PHẦN 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CP XÂY DỰNG – DU LỊCH HÀ HẢ
2.3.3. Hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Công ty trả lương cho cơng nhõn viân vào ngày 29 hàng tháng, bao gồm: lương trả cho nhõn viân Cơng ty, lương trả cho nhõn viân chi nhánh, lương cho nhõn viân Cơng trình và lương cho Cộng tác viân, dưới đõy là sơ đồ luân chuyển chứng từ về tiền lương và các khoản phải trích theo lương.
các khoản trích theo lương
- Chứng từ gồm: Bảng chấm công; Bảng thanh toán tiền lương; Bảng kê tạm ứng lương; Phiếu nghỉ hưởng BHXH; Phiếu thanh toán trợ cấp BHXH; Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương; Sổ chi tiết 334, 338; Sổ cái 334, 338.
- Tài khoản sử dụng: TK 334, 338, 154, 642 + Phương pháp kế toán:
Công ty thực hiện hạch toán lao động bằng việc chấm công từng phòng, ban, bộ phận, công việc đầu tiên của kế toán lương là kiểm tra chứng từ ban đầu như bảng chấm công, bảng theo dõi khối lượng công việc hoàn thành.
Công ty áp dụng trả lương theo thời gian và lương khoán, hình thức trả lương này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của Cụng ty và tuân thủ quy định của Nhà nước.
Vũ Thị Hường – BCTT Tổng Hợp 41
Chứng từ gốc về lao động và tiền lương; chứng từ thanh
toán
Sổ kế toán chi tiết chi phí thanh toán Bảng phân
bổ lương, BHXH
Sổ nhật ký chung
Sổ cái TK 334, 335, 338
Bảng cân đối số phát sinh
Bảng tổng hợp chi tiết
- Trả lương khoán: Là hình thức trả lương theo khối lượng công việc hoàn thành đảm bảo yêu cầu chất lượng, kỹ thuật áp dụng cho đội thi công, cho công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất.
Tiền lương Khối lượng Đơn giá khoán sản phẩm = sản phẩm x nhân công hoàn thành từng việc
Đơn giá nhân cơng gồm: Lương tối thiểu chung , phụ cấp lưu động 20% lương tối thiểu, phụ cấp không ổn định sản xuất 10%, lương phụ 12%, chi phí khoán cho người lao động 4%.
- Trả lương theo thời gian: Áp dụng cho công nhân gián tiếp sản xuất (những người làm công tác quản lý văn phòng). Căn cứ vào thời gian làm việc của công nhân viên: số lượng việc, ngày công, giờ công và tiêu chuẩn thang lương theo cấp bậc của Nhà nước quy định để thanh toán lương.
Công thức tính lương (I)theo thời gian:
I = Hệ số lương x Lương cơ bản x Số ngày làm việc trong tháng /24 Mức lương cơ bản:
Năm 2009: 860.000 đồng. Năm 2010: 1.050.000 đồng.
Hệ số lương áp dụng theo thang bậc lương Nhà nước: Đại học: bậc 1/8 – hệ số 2,34, bậc 2/8 – hệ số 2,65, … Cao đẳng bậc 1/12 – hệ số 1,80, bậc 2/12 – hệ số 1,99, …
- Cách tính lương làm thêm giờ: Những người được chấm công, trả lương thêm giờ phải hoàn thành nghĩa vụ 24 công/ tháng, từ ngày công thứ 25 trở đi mới được chấm công thêm giờ. Nếu trong tháng không làm việc đủ 24 công thì đi làm chủ nhật là làm bù ngày công đã nghỉ trước đó.
Tổng số giờ công làm thêm trong tháng/8h = Số công làm thêm tháng. Lương cơ bản/24 công/8 = tiền lương một giờ công.
Số giờ làm thêm x lương một giờ công = Tiền lương làm thêm.
Ngày nghỉ lễ tết được nhân với hệ số 1,50 và cộng với lương ngày lễ, tết. Để việc quản lý lao động – tiền lương đi vào nề nếp, Công ty xây dựng và phổ biến quán triệt chức năng nhiệm vụ đến từng tổ chức, cá nhân, bổ sung kịp thời những biện pháp quản lý chi tiết – cụ thể có hiệu quả.
Công ty lấy việc khoán sản phẩm, trả lương theo sản phẩm là mục tiêu phấn đấu nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của các tổ nhóm sản xuất.
Cùng với khoản tiền lương nhận được người lao động hàng tháng phải nộp các khoản bảo hiểm và kinh phí cụng đoàn. Bảo hiểm và kinh phí cụng đoàn được Cụng ty trích trừ vào lương của lao động và một phần trích tính vào chi phí của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cú nghĩa vụ thay người lao động đóng các khoản bảo hiểm cho người lao động.