5.1/ Cơ hội marketing trong mạng xã hội
Marketing trên mạng xã hội có thể rất thuận lợi cho các doanh nghiệp. Gotta và O’Kelly
cho rằng thiết lập một cộng đồng xung quanh các dịch vụ sản phẩm đó là một chiến lược tiềm năng để xây dựng chiến lược thương hiệu, thiết lập các rào cản và tạo sự lan truyền như lời đề cử của khách hàng. Cộng đồng như vậy cũng có thể là nguồn gốc cho sự đổi mới bằng đầu vào người tiêu dùng và đề nghị của khách hàng. Mạng xã hội có thể tìm thấy các khách hàng mới và kiểm soát thương hiệu thông minh trong việc nghiên cứu thị trường[8]. Thông qua danh sách các tính năng và ứng dụng trò chuyện với bạn bè công ty có thể làm cho quảng cáo của công ty mình trong một mạng xã hội. Truyền thông trong mạng xã hội người mua có thể lắng nghe và xem xét tỷ lệ xếp hạng với nhau cho các dịch vụ sản phẩm và cung cấp kiến thức sản phẩm và thông tin cá nhân. Mạng xã hội bảo vệ người dùng từ việc tương tác với thế giới bên ngoài và lưu trữ thông tin tương tác[9]. Marketing trong mạng xã hội có thể là chi phí rẽ thúc đẩy một công ty chứ không phải là một đội ngũ marketing khổng lồ hoặc một ngân sách lớn[7] “ví dụ như MySpace 2009 chi phí tối thiểu 25$ bắt đầu quảng cáo trên Myspace, cộng thêm 0.25$ cho mỗi lần quảng cáo. Facebook 2009 chi phí tối thiểu là 5$, cộng thêm 0.01$ hoặc 0.15$ cents tùy thuộc vào chiến lược quảng cáo. Linkedln 2009 chi phí quảng cáo 25$ cho mỗi lần nhấp chuột”.
Chiến lược nội bộ phải kiểm tra quá trình kinh doanh và liên tục xây dựng cộng đồng hoạt động để xác định bất kỳ kịch bản ứng dụng có thể được sử dụng để xây dựng trong một trường hợp kinh doanh. Vài một số ví dụ theo Gotta và O’Kelly bao gồm [9]:
Bán hàng: Công cụ mạng xã hội có thể cung cấp một cơ chế giới thiệu tốt hơn cho người dùng với cuộc hội thoại cao hơn so với các cuộc gọi thông thường.
Marketing: Tag clouds bắt nguồn từ một phần mềm mạng xã hội mở rộng có thể cung cấp một cái nhìn giống như mô hình liên tục và thời gian tính dựa trên các thành viên tag và đánh dấu.
Dịch vụ khách hàng: điện thoại tag hay thư điện tử email bằng tổng đài đại diện có thể cung cấp lời thảo luận ở một mức độ tập thể (ví dụ “có thể gọi lại”,”hướng dẫn sự khó hiểu”).
Thu thập thông tin: dịch vụ mạng xã hội có thể là mục tiêu cụ thể cho không gian tìm kiếm (ví dụ: hoạt dộng đối thủ cạnh tranh hoặc cách thức sử dụng một sản phẩm cụ thể).
Quản lý thông tin: Folksonomy nỗ lực có thể dẫn đến kết quả phân loại mà có nhiều chính xác (như tích hợp công cụ tìm kiếm) cũng như đáp ứng nhiều thay đổi bằng cách chọn lựa và cung cấp người dùng với việc ý thức tham gia quyền sở hữu.
Phát triển tổ chức: theo dõi thời gian tag và bookmark có thể có những biểu hiện về xu hướng (như sử dụng hệ thống đánh giá Nielsen-like) của một số người đọc và một số người tìm các thông tin quan trọng, do đó cung cấp các chiến lược học tập và ra quyết định về nhân sự HR với cái nhìn sâu về loại hình đào tạo, hội thảo hoặc các chủ đề có thể tham gia hoặc các kỹ năng/năng lực để tập trung vào.
