Thành phần côn trùng bắt mồi trên rau họ HTT ở huyện Nam Đàn, tỉnh

Một phần của tài liệu Sử dụng bọ rùa đỏ (micraspis discolor fabr ) và chế phẩm làm từ cây cúc (bidens pilosa l ), lá cà chua (lycopersicum esculentum mill ) phòng trừ sâu hại sâu bọ hoa thập tự tại xã kim liên, huyện nam đàn năm 2013 2014 (Trang 53)

Trước đây, công tác phòng chống sâu bệnh hại được hiểu một cách phiến diện và hạn hẹp là những biện pháp đối phó nhằm tác động trực tiếp lên sâu hại để loại bỏ chúng ra khỏi đồng ruộng. Ngày nay, với quan điểm sinh thái học tiến bộ, phòng chống sâu hại mang tính điều khiển một cách có hệ thống lên các mối quan hệ giữa sâu hại, cây trồng và các yếu tố môi trường nhằm kìm hãm sự phát triển của sâu hại. Từ dó, quan điểm chiến lược bảo vệ cây trồng đã được thay đổi từ “áp chế tiêu diệt” sang “điều khiển” theo quy luật sinh học, sinh thái. Chính vì vậy, trong phòng trừ sâu hại rau, biện pháp sinh học là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn to lớn.Với biện pháp sinh học, việc bảo vệ và lợi dụng các loài thiên địch của sâu hại rau trên đồng ruộng là hướng tích cực, khả thi và có tầm quan trọng trong chương trình quản lý dịch hại tổng hợp đối với cây rau. Để đánh giá được vai trò của nhóm sinh vật có ích này, chúng tôi đã tiến hành điều tra, thu thập thành phần côn trùng bắt mồi trên cây rau họ HTT ở huyện Nam Đàn từ năm 2013 đến 2014. Kết quả cho thấy, có 30 loài côn trùng bắt mồi xuất hiện trên sinh quần ruộng rau họ HTT thuộc 13 họ của 7 bộ côn trùng (Bảng 3.2).

Bộ cánh cứng (Coleoptera) có 16 loài chiếm 53,33% tổng số loài xác định, chúng thuộc 4 họ. Họ bọ chân chạy (Carabidae) có số loài nhiều nhất là 7 loài, trong đó bọ chân chạy hai vệt vàng Chlaenius bimaculatus vàbọ chân chạy đuôi mũi tên Chlaenius micans là hai loài xuất hiện phổ biến suốt cả vụ rau. Cả sâu non và trưởng thành các loài bọ chân chạy đều có tập tính săn bắt mồi rất linh hoạt. Chúng ăn trứng, sâu non các loài sâu bộ cánh vảy và rệp muội trên cây rau và nhộng sâu cánh vảy ở trong đất trồng rau.

Họ hổ trùng (Cicindelidae) đã xác định có 2 loài trên sinh quần ruộng rau là Cicindela chinensis Degree, Cicindela sexpuntala Fabr. và Cicindela triguttata

Herbst. Chúng xuất hiện với tần suất thấp, thức ăn chủ yếu là rệp, sâu non của sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang.

43

Họ bọ rùa (Coccinellidae) có 6 loài, trong đó bọ rùa chữ nhân Coccinella transversalis Fabr. và bọ rùa đỏ Micraspis discolor Fabr. là 2 loài xuất hiện phổ biến nhất từ đầu vụ đến cuối vụ rau. Thức ăn của ấu trùng và trưởng thành bọ rùa chủ yếu là rệp muội, ngoài ra chúng có thể ăn rầy, sâu non tuổi 1, 2 của sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang.

Họ cánh cộc (Staphilinidae) chỉ xác định được 2 loài Paederus fuscipes

Curtisvà Paederus tamulus Erichson. Chúng xuất hiện rất phổ biến suốt cả vụ rau, thức ăn của chúng là rệp muội, sâu non và nhộng của sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang.

