Một số nhận xét về công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trên địa bàn thị trấn Chợ Chu

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường của thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên (Trang 67)

- Quốc phòng

4.3.2.Một số nhận xét về công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trên địa bàn thị trấn Chợ Chu

nhận việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải nên các vấn đề về quản lý rác thải còn nhiều hạn chế.

- Rác thải trên địa bàn thị trấn phần lớn đều được thu gom và xử lý ngay từ nguồn phát sinh:

+ Rác từ các hộ gia đình: do các hộ gia đình tự thu gom và xử lý

+ Rác từ hoạt động chợ: do BQL chợ phụ trách

+ Rác từ các cơ quan công sở: do bộ phận vệ sinh của cơ quan công sở đó phụ trách

- Lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trong những năm gần đây tỷ lệ chất hữu cơ phân hủy cao.

- Lượng rác thải được thu gom và xử lý từ hoạt động chợ bởi Ban quản lý chợ vẫn chưa cao và chưa hợp vệ sinh.

- Lượng rác còn tồn đọng trong môi trường với khối lượng đáng kể do công tác thu gom không triệt để và ý thức bảo vệ môi trường của một số người dân còn thấp, không chấp hành thực hiện các quy định về việc đổ rác nên đã gây ảnh hưởng trực

thị và ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng.

- Rác thải tồn đọng trong môi trường đa phần nằm rải rác ở các khe suối, ao hồ, đường xá, ngõ hẻm… gây ra những tác động tiêu cực tới sức khỏe con người và môi trường.

- Ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt là hàm lượng chất hữu cơ dễ phân hủy chiếm tỷ lệ cao, chúng sẽ nhanh chóng phân hủy trong điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều thúc đẩy quá trình lên men thối rữa và tạo ra các mùi hôi thối, gây khó chịu cho người dân xung quanh. Tại những nơi đổ rác thì hàm lượng khí CH4, H2S, NH3… xuất hiện cao hơn rất nhiều so với những nơi không đổ rác. Vào những ngày thời tiết oi bức, mùi hôi thối từ các điểm đổ rác này bốc lên rất khó chịu và sau một thời gian mới hòa loãng trong khí quyển và làm ảnh hưởng đến môi trường không khí. Bên cạnh việc làm ảnh hưởng đến môi trường không khí thì hiện trạng này còn làm ảnh hưởng đến môi trường nước. Tại các khu vực đổ rác thải bừa bãi nước mặt thường có màu đen, mùi thối và dòng chảy bị chặn… Hiện tượng này làm mất cảnh quan môi trường và đặc biệt là chất

các loài dịch bệnh nguy hiểm lan truyền trong phạm vi rộng lớn như dịch tả… Không những nguồn nước mặt, nguồn nước ngầm cũng bị ảnh hưởng đáng kể do các chất thải phân hủy hòa tan vào trong nước rồi thấm xuống các mạch nước ngầm.

- Rác thải làm ảnh hưởng đến môi trường nước: Theo thói quen, nhiều người thường đổ rác tại các bờ sông, hồ, ao, cống rãnh. Lượng rác này sau khi bị phân hủy sẽ tác động trực tiếp đến chất lượng nước mặt, nước ngầm trong khu vực. Rác có thể bị cuốn trôi theo nước mưa xuống ao, hồ, sông ngòi, kênh rạch sẽ làm nguồn nước mặt bị nhiễm bẩn. Mặt khác, lâu dần những đống rác này sẽ làm giảm diện tích ao hồ, làm giảm khả năng tự làm sạch của nước gây cản trở các dòng chảy, tắc cống rãnh thoát nước. Hậu quả của hiện tượng này là hệ sinh thái nước trong các ao hồ bị hủy diệt. Việc ô nhiễm các nguồn nước mặt này là một trong các nguyên nhân gây nên các bệnh tiêu chảy, tả, lị trực khuẩn, thương hàn, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng.

tích đất bị thu hẹp do rác thải lấn chiếm. Đất bị ô nhiễm và lẫn nhiều các tạp chất đặc biệt là đất trong và gần bãi chứa rác tạm thời không hợp vệ sinh, các khu rác mà người dân vứt bừa bãi do sự tích tụ các chất kim loại (Ni, Pb, Hg…), các chất khó phân hủy như: túi nilon, sành sứ, thủy tinh, các chất này được giữ trong đất sẽ gây ảnh hưởng tới đất tại khu vực này.

- Những người bị ảnh hưởng nhất phải kể đến đó là những người nhặt rác, thu gom phế liệu thải, những công nhân thu gom rác và những người sống cạnh các điểm tập kết rác, khu vứt rác tự do không đúng quy định sẽ gây ra các tai nạn thương tật, các bệnh nghề nghiệp, bệnh mãn tính do tiếp xúc trong thời gian dài với rác thải và các rủi ro môi trường gây ra.

