồng độ 1,2%. Phun các chế phẩm lên các hộp nhựa có kích thước 8x12 cm, trong hộp có rau cải và sâu xanh bướm trắng (10 con/hộp). Hàng ngày kiểm tra số lượng SXBT sống, chết cho đến khi nào tỷ lệ sâu chết không tăng nữa thì dừng lại. Thí nghiệm lặp lại 3 lần.

Thí nghiệm 4: Sử dụng chế phẩm thảo mộc làm từ dịch chiết của cây cúc (B. pilosa) nồng độ 1,2% phun phòng trừ sâu xanh bướm trắng ở các tuổi khác nhau. Phun các chế phẩm lên các hộp nhựa có kích thước 8x12 cm, trong hộp có lá rau cải và sâu xanh bướm trắng (10 con/hộp). Hàng ngày kiểm tra số lượng SXBT sống, chết cho đến khi nào tỷ lệ sâu chết không tăng nữa thì dừng lại. Mỗi hộp nhựa có 10 con SXBT ở độ tuổi khác nhau từ tuổi 1 đến tuổi 4, thí nghiệm lặp lại 3 lần.

Thí nghiệm 5: Sử dụng chế phẩm thảo mộc làm từ dịch chiết của lá cà chua (L. esculentum) với nồng độ: 0,9%; 1,2%; 1,5%. Phun chế phẩm lên các hộp nhựa có kích thước 8x12 cm, trong hộp nhựa có lá rau cải và sâu xanh bướm trắng (10 con/hộp). Hàng ngày kiểm tra số lượng SXBT sống, chết cho đến khi nào tỷ lệ sâu chết không tăng nữa thì dừng lại. Mỗi nồng độ lặp lại 3 lần.

Thí nghiệm 6: Sử dụng chế phẩm thảo mộc làm từ dịch chiết lá cà chua (L. esculentum) với nồng độ 1,5%. Phun chế phẩm lên các hộp nhựa có kích thước

35

8x12 cm, trong hộp có lá rau cải và sâu xanh bướm trắng (10 con/hộp). Hàng ngày kiểm tra số lượng SXBT sống, chết cho đến khi nào tỷ lệ sâu chết không tăng nữa thì dừng lại. Mỗi hộp nhựa có 10 con SXBT ở độ tuổi khác nhau từ tuổi 1 đến tuổi 4, lặp lại 3 lần.

b) Thí nghiệm ngoài đồng ruộng

Thí nghiệm 1: Phun chế phẩm dạng dịch chiết tươi từ cây cúc (B. pilosa) nồng độ 1,2%. Mỗi ô thí nghiệm có diện tích là 1m2, trên các ô thí nghiệm có 1. Chuẩn bị vật liệu thí nghiệm

- Hộp nhựa có lá cải tươi (quấn bông giữ ẩm), SXBT, Chế phẩm từ cây cúc (B. pilosa) và lá cà chua được pha sẵn.

2. Cho SXBT vào hộp nhựa (10 con /hộp), dùng bình phun cỡ nhỏ phun dung dịch chế phẩm lên SXBT.

3. Thí nghiệm với các loại chế phẩm ở các mức nồng độ khác nhau.

4. Sau 1 ngày thí nghiệm bắt đầu tiến hành kiểm tra số lượng SXBTcòn sống ở mỗi công thức để so sánh hiệu lực phòng trừ của các chế phẩm.

5. Xác đinh tỷ lệ SXBT sống, chết và hiệu lực của chế phẩm. Sâu chết có màu vàng nâu sau chuyển sang màu đen và bị phân hủy rất nhanh.

36

trồng rau cải và thả SXBT (10 con/m2) với các tuổi khác nhau: tuổi 1, tuổi 2, tuổi 3, tuổi 4. Hàng ngày kiểm tra số lượng SXBT còn sống, chết cho đến khi nào tỷ lệ chết không còn tăng nữa thì dừng lại.

Thí nghiệm 2: Phun chế phẩm làm từ dịch chiết lá cà chua (L. esculentum) với 3 nồng độ: 0,9%, 1,2%, 1,5% lên các ô thí nghiệm ngoài đồng ruộng. Mỗi ô thí nghiệm có diện tích là 1m2, mật độ SXBT 10 con/1m2. Hàng ngày kiểm tra số lượng sâu xanh bướm trắng còn sống, chết cho đến khi nào tỷ lệ chết không còn tăng nữa thì dừng lại. Mỗi nồng độ được làm lặp lại 3 lần.

Thí nghiệm 3: Thử nghiệm chế phẩm dạng dịch chiết từ lá cây cà chua nồng độ 1,5% phòng trừ SXBT ở các độ tuổi khác nhau: tuổi 1, tuổi 2, tuổi 3, tuổi 4 ngoài đồng ruộng. Phun chế phẩm từ dịch chiết lá cà chua có nồng độ 1,5% lên các ô thí nghiệm ngoài đồng ruộng. Mỗi ô thí nghiệm có diện tích là 1m2. Trên các ô thí nghiệm có mật độ SXBT 10 con/1m2. Hàng ngày kiểm tra số lượng SXBT chết cho đến khi nào tỷ lệ chết không còn tăng nữa thì dừng lại.