Bộ chuồn chuồn (Odonata) có 6 loài chiếm 20% tổng số loài bắt mồi trên sinh quần ruộng rau họ HTT, các loài này thuộc 2 họ. Họ chuồn chuồn kim (Coenagrionidae) có 4 loài trong đó Agriocnemis femina femina (Brauer) là loài khá phổ biến. Thức ăn của chúng chủ yếu là sâu non bộ cánh vảy tuổi 1, tuổi 2, rầy, rệp. Họ chuồn chuồn ngô (Libellulidae) đã xác định được 2 loài gồm

Brachydiplax chalybea chalybea Brauer và Diplacodes trivialis (Rambur) có mặt trên sinh quần ruộng rau họ HTT xuất hiện với tần suất thấp, thức ăn của chúng là trứng sâu, sâu non bộ cánh vảy, rệp, rầy, ruồi, muỗi,…

Bộ cánh khác (Heteroptera) có 1 loài chiếm 3,33% tổng số loài bắt mồi đã xác định. Họ bọ xít năm cạnh (Pentatomidae) thu được loài là Andrallus spinidens (Fabr.). Đây là các loài bắt mồi phổ biến trên ruộng rau, chúngcó phổ vật mồi rộng gồm sâu non của các loài sâu thuộc bộ cánh vảy, bên cạnh đó chúng còn ăn bọ xít xanh, châu chấu, cào cào và ăn thịt lẫn nhau khi thiếu thức ăn.

Bộ cánh da (Dermaptera) có 3 loài chiếm 10% tổng số loài bắt mồi đã xác định. HọAnisolabididae có 2 loài là Prorenus sp., Euborellia annulipes

Euborellia sp., loài Euborellia sp. và họ Labiduridae chỉ thu được 1 loài

Labidura riparia. Cả 3 loài với tần suất bắt gặp thấp, phổ vật mồi khá rộng bao gồm trứng, sâu non, nhộng của các loài sâu bộ cánh vảy, rệp muội, rầy.

Bộ cánh màng (Hymenoptera) thu được 2 loài chiếm 6,67% trong đó họ Formicidae có hai loài là Solenopsis geminata (Fabr.) và Camponotus sp., họ

44

Vespidae có 1 loài là Polistes olivaceus (Degreer). Các loài này có tần suất bắt gặp thấp, thức ăn của chúng chủ yếu là sâu non bộ cánh vảy.

Bảng 3.2. Thành phần loài côn trùng bắt mồi trên sinh quần ruộng rau họ hoa thập tự ở huyện Nam Đàn năm 2013 - 2014

TT Loài Họ Bộ Vật mồi MĐPB

1 Chlaenius bimaculatus

Dejean

Carabidae Coleoptera Tr, SN, N của sâu bộ cánh vảy, Rệp, châu chấu, cào cào nhỏ +++ 2 Chlaenius circumdatus Brulle Carabidae Coleoptera Rệp, Tr, SN của ST, SXBT ++ 3 Chlaenius inops Chaudoir Carabidae Coleoptera Rệp, Tr, SN của ST, SXBT + 4 Chlaenius micans Fabr. Carabidae Coleoptera Rệp, Tr, SN của ST, SXBT, SK +++ 5 Chlaenius xanthopleurus Chaudoir Carabidae Coleoptera Rệp, Tr, SN của ST, SXBT, SK + 6 Ophionea indica (Thunberg) Carabidae Coleoptera Rệp, Tr, SN của ST, SXBT, SK, + 7 Cicindela chinensis Degeer Cicindelidae Coleoptera ST, SXBT + 8 Cicindela sexpunctata Fabr. Cicindelidae Coleoptera Rệp, ST, SXBT + 9 Coccinella transversalis Fabr. Coccinellidae Coleoptera Rệp, ST, SXBT, SK +++

45

tuổi 1, 2 10 Harmonia

octomaculata Fabr.

Coccinellidae Coleoptera Rệp cải, Rầy +

11 Lemnia biplagiata

(Swartz)

Coccinellidae Coleoptera Rệp cải, Rầy ++

12 Menochilus

sexmaculatus Fabr.

