- Quốc phòng
4.3.1. Hiện trạng thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải tại thị trấn Chợ Chu
trấn Chợ Chu
Tổng lượng rác thải phát sinh của thị trấn cũng khá lớn. Phần lớn rác thải có nguồn gốc từ các hộ dân và từ hoạt động chợ. Tuy là thị trấn huyện lỵ nhưng vấn đề môi trường chưa được quan tâm đúng mức. Đặc biệt trên địa bàn thị trấn nói riêng và toàn huyện Định Hóa nói chung chưa có cơ quan đơn vị cụ thể nào phụ trách các vấn đề liên quan đến rác thải. Nhìn chung, rác thải phát sinh được người dân tự thu gom và xử lý chúng với các hình thức khác nhau.
a. Rác từ các hộ dân
Rác từ các hộ dân chiếm phần lớn lượng rác phát sinh của thị trấn. Thành phần chủ yếu là thực phẩm thừa, giấy, chai lọ nhựa, thủy tinh, kim loại, rác vườn…
Bảng 4.8. Phương thức thu gom và xử lý rác từ các hộ dân ST Phương thức thu Phương Số hộ Tỷ lệ (%)
1 Tự thu gom Đốt 53 53 Chôn lấp 20 20 Đốt, chôn lấp 18 18 Khác 9 9 2 Dịch vụ thu gom 0 0 (Nguồn: Kết quả phỏng vấn, 2011)
Qua bảng trên ta thấy 100% hộ dân được phỏng vấn đều cho rằng họ phải tự thu gom rác thải do không do không có tổ chức hay dịch vụ nào thu gom rác. Các phương pháp xử lý ở đây bao gồm đốt, chôn lấp và xử lý theo cách riêng của họ (vứt xuống suối, ven đường). Trong đó phương pháp chủ yếu vẫn là đốt (chiếm 53% hộ dân được phỏng vấn) và chôn lấp (20%). Cũng có nhiều hộ gia đình vừa đốt, vừa chôn lấp rác thải (18%).Còn lại đến 9% hộ dân được phỏng vấn là họ đem vứt rác bừa bãi xuống ao, hồ, suối hay ven đường ngõ hẻm, điều này đã góp phần tích cực vào việc giảm cảnh quan môi trường.
Theo số liêu điều tra được từ các hộ dân trên địa bàn thị trấn, do không có tổ chức hay dịch vụ nào thu gom nên nguồn rác này được chính các hộ gia đình tự thu gom và xử lý. Một bộ
đến khi đầy thì họ đem đi xử lý. Trung bình cứ khoảng 5 ngày họ đem đi xử lý một lần. Các thực phẩm thừa được người dân tận dụng vào trong chăn nuôi, giấy để đốt hoặc bán, chai lọ nhựa, kim loại dùng làm phế liệu cho các nhà thu mua, phần còn lại không tận dụng được họ đem xử lý bằng cách đốt hoặc chôn lấp.
Tuy nhiên, phần lớn rác thải không được xử lý đúng cách, đúng nơi quy định. Rác thải được vứt bừa bãi xuống sông suối, kênh mương hay ven đường đi gây mất mỹ quan thị trấn. Hơn nữa, đặc trưng của rác thải sinh hoạt từ các hộ dân là tỷ lệ chất hữu cơ cao dễ bị phân hủy gây ra mùi hôi thối, ruồi muỗi hay các bệnh truyền nhiễm khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân.
b. Rác từ hoạt động chợ
Nguồn rác này phát sinh từ các hoạt động mua bán ở chợ, thành phần chủ yếu là rác hữu cơ bao gồm: rau, củ, quả hư hỏng, rơm, túi nilon…
là hai chợ có quy mô hoạt động lớn nhất của huyện. Chợ là điểm kinh doanh dịch vụ mang tính chất tổng hợp vì vậy hàng ngày cũng phát sinh ra một lượng chất thải khá lớn. Lượng chất thải phát sinh từ hoạt động chợ chiếm hơn 20% tổng lượng chất thải của thị trấn. Nguồn rác thải này được BQL hai chợ phụ trách (BQL Chợ Chu và chợ Bảo Cường (Tân Lập)).
Ban quản lý hai chợ là một bộ phận và hoạt động dưới sự chỉ đạo của BQL chợ huyện Định Hóa có chức năng quản lý mọi hoạt động của chợ, quản lý các vấn đề về môi trường trong khu vực chợ.
- Về cơ cấu nhân lực của BQL hai chợ là 07 người. Trong đó:
+ Bộ phận điều hành: 02 người + Bộ phận hành chính:02 người + Công nhân thu gom: 03 người
- Cơ sở vật chất trong thu gom và xử lý rác thải là không nhiều, phần lớn đều là các phương tiện thô sơ, chưa có xe
chuyển lượng rác thải phát sinh.
