Thực hiện nghiêm túc việc phân loại nợ và trích lập dự phòng

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp xuất nhập khẩu việt nam_chi nhánh cộng hòa (EXIMBANK_CH) (Trang 59)

5. Giới thiệu kết cấu chuyên đề

4.1.6 Thực hiện nghiêm túc việc phân loại nợ và trích lập dự phòng

Thực hiện nghiêm túc việc phân loại nợ, tránh tình trạng vì kết quả kinh doanh mà không tuân thủ tính chính xác trong phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Chủ động phân loại nợ theo tính chất, khả năng thu hồi nợ của khoản vay, kiên quyết chuyển nợ quá hạn đối với các trường hợp vi phạm HĐTD có nguy cơ gây ra rủi ro và hạ bậc nợ, thực hiện việc trích lập dự phòng nhằm bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra.

4.2 Giải pháp Eximbank_CN Cộng Hòa đưa ra

Công tác quản trị rủi ro của Eximbank dựa trên nguyên tắc cẩn trọng, đảm bảo hài hòa mục tiêu lợi nhuận và an toàn đối với hoạt động kinh doanh. Theo đó Eximbank đẩy mạnh hoạt động kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ các quy định của NHNN Việt Nam trong việc quản lý rủi ro, đảm bảo hoạt động kinh doanh của Eximbank được an toàn. Công tác kiểm tra, giám sát đã được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục bao trùm tất cả các giai đọan của quá trình kinh doanh nhằm giảm thiểu rủi ro xảy ra. Ngoài ra công tác dự báo và xây dựng các phương án dự phòng cũng đã được thiết lập để Eximbank chủ động trong việc đối phó với những rủi ro có khả năng phát sinh, đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của Eximbank.

Với sự tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật của đối tác chiến lược SMBC, tháng 12/2009 Eximbank đã thành lập phòng quản lý rủi ro tín dụng nhằm tăng cường công tác quản lý chất lượng tín dụng và tập trung hóa nguồn lực chuyên trách thực hiện các mục tiêu của công tác quản lý chất lượng tín dụng như xây dựng và duy trì chính sách tín dụng, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, danh mục đầu tư tín dụng. TRong năm 2010 Eximbank sẽ tiếp tục hạ thấp tỉ lệ nợ xấu bằng cách tăng cường giám sát chặt chẽ hoạt động tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng thông qua công tác phân tích, đánh giá thường xuyên kịp thời và tích cực thu hồi các khỏan nợ xấu.

Ngoài ra, Eximbank còn tiếp tục hoàn thiện chính sách, quy trình quản lý rủi ro tín dụng như: tiến hành áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ; đánh giá rủi ro tín dụng và xếp hạng tín dụng; chuẩn hóa các biểu mẫu tín dụng; quản lý rủi ro và xác định danh mục đầu tư tín dụng; thiết lập hệ thống xử lý nợ xấu một cách có hiệu quả.

4.3 Kiến nghị

4.3.1 Về phía bản thân Ngân hàng

 Đầu tiên là xây dựng con người XHCN về : đạo đức, lối sống lành mạnh, trong sạch và nhận thức đúng đắn trong môi trường luôn luôn gắn liền với tiền.  Điều hành công tác tín dụng theo hướng nâng cao chất lượng tín dung là chính. Việc mở rộng cho vay phải trên cơ sở kiểm soát được. Cần xác định về chất

lượnt tín dụng là năng lực điều hành của người đứng đầu đơn vị, là chất lượng tay nghề đội ngũ cán bộ tín dụng.

 Chọn thêm các đối tượng khách hàng cho vay thông qua phát hành thẻ tín dụng.

 Thường xuyên phân tích, đánh giá đúng chất lượng tín dụng nhằm gíup ban lãnh đạo định hướng, điều hành công tác tín dụng được thông suốt.

 Nâng cao chất lượng thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng.

 Thực hiện đúng việc phân tích rủi ro, phân tích đúng và đủ các khoản rủi ro theo yêu cầu của Trung Ương và thực tế tình hình của chi nhánh.

 Tăng cường quảng bá hình ảnh của Chi nhánh: thông qua báo chí, truyền hình, truyền thông giới thiệu về các dịch vụ, các sản phẩm mới.