Coccinellidae Coleoptera Rệp cải, Rầy, Tr sâu bộ cánh vảy

++

13 Micraspis discolor

Fabr.

Coccinellidae Coleoptera Rệp cải, Rầy +++

14 Micraspis vincta

(Gorham)

Coccinellidae Coleoptera Rệp cải, Rầy +

15 Paederus fuscipes Curtis Staphilinidae Coleoptera Rệp, SN, N của ST, SXBT, SK +++ 16 Paederus tamulus Erichson Staphilinidae Coleoptera Rệp, SN, N của ST, SXBT, SK +++ 17 Euborellia annulipes(Lucas)

Anisolabididae Dermaptera Tr, SN, N của sâu bộ cánh vảy, Rệp, Rầy

+

18 Prorenus sp. Anisolabididae Dermaptera Tr, SN, N của sâu bộ cánh vảy, Rệp, Rầy

+

19 Labidura riparia

(Pallas)

Labiduridae Dermaptera Tr, SN, N của sâu bộ cánh vảy, Rệp, Rầy

+

20 Ischiodon scutellaris

Fabr.

Syrphidae Diptera Rệp xám hại cải

46

21 Andrallus spinidens

(Fabr.)

Pentatomidae Heteroptera Sâu bộ cánh vảy, BX xanh, châu chấu, cào cào

++

22 Solenopsis geminata

(Fabr.)

Formicidae Hymenoptera Rệp, sâu non bộ cánh vảy

+

23 Polistes olivaceus (De Greer)

Vespidae Hymenoptera Sâu non bộ cánh vảy

+

24 Empusa sp. Mantidae Mantoptera SN, N của sâu bộ cánh vảy, Rệp, Rầy

+

25 Aciagrion pallidum

Selys

Coenagrionidae Odonata Sâu non bộ cánh vảy tuổi nhỏ, Rệp, Rầy

+

26 Agriocnemis femina femina (Brauer)

Coenagrionidae Odonata Sâu non bộ cánh vảy tuổi nhỏ, Rệp, Rầy

++

27 Agriocnemis pymaea

(Rambur)

Coenagrionidae Odonata Sâu non bộ cánh vảy tuổi nhỏ, Rệp, Rầy

+

28 Ceriagrion olivaceum Laidlaw

Coenagrionidae Odonata Sâu non bộ cánh vảy tuổi nhỏ, Rệp, Rầy

+

29 Brachydiplax chalybea chalybea Brauer

Libellulidae Odonata Tr, sâu non bộ cánh vảy, Rệp, Rầy

+

30 Diplacodes trivialis (Rambur)

Libellulidae Odonata Tr, sâu non bộ cánh vảy, Rệp, Rầy

47

Ghi chú:

+ Ít phổ biến (f ≤ 25%) Tr Trứng

++ Phổ biến (25% < f ≤ 50%) SN Sâu non

+++ Rất phổ biến: f > 50% N Nhộng

ST Sâu tơ SK Sâu khoang

SXBT Sâu xanh bướm trắng SX Sâu xanh

SCL Sâu cuốn lá BX Bọ xít

Bộ hai cánh (Diptera) có 1 loài Ischiodon scutellaris Fabr. (chiếm 3,33%) thuộc họ Syrphidae. Loài này rất phổ biến từ giữa đến cuối vụ rau, đặc biệt những vùng trồng rau không hoặc rất ít phun thuốc hóa học trừ sâu thì loài I. scutellaris xuất hiện với mật độ cao và hoạt động tích cực. Thức ăn của I. scutellarislà rệp muội hại rau.

Qua quá trình điều tra thành phần thiên địch của rệp hại rau họ hoa thập tự ở Nam Đàn, Nghệ An năm 2013 – 2014 cho thấy bọ rùa đỏ Micraspis discolor

Fabr. là một trong những loài côn trùng bắt mồi phổ biến trên sinh quần ruộng rau họ hoa thập tự.