Bảng 4.9. Cơ sở vật chất trong thu gom và xử lý rác thải của Ban quản lý chợ
Tên Chợ Chu Chợ Bảo Cường
Xe gom rác (chiếc) 1 1
Cào rác (chiếc) 1 1
Chổi quét (cái) 3 2
Xẻng (cái) 2 2
Cuốc (cái) 1 1
Hót rác (cái) 2 2
(Nguồn: Ban quản lý Chợ Chu và Chợ Bảo Cường)
- Khối lượng thu gom:
Chất thải phát sinh sau mỗi phiên chợ được các công nhân trong Ban Quản lý Chợ quét dọn, thu gom và đem đi xử lý.
Bảng 4.10. Lượng rác thải phát sinh và thu gom từ hoạt động chợ Tên chợ Lượng rác ước tính (tấn/ngày) Lượng rác thu gom (tấn/ngày) Tỷ lệ (%) Chợ Chu 0,8 - 1,1 0,7 - 0,96 87 Bảo Cường 0,7 - 1,0 0,63 - 0,9 90
Số liệu trên cho thấy tỷ lệ rác thải được thu gom là khá cao (đạt 87 - 90%). Tuy nhiên nếu so với tổng lượng rác của thị trấn thì đây lại là con số khá khiêm tốn khi diện tích chợ không lớn và lượng rác phát sinh là khá tập trung trong phạm vi chợ. Vì thế cần phải có những biện pháp để nâng cao hơn nữa tỷ lệ thu gom rác từ hoạt động chợ. Sau khi thu gom rác được xử lý bằng cách đốt và chôn lấp. Điều đáng nói là các biện pháp này đều không hợp vệ sinh nên đã góp phần gây ô nhiễm môi trường.
Do trên địa bàn thị trấn nói riêng cũng như cả huyện nói chung chưa có bãi rác được quy hoạch để chứa rác thải nên phần lớn các nguồn rác thải phát sinh đều được thu gom và xử lý bằng các biện pháp thông thường không đúng quy định. Điển hình là rác thải ở Chợ Chu, sau khi được thu gom thì rác được thiêu đốt, một phần rác thải và phần còn lại sau khi đốt được xả thẳng xuống suối ngay phía cuối chợ. Còn ở chợ Bảo Cường, rác thải cũng được thu gom sau các buổi họp chợ nhưng lại được chất đống hàng tháng ngay cuối chợ rồi mới được đem xử
hưởng đến sức khỏe của người dân nơi đây. Cũng tương tự như ở Chợ Chu, rác tại chợ Bảo Cường được xử lý bằng phương pháp đốt và một phần nhỏ được vứt xuống suối.
Như vậy ta thấy vấn đề rác thải ở chợ ngày càng trở thành vấn đề bức xúc của xã hội. Điều này đòi hỏi chúng ta cần phải tăng cường hơn trong công tác quản lý rác thải ở chợ để nâng cao lượng rác thu gom và xử lý đạt hiệu quả hơn.
c. Rác từ các cơ quan, trường học, cơ sở kinh doanh, dịch vụ Thị trấn Chợ Chu là nơi tập trung các cơ quan đầu não của huyện. Vì vậy lượng rác thải phát sinh từ nguồn này cũng khá lớn. Tuy nhiên thành phàn rác thải là không đa dạng chủ yếu là lá cành cây, đất cát và giấy vụn. Hầu hết tại mỗi cơ quan đều có cán bộ phụ trách các vấn đề về vệ sinh môi trường. Do đó, rác thải phát sinh được tập trung và xử lý bởi bộ phận quét dọn vệ sinh trong cơ quan. Tại đây, rác thải cũng được xử lý bằng cách đốt hoặc chôn lấp.
các cơ sở này đều mang tính chất nhỏ, lượng rác phát sinh là không lớn nên cũng được họ tự thu gom và xử lý.
Tóm lại, vấn đề môi mới được sự quan tâm của các ban ngành nên các vấn đề về thu gom và xử lý rác thải chưa được sự quan tâm đúng mức. Trên địa bàn thị trấn chỉ có một bộ phận nhỏ là BQL Chợ làm nhiệm vụ thu gom và xử lý rác thải từ hoạt động chợ. Do chưa có đơn vị hay dịch vụ nào phụ trách việc thu gom và xử lý rác thải cho toàn thị trấn, cộng với ý thức của một bộ phận nhân dân vẫn chưa cao trong công tác bảo vệ môi trường chung, vẫn còn hiện tượng vứt rác bừa bãi, xử lý không đúng quy định… đã gây sức ép rất lớn cho môi trường về rác thải. Lượng rác phát sinh ngày càng nhiều và không được xử lý hợp vệ sinh làm ảnh hưởng đến mỹ quan thị trấn và chất lượng cuộc sống cộng đồng. Điều đó đòi hỏi các nhà quản lý cần đưa ra các biện pháp để khắc phục tình trạng trên.