Việt Nam, do nhận thức được tầm quan trọng và tính bức thiết của vấn đề môi trường, ngay sau Tuyên bố Rio, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX thông qua vào ngày 27 tháng 12 năm 1993 tại kỳ họp thứ IV, luật bao gồm 7 chương với 55 điều khoản. Sau 10 năm triển khai và thực hiện, luật BVMT đã góp phần hạn chế tốc độ gia tăng ô nhiễm, nâng cao một bước về nhận thức, hình thành ý thức bảo vệ môi trường trong toàn xã hội. Luật BVMT cũng đã tạo cơ sở để cải thiện chất lượng môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, hỗ trợ hội nhập kinh tế quốc tế vì những mục tiêu phát triển bền vững đất nước.
Hàng loạt các văn bản dưới Luật cũng đã được ban hành như Nghị định 175-CP ngày 18/11/1994 của Chính phủ hướng dẫn thi
hành Luật BVMT, các quy chế, quy định của Thủ tướng Chính phủ, các thông tư, quy định của Bộ khoa học, Công nghệ và môi trường về lập, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, kiểm soát ô nhiễm, quản lý chất thải, các quy định bảo vệ môi trường ngành, lĩnh vực, địa bàn của các bộ, ngành, địa phương.
Các văn bản quy định chế tài trong lĩnh vực BVMT cũng được ban hành và hoàn thiện. Nghị định 26-CP ngày 26/4/1996 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường, xác lập các chế tài hành chính trong lĩnh vực môi trường, Bộ Luật hình sự sửa đổi năn 1999 đã bổ xung Chương XVII quy định 10 tội phạm môi trường, mở đường cho việc hình thành thể chế hình sự trong lĩnh vực môi trường.
Hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường cũng đã được xây dựng, ban hành và đưa vào áp dụng trong công tác quản lý môi trường. Cho đến nay, phần lớn các tiêu chuẩn môi trường đã và đang phát huy tác dụng trong công tác quản lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường ở nước ta.
Một số văn bản quy phạm hóa việc áp dụng các công cụ kinh tế trong công tác bảo vệ môi trường đã được ban hành như Nghị định số 67/2003/NĐ-CP của Chính phủ về việc bảo vệ môi trường đối với nước thải, Quyết định số 82/2002/QĐ-TTg ngày 25/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập, tổ chức hoạt động của Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam, Thông tư liên tịch số 126/1999/TTLT- BTC-BCN-BKHCNMT của bộ tài chính, Bộ Công nghiệp, Bộ khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn việc ký quỹ để phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản.
Bên cạnh đó, Thủ tướng chính phủ cũng đã ban hành một số chỉ thị, quyết định về việc triển khai một số biện pháp giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc như: Chỉ thị số 200-TTg ngày 29/4/1994 của Thủ tướng chính phủ về đảm bảo nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn, Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg về phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng...
Ngày 26/08/1998, Bộ Chính trị đã ban hành chỉ thị số 36-CT/TW về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày
15/11/2004 về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong đó nhấn mạnh: “Bảo vệ môi trường là một nội dung cơ bản không thể thiếu trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển Kinh tế-Xã hội của tất cả các cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng trong bảo đảm phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý và BVMT, ngày 29/11/2005 Luật BVMT được sửa đổi, bổ sung. Được Quốc hội thông qua, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006, luật sửa đổi gồm 15 chương và 136 điều khoản.
Phần 3