5. Giới thiệu kết cấu chuyên đề
3.3 Tình hình dư nợ
Dư nợ cho vay có thể hiểu là hiệu số giữa doanh số cho vay và thu nợ. Như vậy chỉ tiêu dư nợ cho vay là khoản tiền đã giải ngân mà NH chưa thu hồi về. Tuy nhiên việc phân tích dư nợ kết hợp với nợ quá hạn sẽ cho phép ta phản ánh chính xác hơn về hiệu quả hoạt động tín dụng của NH.
3.3.1 Tình hình dư nợ cho vay theo thời hạn vay Bảng 3.3.1 Dư nợ cho vay theo thời hạn vay
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Ngắn hạn 122,363 65,3% 196,994 73,7% 61 Trung, dài hạn 64,915 34,7% 70,162 26,3% 8,1
Tổng cộng 187,278 100% 267,156 100% 39,4
( Nguồn: Số liệu hoạt động kinh doanh 2008-2009)
Biểu đồ 3.3.1 Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn
Nhìn chung ta thấy dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn dư nợ cho vay trung, dài hạn. Điều này có thể là do các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với chi nhánh đang ở giai đoạn phát triển ổn định. Nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp này chuyển hướng sang tài trợ ngắn hạn nhằm phục vụ chủ yếu cho bổ sung nguồn vốn lưu động, mua nguyên vật liệu hoặc dự trữ hàng hóa thay vì phục vụ cho nhu cầu dài hạn như tái sản xuất mở rộng như trước đây. Một nguyên nhân khác là do cơ cấu nguồn vốn huy động có phần dịch chuyển, nguồn vốn huy động ngắn hạn tăng, nguồn vốn huy động huy động dài hạn cò tỷ trọng giảm. Trong thòi gian tới, chi nhánh cần tích cực huy động vốn trung, dài hạn để thỏa mãn tôt hơn nhu cầu tài trợ tín dụng trung, dài hạn và tạo điều kiện cho doanh nghiệp có đủ sức cạnh tranh trong giai đọan hội nhập đồng thời đẩy mạnh các dự án trung, dài hạn góp phần mở rộng thị phần và tăng sức cạnh tranh cho chi nhánh.
3.3.2 Dư nợ cho vay theo khách hàng
Bảng 3.3.2 Dư nợ cho vay theo khách hàng
Đơn vị tính: triệu đồng
Khách hàng
Năm 2008 Năm 2009
% tăng (giảm) năm năm 209 so với năm 2008 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Doanh nghiệp 126,675 67,6% 191,621 71,7% 51,3 Cá nhân 60,603 32,4% 85,535 28,3% 41,1 Tổng cộng 187,278 100% 267,156 100% 42,7
( Nguồn: Số liệu hoạt động kinh doanh 2008-2009)
Biểu đồ 3.3.2 Cơ cấu dư nợ cho vay theo khách hàng
Năm 2008 dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp đạt 126,675 triệu đồng,
chiếm 67,6% trong tổng dư nợ cho vay. Năm 2009 dư nợ cho vay doanh nghiệp tăng rõ rệt, đạt 191,621triệu đồng, chiếm 71,7% trong tổng dư nợ cho vay.
Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân có xu hướng tăng nhưng tỷ trọng giảm. Năm 2008 dư nợ cho vay cá nhân đạt 60,603 triệu đồng, chiếm 32,4% trong tổng dư nợ cho vay. Đến năm 2009 dư nợ cho vay đạt 85,535 triệu đồng, chiếm 28,3% trong tổng dư nợ cho vay.
3.3.3 Dư nợ cho vay theo loại tiền
Bảng 3.3.3 Dư nợ cho vay theo loại tiền
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 % so sánh năm 2009 với năm 2008 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng VND 154,422 82,5% 212,408 79,5% 37,6 Ngoại tệ 20,524 11% 38,984 14,6% 89 Vàng 12,332 6,5% 15,764 5,9% 27,9 Tổng cộng 187,278 100% 267,156 100% 42,7
( Nguồn: Số liệu hoạt động kinh doanh 2008-2009)
Biểu đồ 3.3.3 Cơ cấu dư nợ cho vay theo loại tiền
Nhìn chung ta thấy cho vay bằng VND qua các năm đều tăng. Năm 2008 dư nợ cho vay bằng VND đạt 154,422 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 82,5% trong tổng dư nợ cho vay. Còn năm 2009 dư nợ cho vay bằng VND đạt mức 212,408 triệu đồng chiếm tỷ trọng 79,5% trong tổng dư nợ cho vay, tốc độ tăng là 37,6%.