5.2/ Rủi ro marketing trong mạng xã hội
Mặc dù mạng xã hội có thể giúp các doanh nghiệp lan tỏa thông tin tốt nhưng nó cũng có thể lây lan những thông tin xấu. Hơn nữa nếu khách hàng muốn trút giận về dịch vụ sản phẩm họ có thể dùng tài khoản mạng xã hội. Các nhà quản lý cần phải làm thế nào xử lý những tình huống một cách nhanh chóng. Ngoài ra phương tiện truyền thông mạng xã hội không được kiểm duyệt như các cá nhân có thể nói bất cứ điều gì họ muốn hoặc về thương hiệu tích cực hay tiêu cực. Ngày càng nhiều công ty đang tìm cách để tiếp cận với những cuộc hội thoại và một phần tham gia trong các cuộc đối thoại. Tuy nhiên một vấn đề tiềm năng mà các công ty sử dụng phương tiện mạng xã hội phải đối mặt là tính riêng tư và bảo mật. Vẫn tồn tại một số bộ phận quá quan tâm về bảo mật cá nhân không muốn
thảo luận về kế hoạch trên mạng xã hội. Tuy nhiên Gotta và O’Kelly cho rằng mạng xã hội phát triển mạnh khi họ không theo một nghi thức hoặc vô hình có nguy cơ thay đổi hành vi hoặc sụp đổ hoàn toàn nếu như quản lý cố gắng gây ảnh hưởng hoặc khai thác chúng trong một số cách.[8] Hơn nữa họ cũng bao hàm rằng có những hệ quả không được mong muốn của marketing trong mạng xã hội và mối quan hệ công cộng của họ. Nhìn chung sự thành công và thất bại của công nghệ mạng xã hội xoay quanh người sử dụng, độ tin cậy, bảo mật và sự riêng tư. Vì vậy người dùng đôi khi có xu hướng do dự trong việc chia sẽ một số thông tin nhạy cảm của họ với các công ty. Điều này có nghĩa các tổ chức có liên quan, tham gia quản lý thay đổi hành vi và xây dựng cộng đồng hiệu quả có tác động lớn hơn.
Lý do cho người sử dụng tương tác chung khác nhau rất nhiều. Tại các trạng thái tương tác cực đỉnh có thể self-serving. Người dùng có thể tham gia trong mạng xã hội theo hướng ứng dụng chỉ có liên kết trên các cạnh, thu thập thông tin từ cộng đồng mà có liên quan đến việc nghiên cứu hoặc các công việc có liên quan. Cường độ tham gia của họ có thể được biểu diễn bằng những đóng góp đề nghị của họ (những đóng góp ý kiến) hiểu biết và các loại thông tin hoặc bằng cách tích cực tag và chia sẽ bookmark, khả năng thuyết phục người khác tham gia vào hoặc mức độ ảnh hưởng trong mối liên hệ giữa các thành viên trong cộng đồng mạng.
Ngoài ra có một số luật trong truyền thông, bởi vì marketing trong mạng xã hội bao gồm việc công bố hoặc truyền các nội dung trực tuyến cũng được thiết lập về pháp lý, luật quảng cáo trên mạng xã hội. [10] Có một thiếu kiểm soát thương hiệu, như vậy kinh doanh đặt biệt phải cẩn thận trong việc nghiên cứu thị trường và luật quảng cáo không được vượt qua ngưỡng pháp luật. Quảng cáo trong mạng xã hội mang lại nhiều nguy hiểm cho thương hiệu. Mạng xã hội là nội dung được tạo từ người dùng nơi mà người dùng trải nghiệm các dịch vụ sản phẩm, dịch vụ khách hàng… Nội dung kiểm soát rất ít trong việc chia sẽ trong mạng xã hội [11]. Sự giám sát nhận thức về thương hiệu của cộng đồng trực tuyến và các vấn đề trực tiếp thảo luận trực tuyến điều này không được xem xét trước, và vô cùng quan trọng. Chúng ta không quên điều quan trọng nhất thông
qua marketing trong mạng xã hội là có cơ hội để thu thập dữ liệu khách hàng; tuy nhiên những thu thập dữ liệu có thể chỉ được khai thác trong nó[12].
5.3/ Một số khảo sát marketing trong mạng xã hội
Mạng xã hội là xu hướng không thể cưỡng lại vượt qua cả Đài loan, Indonesia, Philippine, tính tới tháng 9/2012 Việt Nam có tới 13.1 triệu người dùng Youtube, trung bình mỗi người xem 137 video/ ngày (Comscore). Số người dùng Facebook tại Việt Nam tính tới 24/10/2012 lên tới 9.117.480 người, tăng 5.479.000 người dùng trong vòng 6 tháng vừa qua. Trung bình 1 ngày, Facebook có thêm hơn 30 nghìn người Việt Nam tham gia mạng xã hội này.
Việt Nam là quốc gia có số người sử dụng Facebook tăng nhanh nhất thế giới với hơn 3,7 triệu. Người dùng Việt trung bình sử dụng 30.3 phút để blog vào tháng 6.2011, xem khoảng 532 triệu đoạn video Youtube vào tháng 1.2012. 24% người dùng có trang
profile Youtube. Mạng xã hội lớn nhất Việt Nam là Zing với 6,8 triệu người dùng. Nhắn tin trực tuyến đạt 72%.
Độ tuổi tham gia nhiều nhất và có tốc độ tăng nhanh nhất thuộc hai nhóm từ 18-24và 25- 34 tuổi. Là hai nhóm người tiêu dùng có nhu cầu cao và khả năng chi trả tốt.
Trên các mạng xã hội có 11,3 triệu công dân mạng xã hội tại Việt Nam. Họ thường dùng trung bình 137 phút/tháng để truy cập vào các trang mạng xã hội;
Những người dùng mạng xã hội ở Việt Nam thường ở độ tuổi 15-24. Chỉ 8% trong số đó kết nối hoặc tương tác với các thương hiệu, sản phẩm hay các công ty có mạng xã hội. Trong khi 18% thảo luận và chia sẻ đánh giá của họ về thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ thì 47% đọc bình luận của những người khác.