 Khuyến khích doanh nghiệp sử dụng tiền gửi thanh toán trong hoạt động kinh doanh cũng như trong việc trả lương b cho cán bộ công nhân viên…

4.3.2 Về phía Ngân hàng Nhà Nước

 Ngân hàng Nhà nước cần phải rà soát lại các văn bản chồng chéo, thiếu

đồng bộ, không phù hợp với thực tế để hệ thống các văn bản của ngành mang tính pháp lý cao.

 Tiếp tục lộ trình sắp xếp, cải cách mạnh mẽ lại các doanh nghiệp Nhà nước để có thể phân laọi, đánh giá chính xác về năng lực quản lý và kinh doanh của doanh nghiệp.

 Tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển thị trường mua bán nợ, thị trường bảo hiểm tín dụng để có thể giảm thiểu phòng ngừa và phân tán rủi ro tín dụng; cần có các chính sách thích hợp để thị trường chứng khoán nước ta phát triển mạnh và sôi động hơn nữa nhằm làm giảm sức ép lên ngân hàng trong việc cấp vốn hoạt động cho doanh nghiệp.

 Cơ chế, chính sách của Nhà nước phải được đổi mới theo hướng cho phép các tổ chức tín dụng áp dụng các thông lệ quốc tế trong việc xác định trước và trích lập dự phòng rủi ro. Quỹ dự phòng rủi ro hiện được trích theo nợ “trong hạn” và “quá hạn” là không hợp lý mà cần phải được tính toán theo mức độ rủi ro của khoản vay.

 Cần tổ chức thiết lập hệ thống các tiêu chuẩn để đánh giá về hiệu quả

kinh tế của các ngành kinh tế, tạo cơ sở thuận lợi cho ngân hàng thẩm định, đánh giá khách hàng, chu trình đầu tư,…một cách thích đáng.

 Các ngành chức năng cần tạo điều kiện hỗ trợ ngân hàng thu hồi nợ, nếu có xảy ra tranh chấp thì sử dụng lậut dân sự, không nên hình sự hóa các mối quan hệt tín dụng là hành lang pháp lý cao nhất buộc các tổ chức tín dụng phải tuân thủ, đồng thời bảo vệ quyền lợi chính đáng của các tổ chức tín dụng theo đúng pháp luật.

4.3.3 Đối với các cơ quan Nhà nước, các cấp, các ngành có liên quan

- Sở kế hoạch và đầu tư cần phải kiểm tra định kỳ về hoạt động kinh doanh

trong giấy phép của các doanh nghiệp. Nhằm tránh mua bán hóa đơn thuế GTGT và làm giảm các công ty trung gian.

- Đối với ngành thuế cần tăng cường kiểm tra đầu vào và đầu ra của thuế đối

với các doanh nghiệp Tư nhân nhằm buộc các doanh nghiệp Tư nhân phải thực hiện báo cáo tài chính một cách trung thực.

- Cần đơn giản hóa các thủ tục, các loại giấy tờ công chứng; hạn chế công

chứng ở nhiều cơ quan.

- Trong quá trình phát mãi tài sản thế chấp của khách hàng để thu hồi nợ thì

NH gặp rất nhiều khó khăn trong khâu xử lý do văn bản thi hành án còn rất chậm. Vì vậy cơ quan thi hành án cần phải bàn giao nhanh tài sản cho NH, có sự phối hợp tốt giữa NH với tòa án để NH xử lý các khoản nợ tồn đọng có hiệu quả hơn.

Rủi ro tín dụng và các biện pháp hạn chế rủi ro là một đề tài mà các nhà quản trị Ngân hàng đã và đang nghiên cứu không ngừng.

Rủi ro tín dụng là nỗi lo lắng của các nhà quản trị Ngân hàng. Rủi ro tín dụng rất đa dạng và phức tạp bao gồm rủi ro có thể kiểm soát được và rủi ro không thể kiểm soát được. Rủi ro có thể bắt nguồn từ nguyên nhân chủ quan và khách quan. Hiện nay các Ngân hàng đã đẩy mạnh đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nhưng nghiệp vụ tín dụng vẫn là nghiệp vụ chủ yếu của Ngân hàng. Do vậy rủi ro tín dụng luôn có một tác động rất lớn đến tình hình hoạt động của Ngân hàng, có thể làm cho Ngân hàng bị phá sản. Bên cạnh đó rủi ro cũng lây lan nhanh trong hệ thống Ngân hàng, do vậy vi6ẹc tìm ra những hỉai pháp để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng luôn là mối bận tâm của các nhà quản trị Ngân hàng.