Cơ cấu cho vay bằng VND chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay, điều này cũng dễ hiểu vì phần lớn các doanh nghiệp đều đầu tư sản xuất trong nước nên chủ yếu giao dịch bằng VND, ít khi giao dịch bằng ngoại tệ, bên cạnh đó cho vay bằng VND sẽ tránh rủi ro về tỷ giá, giúp các doanh nghiệp dễ thanh toán và dễ giao dịch trên thị trường.
Dư nợ cho vay bằng ngoại tệ (quy đổi sang nội tệ) chủ yếu cho vay bằng USD. Năm 2008 dư nợ cho vay ngoại tệ đạt mức 20,524 triệu đồng chiếm 11% trong tổng dư nợ cho vay. Năm 2009 dư nợ cho vay bằng ngoại tệ đạt 38,984 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 14,6% trong tổng dư nợ cho vay. Trong thời gian này chi nhánh đã có được một số khách hàng lớn, ổn định, có uy tín, chuyên mua bàn hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài…và trong thời gian tới khi nhu cầu thong thương quốc tế ngày càng gia tăng, hứa hẹn sự tăng dư nợ cho vay bằng ngoại tệ nhiều hơn nữa.
Năm 2008 dư nợ cho vay bằng vàng đạt mức 12,332 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 6,5% trong tổng dư nợ cho vay. Đến năm 2009 dư nợ cho vay bằng vàng đã đạt mức 15,764 triệu đồng, tỷ trọng có xu hướng giảm so với năm 2008 chỉ còn 5,9% trong tổng dư nợ cho vay, tăng 27,9%.
3.4 Tình hình nợ quá hạn
Nợ quá hạn là những khoản nợ đã đến kỳ hạn trả nhưng chưa được thanh toán và NH đã làm thủ tục chuyển sang nợ quá hạn. Cùng với doanh số thu nợ, nợ quá hạn cũng phản ánh hiệu quả sử dụng vốn, chất lượng tín dụng và tình hình rủi ro tín dụng tại NH.
Nợ quá hạn còn là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tính hiệu quả trong sử dụng vốn của NH. Đánh giá được trình độ thẩm định dự án, phương án sản xuất kinh doanh của cán bộ tín dụng trước khi cho vay. Cho thấy ntính hiệu quả trong việc xử lý các tài sản thế chấp để thu nợ gốc đã quá hạn mà khách hàng không có khả năng trả nợ.
Bảng 3.4 Nợ quá hạn
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch (2009/2008)
Nợ quá hạn 3,129 2,364 1,245
Nợ quá hạn biến động theo xu hướng giảm. Nợ quá hạn năm 2008 là 3,129 triệu đồng, trong năm 2009 nợ quá hạn của chi nhánh là 2,364 triệu đồng. Có thể do chi nhánh hiện giờ đã có một lượng khách hàng có tình hình kinh doanh ổn định và có uy tín nên trả nợ gốc và lãii đúng hạn. Nhưng vì lãi suất huy động vốn tăng cao buộc ngân hàng phải cho vay với lãi suất cao dẫn đến việc các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc trả nợ vì vậy đã trả nợ không đúng hạn. Nợ quá hạn vẫn cao là lẽ đương nhiên. Trong khi doanh số thu nợ tăng lên thì tỷ lệ nợ quá hạn ngày một giảm xuống là một tín hiệu tốt cho chi nhánh.
3.5 Thanh toán quốc tế
Bảng 3.5 Doanh số thanh toán quốc tế
Đơn vị tính: triệu USD
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 2009/2008
L/C 10,982 11,256 2,5%
Nhờ thu 1,738 2,406 38,4%
TTR 13,811 14,249 3,17%
Tổng cộng 26,531 27,911 5,2%
Biểu đồ 3.5 Doanh số thanh toán quốc tế
T ri ệu U S D Năm
Thanh toán quốc tế vốn là thế mạnh của Eximbank, tuy nhiên những hệ quả từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã tác động mạnh đến hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam nói chung cũng như mảng dịch vụ thanh toán quốc tế của Eximbank nói riêng. Các doanh nghiệp trong năm 2009 đã gặp nhiều khó khăn do phải đương đầu với nhiều áp lực từ cả hai phía thị trường trong nước và thị trường quốc tế.
Năm 2009 tổng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu đạt 27,911 triệu USD, tăng nhẹ so với năm 2008 là 1,38 triệu USD tương đương tăng 5,2%. Trong đó, thanh toán L/C đạt 11,256 triệu USD, tăng 0,274 triệu USD tương đương tăng 2,5% so với năm 2008; Thanh toán nhờ thu đạt 2,406 triệu USD, tăng 0,668 triệu USD tương đương tăng 38,4% so với năm 2008; Thanh toán TTR trong năm 2009 đạt 14,249 triệu USD, tăng 0,438 triệu USD tương đương tăng 3,17% so với năm 2008.
