. Dư nợ: Phản ánh số lỗ hay số phân phối vượt quá số lãi tạo ra Dư có: Số lãi chưa phân phối hiện có
1.5.2. Kế toán tiêu thụ hàng hoá
Theo chuẩn mực kế toán quốc tế, hàng hoá được coi là tiêu thụ khi chúng được giao cho khách hàng, đã được khách hàng chấp nhận thanh toán hoặc thu được tiền ngay, khi đó doanh thu về tiêu thụ hàng hoá mới được ghi nhận.
Khi hàng hoá được coi là tiêu thụ, kế toán phản ánh đồng thời 2 bút toán: - Bút toán 1:
Nợ TK “Giá vốn hàng bán” Có TK “Hàng hoá” - Bút toán 2:
Nợ TK “Các khoản phải thu” (nếu chưa trả tiền) Nợ TK “Tiền” (nếu khách hàng thanh toán ngay) Có TK “Doanh thu”
* Kế toán Pháp
Để hạch toán quá trình tiêu thụ hàng hoá, trong kế toán Pháp sử dụng các TK sau:
+ TK 707 – Thu nhập về bán hàng hoá
+ TK 41 (411 – 419) – Khách hàng và TK liên quan + TK 4457 – Thuế giá trị gia tăng (TVA) thu hộ nhà nước + TK 665 – Chiết khấu đã chấp nhận
+ TK 530 – Tiền mặt
+ TK 512 – Tiền ngân hàng
+ TK 709 – Giảm giá, bớt giá, hồi khấu doanh nghiệp chấp nhận cho khách hàng
TK 707
DT bán hàng (chưa thuế) TK 4457
TVA thu hộ nhà nước
Tổng giá TT
Hàng bán bị trả lại
TK 530, 512, 41
Trình tự hạch toán tiêu thụ hàng hoá được thể hiện qua các Sơ đồ sau:
Sơ đồ 09: Sơ đồ kế toán tiêu thụ hàng hoá
Sơ đồ 10: Sơ đồ hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu
TK 530, 512, 41 TK 709 TK 707
TK 665 TK 4457
Trong đó:
(1)– Giảm giá, bớt giá, hồi khấu trên hoá đơn báo có cho khách hàng (2)– TVA trên khoản giảm giá, bớt giá, hồi khấu
(3)– Tổng số tiền giảm giá, bớt giá, hồi khấu (4)– Chiết khấu sau hoá đơn dành cho khách hàng (5)– TVA tính trên khoản chiết khấu sau hoá đơn (6)– Tổng số tiền chiết khấu dành cho khách hàng
(7)– Cuối kỳ, kết chuyển giảm giá, bớt giá, hồi khấu trên hoá đơn báo có
* Kế toán Mỹ
Trong kế toán Mỹ, các khoản doanh thu được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, tức là thời điểm phát sinh doanh thu đã được cơ bản hoàn thành và có thể biểu hiện qua chứng từ kế toán. Cuối niên độ kế toán, kế toán ghi nhận không chỉ các nghiệp vụ đã thu tiền mà còn ghi nhận cả các nghiệp vụ sẽ thu tiền.
Trình tự hạch toán quá trình tiêu thụ hàng hoá như sau:
- Nếu hàng hoá của đơn vị được bán, kế toán ghi: + Bút toán 1:
Nợ TK “Tiền mặt”: Bán hàng thu tiền ngay Nợ TK “ Các khoản phải thu”: Bán chịu Có TK “Doanh thu bán hàng” Có TK “Thuế phải trả nhà nước”
(5) (6) (4) (2) (3) (1) (7)
+ Bút toán 2:
Nợ TK “Chi phí giá vốn hàng bán” Có TK “Tồn kho hàng hoá”
- Khi có hàng hoá không đúng quy cách, phẩm chất bị trả lại hoặc bị giảm giá, kế toán ghi:
Nợ TK “Hàng bán bị trả lại” Nợ TK “Giảm giá hàng bán” Có TK “Các khoản phải thu” Có TK “Tiền mặt”
- Khi phát sinh các nghiệp vụ chiết khấu dành cho khách hàng, kế toán ghi: Nợ TK “Doanh thu bị chiết khấu”: Phần chiết khấu dành cho khách hàng Nợ TK “Tiền mặt”: Số thực chiết khấu bằng tiền mặt
Có TK “Phải thu”
1.5.3. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá
Theo chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 8, kết quả từ hoạt động sản xuất kinh doanh là những hoạt động do doanh nghiệp tiến hành với tư cách là một phần hoạt động kinh doanh của mình và cả những hoạt động liên quan mà doanh nghiệp tham gia. Những kết quả này được tính vào lợi nhuận trước thuế. Việc xác định kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện theo Sơ đồ sau:
Sơ đồ 11: Sơ đồ kế toán xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá
TK DT bán h ngà TK CPBH, CPQLDN TK XĐKQ K/C CPBH, CPQLDN K/C DT bán h ngà TK giá vốn h ng bánà TK Lợi K/C KQ Lỗ K/C KQ Lãi K/C giá vốn h ngà
* Kế toán Pháp
Theo kế toán Pháp, cuối kỳ doanh nghiệp xác định kết quả niên độ. Đó là chênh lệch giữa thu nhập và chi phí của niên độ. Kết quả niên độ bao gồm: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động đặc biệt. Trong phạm vi bài viết này chỉ xin đề cập đến kết quả hoạt động tiêu thụ hàng hoá.
Để hạch toán xác định kết quả tiêu thụ trong kỳ, kế toán sử dụng các TK sau: + TK 125 – Xác định kết quả kinh doanh
TK này có kết cấu như sau: