Phương pháp và thiết bị khảo sát quá trình xử lý bề mặt tro bay

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng tro bay làm chất độn gia cường cho vật liệu cao su và cao su blend (Trang 49)

a. Khảo sát tính chất của tro bay

- Thành phần hóa học và tính chất của tro bay được xác định tại Viện Vật liệu Xây dựng theo phương pháp thử ASTM C311 và phân loại tro bay theo tiêu chuẩn ASTM C618

- Kích thước và độ phân bố hạt tro bay được xác định qua tán xạ laser trên thiết bị Horiba LA-300 (Mỹ) tại Viện nghiên cứu Sành sứ Thủy tinh Công nghiệp.

- Diện tích bề mặt của các mẫu tro bay được đo bằng phương pháp hấp phụ vật lý với chất hấp phụ nitơ lỏng trên máy đo Mircomeritics ASAP 2010 tại Phòng Hóa dầu, trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

b. Khảo sát quá trình xử lý bề mặt tro bay

- Quá trình xử lý bề mặt tro bay được khảo sát bằng kính hiển vi điện tử quét (SEM) trên thiết bị JSM-6490 (JEOL-Nhật Bản) tại Trung tâm đánh giá hư hỏng vật liệu, Viện Khoa học Vật liệu.

- Sản phẩm của quá trình silan hóa tro bay được khảo sát bằng phổ hồng ngoại biến đổi fourier FT-IR và phương pháp phân tích nhiệt trọng lượng (TGA).

+ Phổ hồng ngoại FT-IR được đo bằng phương pháp đo phản xạ trên mẫu bột KBr có độ tinh khiết cao tại Khoa Hóa học, trường Đại học Khoa học tự nhiên và trên máy phổ hồng ngoại Nexus của Mỹ tại Viện Kỹ thuật Nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

+ Phân tích nhiệt TGA được thực hiện trên các máy Shimadzu TGA-50H của Viện Hóa học, Labsys TG của hãng Setaram (Pháp) của trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Tốc độ gia nhiệt là 10ºC/phút, khoảng nhiệt độ nghiên cứu từ 25-900 ºC, trong môi trường khí Argon.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng tro bay làm chất độn gia cường cho vật liệu cao su và cao su blend (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)