3.6 Đánh giá chung tình hình rủi ro trong hoạt động tín dụng
Bảng 3.6 Đánh giá chung tình hình rủi ro trong hoạt động tín dụng
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm
2008 2009
Doanh số cho vay (DSCV) Triệu đồng 191,287 274,156
Doanh số thu nợ (DSTN) Triệu đồng 153,007 234,560
Dư nợ Triệu đồng 187,278 267,156
Dư nợ bình quân Triệu đồng 276,154 379,143
Nợ quá hạn Triệu đồng 3,129 2,364
DSTN/ DSCV % 80 85,6
Nợ quá hạn/Dư nợ % 1,67 0,88
Vòng quay vốn tín dụng Vòng 0,58 0,7
( Nguồn: Số liệu hoạt động kinh doanh 2008-2009)
Qua bảng số liệu ta thấy vòng quay vốn tín dụng có xu hướng ngày một
giảm đi. Cụ thể là năm 2008 thì vòng quay vốn tín dụng là 0,58 vòng, sang năm 2009 thì vòng quay vốn tín dụng là 0,7 vòng. Như vậy cho thấy mức độ cho vay đang được chú trọng.
3.6.2 Chỉ tiêu doanh số thu nợ trên doanh số cho vay
Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ doanh số thu nợ trên doanh số cho vay năm
2008 là 80%, đến năm 2009 tỷ lệ này tăng lên 85,6%. Như vậy tỷ lệ thu nợ đối với tín dụng tương đối cao, Ngân hàng hoạt động có hiệu quả trong việc lựa chọn khách hàng, xét duyệt cho vay và thu nợ. NHìn chung hoạt động cho vay thu nợ của n Ngân hàng đạt hiệu quả cao.
3.6.3 Chỉ tiêu nợ quá hạn trên dư nợ
Có thể nói tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ là nhân tố then chốt và quan
trọng nhất để đánh giá tính hiệu quả của hoạt động tín dụng. Chỉ số này ở Eximbank chi nhánh Cộng Hòa những năm vừa qua là rất ấn tượng. Năm nào cũng nhỏ hơn tỷ lệ khuyến cáo của NHNN (5%), nằm trong phạm vi kiểm soát cua chi nhánh.
Tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh là rất tốt, điều này sẽ làm cho lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng là tốt. Vì khi tỷ lệ nợ quá hạn nhỏ sẽ làm cho làm cho số tiền thu hồi từ khách hàng tốt, khả năng thu hồi vốn gốc và tiền lãi từ khách hàng cao dẫn đến lợi nhuận thu được cao.
3.7 Nguyên nhân làm phát sinh rủi ro tín dụng 3.7.1 Dấu hiệu xuất hiện rủi ro tín dụng
3.6.1.1 Các dấu hiệu phi tài chính Tính cách và tư cách của khách hàng
- Khách hàng tìm cách né tránh, tránh gặp NH và thiếu hợp tác với NH, khách hàng có những cách cư xử bất thường.
Khả năng quản lý của khách hàng
- Không có khả năng hoạch định ra những kế hoạch hành động. - Hoạt động kinh doanh dựa vào một người chủ yếu.
Không nhạy bén trước các tình hình đang thay đổi - Công ty thiếu những người thay thế cần thiết. Tình hình hoạt động kinh doanh
- Doanh nghiệp thực hiện việc kiểm soát và báo cáo tài chính không tốt. - Máy móc thiết bị không được bảo trì tốt.
- Thường xuyên thay đổi NH truyền thống.
- Bị mất quyền đại lý, nhà cunng cấp hoặc quyền cung cấp. Tình trạng của ngành hoặc của nền kinh tế nói chung
- Nhà nước ra những quy chế mới làm ảnh hưởng quá trình hoạt động kinh doanh của khách hàng.
- Sự phát triển về mặt công nghệ thông tin.
- Xuất hiện những đối thủ cạnh tranh mới, những kênh phân phối mới.
3.6.1.2 Những dấu hiệu cảnh báo về tài chính
- Thông qua tài khoản của khách hàng tại NH như: rút vốn quá nhiều
nhưng không rõ rang; số dư bình quân trong tài khỏan bị giảm.
- Nợ vay NH tăng lên không tương xứng với sự tăng doanh thu, vay vốn sau chu kỳ hoạt động kinh doanh của khách hàng.