Do hiện trạng như trên các cấp chính quyền cần có sự theo dõi, quản lý chặt chẽ hơn nữa và sự đầu tư kinh phí, phương tiện để công tác thu gom, vận chuyển và xử lý đạt hiệu quả tối đa không những về mặt môi trường mà cả về mặt kinh tế để góp phần vào sự phát triển kinh tế của thị trấn và tạo cảnh quan môi trường thị trấn xanh - sạch - đẹp.

Chất thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn tuy gần đây đã được sự quan tâm của các cấp, các ngành địa phương nhưng do những điều kiện cũng như các hạn chế về trình độ nhận thức, hiểu biết của mỗi người dân mà công tác quản lý rác vẫn còn tồn tại những vấn đề sau:

- Chưa có các đơn vị, dịch vụ phụ trách thu gom, vận chuyển và xử lý rác

- Chưa có trạm trung chuyển rác

- Rác thải chưa được phân loại từ nguồn phát sinh - Các phương pháp xử lý rác chưa hợp vệ sinh

- Công tác tuyên truyền giáo dục đến người dân chưa sâu sát

- Nguồn tài chính vẫn còn hạn hẹp, nhân lực và phương tiện còn thiếu

Công tác quản lý môi trường của huyện Định Hóa nói chung và thị trấn Chợ Chu nói riêng do phòng Tài nguyên và Môi trường huyện chịu trách nhiệm chính. Hiện tại phòng tài nguyên có 3 cán bộ chịu trách nhiệm quản lý công tác môi trường trên địa bàn huyện, còn UBND thị trấn thì có 1 cán bộ chuyên trách, việc giám sát quản lý hoạt động của công tác bảo vệ môi trường của thị trấn đều do Phòng Tài nguyên và môi trường huyện đảm nhận. Việc thu gom rác thải hàng ngày của thị trấn Chợ Chu được Hợp tác xã dịch vụ môi trường Định Hóa chịu trách nhiệm. Hoạt động của Hợp tác xã được UBND huyện Định Hóa giám sát và quản lý trực tiếp.

* Được thành lập vào tháng 8/2007 với 10 xã viên, trong đó bộ máy quản lý gồm 3 người: 1 chủ nhiệm, 1 kế toán và 1 kiểm soát.

* Phương tiện thu gom vận chuyển khi hợp tác xã mới được thành lập gồm 3 xe đẩy tay 3 bánh và 1 công nông có sức chứa 2 m3

Năm Công cụ Phương tiện Chổi Cào Quốc, xẻng Thùng đựng rác Xe vận chuyển Xe đẩy 2009 30 5 10 0 1 công nông 10 2010 50 7 15 0 1 công nông 12 2011 50 10 15 0 Ô tô 9m3 15

( Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Định Hóa)

Công cụ và phương tiện của hợp tác xã dịch vụ môi trường đã được ban quản lý quan tâm, hàng năm dụng cụ đều được tân trang và sắm mới. Đặc biệt trong năm 2012 hợp tác xã được UBND huyện hỗ trợ một chiếc ô tô trọng tải 9m3 để thay thế chiếc công nông vẫn dùng, xe đẩy cũng được sắm mới do lượng rác ngày càng tăng lên. Trên địa bàn thị trấn hiện vẫn chưa có thùng đựng rác chuyên dụng, rác chủ yếu được công nhân vệ sinh gom lại vào các điểm tập kết, có điểm thì rác được đựng trong các bao tải. Đây cũng là vấn đề mà các cơ quan môi trường cần quan tâm. nên đầu tư các thùng

hơn trong việc bảo vệ môi trường chung.

Mức phí thu gom đối với các hộ dân đường phố là 9.000đ/hộ/tháng, đối với các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức xã hội mức phí từ 15000đ/cơ quan/tháng, trung tâm y tế Định Hóa là 200.000 đồng/tháng, trường học có mức thu từ 20- 100.000 đồng/tháng.

Bảng 4.12: Mức phí thu gom rác thải của huyện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

STT Xã/thị trấn Mức thu phí Cấp quản Tỷ lệ nộp (%) Hộ gia đình Cơ quan, doanh nghiệp 1 Tân Lập 9.000 15.000- 50.000 Thôn 49,2 2 Tân Thành 10.000 - Thôn 2,1 3 Hợp Thành 3.000-8.000 - Thôn 2,3 4 Trung Thành 8.000 - Thôn 3,1

5 Trung Kiên 7.000 - Thôn 3,4

( Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Định Hóa)

* Tổng kinh phí thu được từ các tổ chức và hộ gia đình là 10.800.000 đồng/tháng, chi phí hết 9.876.000 đồng/tháng, lợi

Hợp tác xã.