Hình 3.2. Đa dạng loài côn trùng bắt mồi trên rau họ HTT ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn (năm 2013 – 2014)

48

3.2.Thử nghiệm sử dụng bọ rùa đỏ (Micraspis discolor) phòng trừ rệp hại rau họ HTT trong phòng thí nghiệm và trong điều kiện ô luới ngoài đồng ruộng

3.2.1. Thử nghiệm sử dụng bọ rùa đỏ phòng trừ rệp hại rau họ HTT trong

PTN

Kết quả thử nghiệm phòng trừ rệp hại rau họ hoa thập tự của các bọ rùa đỏ sau 5 ngày theo dõi cho thấy ở các số lượng cá thể bọ rùa/hộp nuôi khác nhau (4, 6, 8 con/hộp) cho tỷ lệ chết của rệp khác nhau. Qua phân tích thống kê sinh học cho thấy, với số lượng bọ rùa/ hộp khác nhau cho hiệu lực phòng trừ khác nhau, hiệu lực phòng trừ đều tăng dần theo ngày theo dõi.

Bảng 3.3. Hiệu lực phòng trừ rệp hại rau họ HTT của bọ rùa đỏ trong phòng thí nghiệm

Số con/hộp

Hiệu lực phòng trừ (%)

Sau 1 ngày Sau 2 ngày Sau 3 ngày Sau 4 ngày Sau 5 ngày 4 15,37±0,95b 26,97±1,51c 39,44±2,05c 52,84±2,18b 62,59±2,51b 6 18,39±0,95b 33,53±1,51b 47,72±2,05b 60,44±2,18b 71,56±2,51b 8 22,17±1,17a 40,67±1,85a 59,1±2,50a 79,24±2,67a 88,33±3,08a

CV% 9,07 8,01 7,48 6,07 6,02

LSD0.05 3,46 5,51 7,44 7,93 9,15

(Ghi chú: Trong phạm vi cột, các giá trị mang cùng chữ cái chỉ sự sai khác không có ý nghĩa, khác chữ cái chỉ sự khác nhau có ý nghĩa ở mức xác suất P ≤ 0,05)

Mật độ bọ rùa đỏ 8 con/hộp đạt hiệu quả phòng trừ 40,67% ở ngày thứ 2 sau khi xử lý, đạt cao nhất sau 5 ngày (88,33%) và sai khác có ý nghĩa thống kê với các công thức khác.

3.2.2. Thử nghiệm sử dụng bọ rùa đỏ phòng trừ rệp hại rau họ HTT trong điều kiện ô luới ngoài đồng ruộng

3.2.2.1. Hiu lc phòng tr rp hi rau h HTT ca b rùa đỏ vi mật độ 4 con/m2, 6 con/m2, 8 con/m2 con/m2, 6 con/m2, 8 con/m2

49

Kết quả thử nghiệm với mật độ bọ rùa đỏ lần lượt là 4, 6, 8 con/m2, mật độ rệp là 300 con/m2 cho thấy ở các mật độ bọ rùa đỏ khác nhau cho hiệu lực phòng trừ qua các ngày theo dõi là khác nhau (Bảng 3.4)

Bảng 3.4. Hiệu lực phòng trừ rệp hại rau họ HTT của bọ rùa đỏ ngoài đồng ruộng với mật độ 4, 6, 8 con/m2

Mật độ (con/m2)

Hiệu lực phòng trừ (%)

Sau 1 ngày Sau 2 ngày Sau 3 ngày Sau 4 ngày Sau 5 ngày 4 13,76±4,14a 21,75±4,58a 33,49±3,87a 41,24±4,15a 50,99±2,30b 6 16,50±4,14a 28,73±4,58a 40,58±3,87a 50,34±4,15a 58,42±2,30ab 8 18,70±5,07a 30,35±5,61a 45,99±4,74a 55,82±5,08a 66,37±2,83a

CV% 24,80 29,96 17,07 14,88 6,93

LSD0.05 15,07 16,68 14,07 15,08 8,39

(Ghi chú: Trong phạm vi cột, các giá trị mang cùng chữ cái chỉ sự sai khác không có ý nghĩa, khác chữ cái chỉ sự khác nhau có ý nghĩa ở mức xác suất P ≤ 0,05)

- Ở thời điểm 1 ngày sau khi thả bọ rùa đỏ vào ô thí nghiệm: + Mật độ 4 con/m2 có hiệu lực phòng trừ 13,76%.