- Các khoản phải thu quá lớn, hàng chiết khấu quá nhiều.
- Hàng tồn kho không phù hợp với chức năng kinh doanh, không thường xuyên kiểm tra hàng tồn kho, hoặc hàng tồn kho quá lớn.
3.7.2 Nguyên nhân
Rủi ro tín dụng ra bên ngoài là việc không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ,
nợ quá hạn ngày càng lớn, các khỏan lãi chưa thu ngày càng gia tăng.
Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng rất đa dạng, có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. Một trong những cách phân loại thông dụng là phân tích nguyên nhân gây ra từ phía người cho vay và người đi vay.
3.7.2.1 Rủi ro tín dụng do nguyên nhân từ phía người cho vay Nguyên nhân từ phía người cho vay có thể bao gồm: Nguyên nhân từ phía người cho vay có thể bao gồm:
- Một là, NH không chấp hành nghiêm túc chế độ tín dụng và điều
kiện cho vay.
- Hai là, chính sách và quy trình cho vay chưa chặt chẽ, chưa có quy trình quản trị rủi ro hữu hiệu, chưa chú trọng đến phân tích khách hàng, xếp loại rủi ro tín dụng để tính toán điều kiện và khả năng trả nợ. Đối với cho vay doanh nghiệp nhỏ và cá nhân, quyết định cho vay của NH chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, chưa áp dụng công cụ chấm điểm tín dụng.
- Ba là, kỹ thuật cấp tín dụng chưa hiện đại, chưa đa dạng, việc xác
định hạn mức tín dụng cho khách hàng còn quá đơn giản, thời hạn chưa phù hợp, chủ yếu là tín dụng trực tiếp, sản phẩm tín dụng chưa phong phú.
- Bốn là, thiếu thông tin về khách hàng hay thiếu thông tin tín dụng
tin cậy, kịp thời, chính xác để xem xét, phân tích trước khi cấp tín dụng.
- Năm là, năng lực và phẩm chất đạo đức của một số cán bộ tín dụng chưa đủ tầm và vấn đề quản lý sử dụng, đãi ngộ cán bộ NH chưa thỏa đáng.
3.7.2.2 Rủi ro tín dụng do nguyên nhân từ phía người vay
Các nguyên nhân dẫn đến việc khách hàng vay vốn không trả được nợ cho NH thường được sắp xếp theo hai nhóm sau:
- Nhóm nguyên nhân khách quan, là những tác động ngoài ý chí của khách hàng, như do thiên tai, hỏa hoạn, do sự thay đổi của các chính sách quản lý kinh tế, điều chỉnh quy hoạch ngành vùng, do hành lang pháp lý chưa phù hợp, do biến động của thị trường trong và ngòai nước, cung cầu hàng hóa thay đổi.
- Nhóm nguyên nhân chủ quan, là nguyên nhân nội tại của mỗi khách hàng. Đó có thể là vốn tự có tham gia sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không đáp ứng nhu cầu, năng lực điều hành còn hạn chế, thiếu thông tin thị trường và thong tin về các đối tác, bạn hàng làm ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh; công nghệ sản xuất không tạo ra sản phẩm có tính cạnh tranh cao hoặc khách hàng thiếu thiện chí trả nợ vay NH ngay từ khi xin vay.
Trong các nguyên nhân kể trên, nguyên nhân thiếu thông tin, đặc biệt là thông tin về khách hàng vay và thông tin về môi trường kinh tế mà khách hàng đó hoạt động là nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến rủi ro tín dụng.
Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như: Do tính dễ thay đổi của các nhân tố rủi ro; tính không ổn định ngày càng tăng của thị trường tài chính; sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các NH; sự can thiệp của chính quyền địa phương…
3.7.2.3 Rủi ro về tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ * Về mặt thị trường * Về mặt thị trường
- Tỷ giá chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố khách quan như : Các sự kiện chính trị, các chỉ số kinh tế, lãi suất, giá dầu, giá vàng...do vậy sự biến động của tỷ giá là khó lường. Song thị trường ngoại hối Việt nam chưa phát triển so với thế giới nên những thông tin thu được để giúp cho việc dự báo biến đông tỷ giá còn hạn chế, trong khi sự biến động của các đồng tiền trên thị trường ngoại hối rất phức tạp, việc đánh giá thị trường gặp khó khăn. Vì vậy gây khó khăn cho việc quản lý rủi ro tỷ giá.
- Khi các doanh nghiệp là khách hàng của ngân hàng mua ngoại tệ họ thường yêu cầu mua theo tỷ giá của ngân hàng ngoại thương. Song tỷ giá mà ngân