Thí nghiệm 4: Thử nghiệm sử dụng chế phẩm dạng dịch chiết tươi từ cây cúc (Bidens pilosa) nồng độ 1,2%, chế phẩm dạng dịch chiết từ lá cây cà chua

Lycopersicum esculentum nồng độ 1,5% và thuốc Aremec 36EC phòng trừ SXBT. Từ đó, đánh giá được HLPT và mức độ ảnh hưởng của thuốcAremec 36EC và CPTM đến bọ rùa đỏ đối với cây rau họ HTT. Trên các ô thí nghiệm được trồng rau cải, thả bọ rùa đỏ (8 con/m2). Phun thuốc Aremec 36EC và CPTM dạng dịch chiết tươi từ cây cúc (Bidens pilosa) 1,2%; Dịch chiết tươi từ lá cà chua

L. esculentum 1,5%. Mỗi nồng độ đươc lặp lại 3 lần. Hàng ngày kiểm tra tỷ lệ sống, chết của SXBT, Bọ rùa đỏ đến khi nào tỷ lệ chết không còn tăng nữa thì dừng.

37

Hình 2.3. Phương pháp sử dụng CPTM phòng trừ SXBT ở ngoài đồng ruộng 5. Xác định tỷ lệ SXBT bị chết, hiệu lực

phòng trừ SXBT của chế phẩm. 4. Điều tra sau khi phun chế phẩm

Tiến hành điều tra số lượng SXBT còn sống để đánh giá hiệu lực chế phẩm.

3. Phun chế phẩm:

Dùng bình bơm nhỏ phun chế phẩm lên rau, phun đồng đều sao cho SXBT tiếp xúc với CPTM được nhiều nhất.

2. Chuẩn bị chế phẩm

Bột cây cúc, dịch cây cúc và lá cây cà chua

Lycopersicum esculentum Mill.được pha chế cùng với chất phụ gia, nước tạo dạng dung dịch và phun.

1. Thiết kế ô lưới thí nghiệm

Bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên, diện tích 1 m2/ô lưới với 3 lần nhắc lại. Trong ô lưới có trồng rau cải và SXBT thí nghiệm.

38

2.6. Phương pháp thu thập, phân tích và xử lý số liệu

- Điều tra mật độ rệp: Thang 4 cấp để tính mật độ rệp như sau: Cấp 0: Trên các lá không có rệp (dùng để đối chứng)

Cấp 1: Trên lá có rệp nhưng không hình thành quần tụ Cấp 3: Trên lá hình thành một vài quần tụ rệp

Cấp 5: Trên lá có nhiều quần tụ đông đặc, chiếm phần đáng kể diện tích lá. Tổng số rệp có trên các lá của cấp theo dõi Số rệp bình quân ở mỗi cấp =

Tổng số lá của cấp theo dõi

- Xác định hiệu lực của chế phẩm được tiến hành theo công thức Abbott (1925) cho phòng thí nghiệm và Henderson - Tilton cho ngoài đồng ruộng.

+ Công thức Abbott (1925).

K (%) = x 100

Trong đó:

K là hiệu lực của chế phẩm thảo mộc. Ca là số cá thể sống ở công thức đối chứng.

Ta là số cá thể sống ở công thức thí nghiệm sau khi xử lý

+ Công thức Henderson - Tilton H (%) = [1- ] x 100 Trong đó:

H là hiệu lực của chế phẩm thảo mộc

Ta là cá thể sống ở công thức thí nghiệm sau xử lý Tb là cá thể sống ở công thức thí nghiệm trước xử lý Ca là cá thế sống ở công thức đối chứng sau xử lý

- Các số liệu được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học ANOVA, phần mềm sử dụng là Statistix 9.0 và Microsoft Office Excel 2007.

39

CHƯƠNG III.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thành phần sâu hại và thiên địch trên rau họ hoa thập tự (HTT) ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An năm 2013-2014

3.1.1. Thành phn sâu hi rau h HTT huyện Nam Đàn, tỉnh Ngh An

năm 2013-2014

Trên hệ sinh thái rau họ HTT ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An xuất hiện rất nhiều loài sâu hại gây ra những tổn thất cho vùng sản xuất rau. Huyện Nam Đàn có quy mô diện tích sản xuất rau trên địa bàn từng xã của huyện trong những năm gần đây có xu hướng tăng lên. Mỗi năm sản xuất 3 vụ rau: rau xuân, rau hè thu và vụ rau đông. Đối tượng rau trồng khá đa dạng như: rau cải xanh, rau cải bẹ, su hào, bắp cải, xà lách, súp lơ,…nhằm đáp ứng nhu cầu thị hiếu của con người. Chính vì vậy, việc phòng trừ sâu hại trên ruộng rau của các vùng chuyên sản xuất rau của huyện cần phải được thực hiện nghiêm ngặt và áp dụng các biện pháp khác nhau có hiệu quả kinh tế và đảm bảo an toàn sinh học. Hiện nay, với quan điểm chiến lược sinh thái học tiến bộ, ưu tiên ứng dụng biện pháp sinh học, để tiếp tục xây dựng và phát triển nền nông nghiệp bền vững. Để thực hiện mục tiêu đó, chúng tôi tiến hành điều tra thành phần sâu hại trên hệ sinh thái rau họ HTT ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An và kết quả điều tra trên cho thấy, thành phần sâu hại rau khá phong phú gồm có 14 loài sâu hại thuộc 10 họ của 5 bộ côn trùng (Bảng 3.1; Hình 3.1):