+ Mật độ 6 con/m2 cho hiệu lực phòng trừ cao hơn 16,50%.

+ Ở mật độ 8 con/m2 hiệu lực phòng trừ khá cao sau 1 ngày xử lý, đạt 18,7% - Ở thời điểm 2 ngày sau khi thả bọ rùa đỏ vào ô thí nghiệm:

+ Mật độ 4 con/m2 có hiệu lực phòng trừ 21,75%.

+ Mật độ 6 con/m2 cho hiệu lực phòng trừ cao hơn 28,73%.

+ Ở mật độ 8 con/m2 hiệu lực phòng trừ khá cao sau 3 ngày xử lý, đạt 30,35%. - Ở thời điểm 3 ngày sau khi thả bọ rùa đỏ vào ô thí nghiệm:

+ Mật độ 4 con/m2 có hiệu lực phòng trừ 33,49%.

+ Mật độ 6 con/m2 cho hiệu lực phòng trừ cao hơn 40,58%.

50

- Ở thời điểm 4 ngày sau khi thả bọ rùa đỏ vào ô thí nghiệm: + Mật độ 4 con/m2 có hiệu lực phòng trừ 41,24%.

+ Mật độ 6 con/m2 cho hiệu lực phòng trừ cao hơn 50,34%.

+ Mật độ 8 con/m2 hiệu lực phòng trừ khá cao sau 3 ngày xử lý, đạt 55,82%. - Ở thời điểm 5 ngày sau khi thả bọ rùa đỏ vào ô thí nghiệm:

+ Mật độ 4 con/m2 có hiệu lực phòng trừ 50,99%.

+ Mật độ 6 con/m2 cho hiệu lực phòng trừ cao hơn 58,42%.

+ Ở mật độ 8 con/m2 hiệu lực phòng trừ khá cao sau 3 ngày xử lý, đạt 66,37%. So sánh giữa các thời điểm theo dõi và các mật độ cho thấy hiệu lực phòng tăng khi mật độ số lượng bọ rùa thả tăng, hiệu lực phòng trừ cao nhất khi thả 8 con bọ rùa đỏ/m2 và thấp nhất khi thả 4 con/m2.

3.2.2.2. Hiu lc phòng tr rp hi rau h HTT ca brùa đỏ vi mật độ 8 con/ m2

giai đoạn cây rau trng 20-25 ngày và 30-35 ngày trong điu kiện ô lưới ngoài đồng rung

Với mật độ 8 con bọ rùa đỏ con/m2 thử nghiệm phòng trừ rệp hại rau họ HTT (mật độ 300 con rệp/m2) vào các giai đoạn sinh trưởng khác nhau của cây rau thì cho thấy giai đoạn sinh trưởng cây rau có ảnh hưởng đến khả năng ăn mồi của bọ rùa đỏ, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả phòng trừ rệp của chúng.

Phân tích thống kê sinh học cho thấy thời gian sinh trưởng của cây rau ảnh hưởng đến khả năng tiêu diệt rệp muội hại rau của loài bọ rùa đỏ. Cùng thời điểm theo dõi (sau 3 ngày) nhưng giai đoạn sinh trưởng khác nhau của cây rau cải thì cho thấy kết quả khác nhau không có ý nghĩa thống kê, cụ thể: giai đoạn cây rau 20 -25 NST hiệu lực phòng trừ rệp xám của bọ rùa đỏ đạt 49,54% và giai đoạn cây rau 30- 35 NST hiệu lực phòng trừ của bọ rùa đỏ đạt thấp hơn với 35,68%. Kết quả theo dõi cho thấy ở ngày thứ 5 sau khi xử lý, đối với ruộng rau ở giai đoạn 20-25 NST thì hiệu lực phòng trừ của bọ rùa tăng nhanh hơn, đạt

51

70,28%(cây rau 20 -25 NST) và 54,72% (cây rau 30 - 35 NST), sự sai khác giữa hai công thức có ý nghĩa thống kê.