Rủi ro tín dụng có thể xảy ra với bất cứ Ngân hàng nào, và Eximbank không nằm ngoài số đó. Qua phân tích thực trạng rủi ro tại Eximbank ta thấy mặc dù chỉ mới vực dậy trong những năm gần đây nhưng đã đạt được thành tựu không chỉ tăng trưởng lợi nhuận mà còn thực hiện một chính sách quản trị rủi ro rất hiệu quả mà bất kỳ Ngân hàng nào cũng phải nổ lực rất nhiều mới đạt được. Từ phân tích nguyên nhân của rủi ro tín dụng tại Eximbank em cũng đưa ra một số giải pháp rất thực tiễn phù hợp với thực tế tại Eximbank hiện nay.

Do kiến thức còn hạn chế, thời gian nghiên cứu hạn hẹp và nguồn thông tin số liệu ít nên trong đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong quý thầy cô, quý Ngân hàng đóng góp ý kiến để em tiếp tục nghiên cứu trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Nguyễn Minh Kiều (2009), “ Nghiệp vụ ngân hàng thương mại”, NXB Thống Kê.

2. “Tín dụng ngân hàng”, NXB

3. Báo cáo thường niên (2007,2008,2009), NH TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam. 4. Các báo cáo tín dụng, số liệu hoạt động kinh doanh của Eximbank – Chi nhánh Cộng Hòa.

5. Các website:

www.eximbank.com.vn www.sbv.gov.vn

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

NH Ngân hàng

NHNN Ngân hàng Nhà nước

NH TMCP Ngân hàng thương mại cổ phần

CBTD Cán bộ tín dụng

DN Doanh nghiệp

TCTD Tổ chức tín dụng

HĐTD Hợp đồng tín dụng

TSĐB Tài sản đảm bảo

SX-KD Sản xuất kinh doanh

Eximbank Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Trang Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Ngân hàng...17 Bảng 2.2.1 Phân tích tình hình huy động vốn...19 Biểu đồ 2.1.1 Tình hình huy động vốn năm 2008-2009...20

Bảng 2.2.2 Tình hình sử dụng vốn của Eximbank giai đoạn 2007_2009...21

Bảng 3.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn vay...24

Biểu đồ 3.1.1 Cơ cấu doanh số cho vay theo thời hạn...24

Bảng 3.1.2 Doanh số cho vay theo đối khách hàng...25

Biểu đồ 3.1.2 Cơ cấu doanh số cho vay theo khách hàng...26

Bảng 3.1.3 Doanh số cho vay theo loại tiền...27

Biểu đồ 3.1.3 Cơ cấu doanh số cho vay theo loại tiền...27

Bảng 3.2.1 Doanh số thu nợ theo thời hạn vay...28

Biểu đồ 3.2.1 Cơ cấu doanh số thu nợ theo thời hạn...29

Bảng 3.2.2 Doanh số thu nợ theo khách hàng...30

Biểu đồ 3.2.2 Cơ cấu doanh số thu nợ theo khách hàng...30

Bảng 3.2.3 Doanh số thu nợ theo loại tiền ...31

Biểu đồ 3.2.3 Cơ cấu doanh số thu nợ theo loại tiền...31

Bảng 3.3.1 Dư nợ cho vay theo thời hạn vay...32

Biểu đồ 3.3.1 Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn...33

Bảng 3.3.2 Dư nợ cho vay theo khách hàng...33

Biểu đồ 3.3.2 Cơ cấu dư nợ cho vay theo khách hàng...34

Bảng 3.3.3 Dư nợ cho vay theo loại tiền ...34

Biểu đồ 3.3.3 Cơ cấu dư nợ cho vay theo loại tiền...35

Bảng 3.4 Nợ quá hạn...36

Bảng 3.5 Doanh số thanh toán quốc tế...37

Biểu đồ 3.5 Doanh số thanh toán quốc tế...37

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp xuất nhập khẩu việt nam_chi nhánh cộng hòa (EXIMBANK_CH) (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w