. Dư nợ: Phản ánh số lỗ hay số phân phối vượt quá số lãi tạo ra Dư có: Số lãi chưa phân phối hiện có
1.5.1. Kế toán hàng hoá
Theo chuẩn mực kế toán quốc tế về hàng tồn kho (IAS 2), trong kỳ nếu có thành phẩm, hàng hoá nhập kho, nó được cộng vào thành phẩm, hàng hoá tồn kho và số này được ghi:
Nợ TK “Thành phẩm, hàng hoá” Có TK liên quan
Nếu có nghiệp vụ giảm thành phẩm, hàng hoá khi phát sinh nghiệp vụ giao hàng ghi: Nợ TK liên quan
Có TK “Thành phẩm, hàng hoá”
Nếu xuất hàng giao cho khách, số giảm thành phẩm, hàng hoá này thể hiện Giá vốn hàng bán trong kỳ. Nếu giá thị trường của thành phẩm, hàng hoá thấp hơn giá trị ghi trên sổ của thành phẩm, hàng hoá thì sẽ được ghi một khoản giảm giá.
Để kế toán hàng hoá theo phương pháp Kiểm kê định kỳ, Kế toán Pháp sử dụng các TK sau:
+ TK 37 – Tồn kho hàng hoá
+ TK 6037 – Chênh lệch tồn kho hàng hoá + TK 128 – Xác định kết quả
Trình tự kế toán hàng hoá được khái quát qua Sơ đồ sau:
Sơ đồ 08: Sơ đồ kế toán hàng hoá theo Phương pháp Kiểm kê định kỳ
* Kế toán Mỹ
Theo phương pháp Kê khai thường xuyên, tình hình hiện có, biến động của hàng hoá đều được ghi chép trực tiếp lên TK hàng hoá một cách thường xuyên, ngay khi các nghiệp vụ này phát sinh.
- Khi mua hàng hoá để bán, kế toán ghi: Nợ TK “Hàng hoá”
Có TK liên quan
Các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, hàng mua trả lại, giảm giá và chiết khấu hàng mua cũng được phản ánh trên TK “Hàng hoá”.
Chênh lệch tồn kho giảm
TK 128 Kết chuyển tồn kho h ng hoá cuà ối kỳ
Chênh lệch tồn kho
TK 37 TK 6037
Kết chuyển tồn kho h ng hoá à đầu kỳ
- Khi xuất kho hàng hoá để bán, kế toán ghi: Nợ TK “Giá vốn hàng bán”
Có TK “Hàng hoá”