Địa bàn hoạt động của HTX dịch vụ môi trường Định Hóa gồm: Địa bàn thị trấn Chợ Chu, một số hộ gia đình, cơ quan, các nhà máy dọc tuyến đường. Khối lượng rác thu gom và vận chuyển khoảng 18 m3/ngày tương đương với 7-8 tấn/ngày.

Bảng 4.13: Nhân lực trong công tác thu gom rác

Năm

Cán bộ

phụ trách Công nhân thu gom rác thải

Nam Nữ Nam Nữ Thu nhập

bình quân Số lượng Tuổi TB Số lượng Tuổi TB 2009 1 1 3 38 9 33 900.000 2010 1 2 4 39 9 34 1.100.000 2011 1 2 4 40 11 35 1.500.000

( Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Định Hóa)

Năm 2009 thu nhập bình quân cho mỗi xã viên là 900.000 đồng/tháng, các xã viên phải trích một phần để đóng bảo hiểm xã hội. đến nay mức lương chi trả cho công nhân đã tăng lên rất nhiều 1.500.000 đồng/tháng. Tính chất công việc khá vất vả, môi trường làm việc độc hại nên ban quản lý hợp tác xã hết sức

các thiết bị bảo hộ như: mũ, quần áo, khẩu trang, găng tay, giầy. Nguồn thu duy nhất của hợp tác xã dịch vụ môi trường là phí môi trường do các nhà máy, xí nghiệp, cơ quan, hộ dân cư trên địa bàn đóng để hợp tác xã thu gom rác thải chở vào khu vực chôn lấp và xử lý rác. Hợp tác xã cũng thường xuyên được UBND huyện hỗ trợ về phương tiện nên trong suốt thời gian hoạt động vừa qua hợp tác xã cũng gặp ít khó khăn. Việc trang bị dụng cụ, phương tiện và trang phục bảo hộ là khoản chi thường niên của hợp tác xã, do hoạt dộng khá năng dộng và hiệu quả nên không ảnh hưởng đến việc chi trả lương cho công nhân. Mỗi năm hợp tác xã đều mở rộng thêm quy mô của mình, tuyển thêm công nhân, do tính chất công việc không đòi hỏi người có tay nghề hay chuyên môn mà chỉ quan tâm đến sức khỏe nên hợp tác xã không phải đầu tư cho việc đào tạo công nhân. Khoản chi này được ban quản lý hợp tác xã giành cho việc quan tâm đến đời sống tinh thần của anh chị em công nhân như: Thăm hỏi lúc ốm đau, tặng quà tết,... Hàng năm công nhân của hợp tác xã đều được đóng bảo hiểm xã hội.

Năm 2008, theo thống kê của UBND huyện Định Hoá thì tất cả các xã/thị trấn đã được phổ biến và hướng dẫn cách áp dụng, cách thực hiện các loại văn bản luật, chính sách về Bảo vệ Môi trường. Công tác áp dụng luật, chính sách đã được triển khai khá đồng bộ trên toàn huyện và đã thu được những kết quả đáng mừng góp phần bảo vệ môi trường thêm xanh-sạch-đẹp. Các loại văn bản pháp luật đã được áp dụng ở thị trấn Chợ Chu nói riêng và huyện Định Hoá nói chung được thể hiện trong bảng ...

bảo vệ môi trường ở thị trấn Chợ Chu huyện Định Hoá

STT Loại văn bản Nội dung

Cơ quan ban hành Thời gian ban hành 1 Luật BVMT 2005

Bảo vệ môi trường Quốc hội

9/11/2005

2

Nghị quyết số 41-NQ/TW

Bảo vệ môi trường trong thời kì CNH- HĐH đất nước

Bộ chính trị

15/11/2004

3

Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLB- BKHCNMT- BXD Hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn điểm xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn Liên bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường và Bộ Xây dựng 18/11/2001 4 Nghị định số 59/2007/NĐ- CP Quản lý chất thải rắn Chính phủ 09/04/2007

5

36/2008/CT- BNN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

động bảo vệ môi trường nông thôn, trong đó đề cập đến nhiệm vụ quản lý CTR nông thôn 6 Quyết định số 2284/QĐ-UB Ban hành quy định quản lý môi trường trên địa bàn tỉnh UBND tỉnh Thái Nguyên 09/09/1997 7 Quyết định số 2278/QĐ-UB Quy định mức giá phí dịch vụ thu gom rác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên UBND tỉnh Thái Nguyên 04/08/2000 8 Quyết định số 17/2007/QĐ- UBND Điều chỉnh phí vệ sinh môi trường trên địa bàn thị trấn Chợ Chu Hội đồng nhân dân thị trấn Chợ Chu

(Nguồn: UBND huyện Định Hóa, 2008)

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường của thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên (Trang 67)