Bộ cánh thẳng có 3 loài gồm châu chấu lúa Oxya veloxFabr., cào cào nhỏ

Atractomorpha chinensis I Boviar.và châu chấu đầu nhọn Quilta sp.(chiếm 21,42% tổng số loài xác định). Ba loài này đều gây hại trên rau họ hoa thập tự, trong đó, châu chấu đầu nhọn và cào cào nhỏ là phổ biến, cònloài châu chấu lúa ít phổ biến trên sinh quần ruộng rau họ HTT.

Bộ cánh nửa có 1 loài thuộc họ bọ xít râu 5 đốt xuất hiện trên hệ sinh thái rau nhưng ít phổ biến.

Bộ cánh cứng có 3 loài (chiếm 21,42% tổng số loài xác định) thuộc họ bọ nhảy. Bọ nhảyPhyllotreta vittata F.rất phổ biến trong suốt cả mùa vụ rau, chúng

40

gây hại làm thủng lá rau cải xanh làm ảnh hưởng khả năng quang hợp và quá trình tổng hợp chất hữu cơ đồng thời giảm giá trị thương phẩm của cây rau rất lớn.

Bảng 3.1.Thành phần loài sâu hại trên sinh quần ruộng rau họ hoa thập tự ở Nam Đàn năm 2013– 2014

TT Loài Họ Bộ MĐPB

1 Oxya velox Fabr. Họ Acrididae Bộ Orthoptera + 2 Atractomorpha chinensis I

Boviar.

Họ Acrididae Bộ Orthoptera ++

3 Quilta sp. Họ Acrididae Bộ Orthoptera ++

4 Epilachna gayri Mulsant. Họ Coceinellidae Bộ Coleoptera + 5 Phyllotreta vittata F. Họ Chrysomelidae Bộ Coleoptera +++ 6 Epicauta impressicornis

Pic.

Họ Meloidae Bộ Coleoptera +

7 Nezara viridula L. Họ Pentatomidae Bộ Hemiptera +

8 Peris rapae L. Họ Pieridae Bộ Lepidoptera +++

9 Plutela maculipennis

Curtis.

Họ Plutellidae Bộ Lepidoptera ++

10 Spodoptera litura Fabr. Họ Noctuidae Bộ Lepidoptera ++ 11 Helicoverpa armigera Hub. Họ Noctuidae Bộ Lepidoptera +++ 12 Agrotis ypcilon Rott Họ Noctuidae Bộ Lepidoptera +

13 Bapta sp. Họ Geometridae Bộ Lepidoptera +

14 Brevicoryne brasicae Linne. Họ Aphididae Bộ Homoptera +++ Ghi chú: + Ít phổ biến (f ≤ 25%) ++ Phổ biến (25% < f≤50%) +++ Rất phổ biến: f > 50%

Bộ cánh đều có 1 loài rệp xám Brevicoryne brasicae Linne.thuộc họ rệp muội, chiếm 7,15% tổng số loài xác định. Loài rệp xám hại cải bám vào các bộ

41

phận của cây rau và chích hút làm cho cây rau thiếu chất dinh dưỡng trong thời gian rau sinh trưởng,phát triển nên lá bị vàng, héo úa làm giảm khả năng đồng hóa chất hữu cơ, giảm giá trị thương phẩm. Mặt khác, rệp xám hại cải còn là véc tơ truyền bệnh virus từ cây này sang cây khác, từ cây bệnh sang cây khỏe làm giảm năng suất rau.

Hình 3.1. Đa dạng thành phần sâu hại trên rau họ hoa thập tự tại xã Kim Liên, Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (năm 2013-2014)

Bộ cánh vảy có 6 loài (chiếm 42,85% tổng số loài xác định) thuộc 4 họ, trong đó, họ bướm phấn và họ sâu đo đều có 1 loài xuất hiện nhưng mức độ phổ biến của chúng trên hệ sinh thái rau khác nhau. Họ sâu đo chỉ có 1 loài là sâu đo

Một phần của tài liệu Sử dụng bọ rùa đỏ (micraspis discolor fabr ) và chế phẩm làm từ cây cúc (bidens pilosa l ), lá cà chua (lycopersicum esculentum mill ) phòng trừ sâu hại sâu bọ hoa thập tự tại xã kim liên, huyện nam đàn năm 2013 2014 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)