Như vậy, qua kết quả nghiên cứu trên hệ sinh thái rau tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, cho thấy, ở công thức đối chứng, rau đã bị rệp phá hại gần như hoàn toàn trong khi đó ở công thức có sử dụng bọ rùa đỏ thì rau vẫn xanh tốt và cho thu hoạch. Điều đó chứng tỏ, bọ rùa đỏ có khả năng khống chế sự phát triển và gây hại của rệp cải khi đạt mức tương đối cao (cấp 3 - 5).

Bảng 3.5. Hiệu lực phòng trừ rệp hại rau họ HTT của bọ rùa đỏ mật độ 8 con/m2 ở giai đoạn cây rau 20-25 và 30-35 ngày sinh trưởng ngoài đồng ruộng TGST của

cây rau (ngày)

Hiệu lực phòng trừ(%)

Sau 1 ngày Sau 2 ngày Sau 3 ngày Sau 4 ngày Sau 5 ngày

20–25 16,37±2,27a 30,24±0,00a 49,54±0,00a 61,07±0,00a 70,28±0,00a 30–35 14,01±2,78a 26,55±0,00a 35,68±0,00a 46,18±0,00a 54,72±0,00b

CV% 25,47 17,06 20,28 15,55 9,59

LSD0,05 11,41 10,98 19,58 18,90 13,59

(Ghi chú: Trong phạm vi cột, các giá trị mang cùng chữ cái chỉ sự sai khác không có ý nghĩa, khác chữ cái chỉ sự khác nhau có ý nghĩa ở mức xác suất P ≤ 0,05)

Mặt khác, giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây rau cải cũng ảnh hưởng đến hiệu lực phòng trừ rệp của bọ rùa đỏ. Do khi cây rau còn non thì diện tích mặt lá cải còn nhỏ so với cây rau cải sắp thu hoạch (30 -35 NST) nên khả năng phát hiện mồi của bọ rùa đỏ dễ dàng hơn, thuận tiện cho quá trình bắt mồi, làm tăng hiệu quả phòng trừ rệp hại cải của bọ rùa đỏ.

Chính vì vậy, khi sử dụng bọ rùa đỏ phòng trừ rệp trên ruộng rau thì cần phải điều tra mật độ rệp ở từng giai đoạn sinh trưởng của cây rau cải và lưu ý thời điểm thả bọ rùa để đạt được kết quả cao nhất.

52

3.3. Kỹ thuật chế biến và sử dụng chế phẩm thảo mộc từ cây cúc(B. pilosa) và lá cây cà chua (L. esculentum) phòng trừ SXBT hại rau họ HTT

3.3.1. K thut to chế phm t dch chiết ca cây cúc (B.pilosa)

Hình 3.3. Kỹ thuật sản xuất chế phẩm dịch chiết từ cây cúc (B. pilosa)

Bước 1: - Thu thập cây cúc

- Rửa sạch và để khô nơi thoáng mát - Cắt thân cây thành từng đoạn dài khoảng 3-5 cm và nghiền nhỏ. - Lọc, ép lấy dịch chiết của cây

Một phần của tài liệu Sử dụng bọ rùa đỏ (micraspis discolor fabr ) và chế phẩm làm từ cây cúc (bidens pilosa l ), lá cà chua (lycopersicum esculentum mill ) phòng trừ sâu hại sâu bọ hoa thập tự tại xã kim liên, huyện nam đàn năm 2013 2014 (Trang 53)