- Ma trận kiểm tra H vớicác cột là một vecto rm chiều khác không.
10 Sợi quang trong ống đện lỏngBăng nhồi lõi cáp
4.2.3.1 Các nguyên nhân gây suy hao quang:
Công suất quang truyền trên sợi bị thất thu do sự hấp thụ của vật liệu, sự tán xạ ánh sáng và sự khúc xạ qua chổ bị uốn cong.
Suy hao do hấp thu:
• Sự hấp thụ của tạp chất kim loại: các tạp chất kim loại trong thuỷ tinh là một trong
những nguồn hấp thụ năng lượng ánh sáng. Các tạp chất thường gặp là Sắt (Fe), Đồng (Cu), Mangan (Mn). Mức độ hấp thụ của từng loại tạp chất phụ thuộc vào nồng độ tạp chất bước sóng truyền qua nó.
• Sự hấp thụ của ion OH: Sự có mặt của các ion OH trong sợi quang cũng tạo ra một độ
suy hao hấp thụ đáng kể.
Chương 4: Hệ thống thông tin quang
• Sự hấp thụ bằng cực tím và hồng ngoại: ngay cả khi sợi quang được chế tạo từ thuỷ
tinh có độ tinh khiết cao sự hấp thụ vẫn xảy ra. Bản thân thuỷ tinh khiết cũng hấp thụ ánh sáng trong vùng cực tím và vùng hồng ngoại. Sự hấp thụ trong vùng hồng ngoại gây trở ngại cho khuynh hướng sử dụng các bước dài trong thông tin quang.
Suy hao do tán xạ:
• Tán xạ Rayleigh: khi sóng điện từ truyền trong môi trường điện gặp chỗ không đồng
nhất sẽ xảy ra hiện tượng tán xạ. Những chỗ không đồng nhất trong sợi quang do cách sắp xếp của các phân tử thuỷ tinh, các khuyết tật của bọt không khí, các vết nứt,…Khi kích thước của vùng không đồng nhất vào khoảng một phần mười bước sóng thì chúng trở thành những nguồn điểm để tán xạ. Các tia sáng truyền qua những chỗ không đồng nhất này sẽ toả ra nhiều hướng. Chỉ một phần năng lượng ánh sáng tiếp tục truyền theo hướng cũ; phần còn lại truyền theo các hướng khác, thậm chí truyền ngược về phía nguồn quang. Ở bước sóng 850nm suy hao do tán xa Rayleigh của sợi silica khoảng 1 đến 2dB/km và ở bước sóng 1300nm suy hao chỉ khoảng 0,3dB/km. Ở bước sóng 1500nm suy hao này còn thấp hơn nữa.
• Tán xạ do mặt phân cách giữa lõi và lớp bọc không hoàn hảo: khi tia sáng truyền đến
những chỗ không hoàn hảo giữa lõi và lớp bọc tia sáng sẽ bị tán xạ. Lúc đó một tia tới sẽ có nhiều tia phản xạ với các góc tới hạn sẽ khúc xạ ra lớp bọc và bị suy hao dần.
Suy hao do sợi bị uốn cong:
• Vi uốn cong: khi sợi quang bị chèn ép tạo nên những chỗ uốn cong nhỏ thì suy hao
của sợi cũng tăng lên. Sự suy hao này xuất hiện do tia sáng bị lệnh trục khi đi qua những chỗ vi uốn cong đó. Một cách chính xác hơn, sự phân bố trường bị xáo trộn khi đi qua những chỗ vi uốn cong và dẫn tới sự phát xạ năng lượng ra khỏi lõi sợi.
• Uốn cong: khi sợi uốn cong với bán kính uốn cong càng nhỏ thì suy hao càng tăng. Dĩ
nhiên không thể tránh được việc uốn cong sợi quang trong quá trình chế tạo và lắp đặt. Song nếu giữ cho bán kính uốn cong lớn hơn một bán kính tối thiểu cho phép thì suy hao do uốn cong không đáng kể. Bán kính tối thiểu do nhà sản xuất đề nghị, thông thường 30mm đến 50mm.
4.2.3.2 Tán sắc:
Tương tự như tín hiệu điện, tín hiệu quang truyền qua sợi quang cũng bị biến dạng. Hiện tượng này được gọi là tán sắc. Sự tán sắc làm méo dạng tín hiệu analog và làm xung bị chồng lấp trong tín hiệu digital. Sự tán sắc làm hạn chế dải thông của đường truyền dẫn quang.
Các nguyên nhân gây tán sắc:
• Tán sắc mode (modal dispersion): do năng lượng của ánh sáng phân tán thành nhiều
mode. Mỗi mode lại truyền với vận tốc nhóm khác nhau nên thời gian truyền khác nhau.
• Tán sắc thể (chromatic disperation): do tín hiệu quang truyền trên sợi không phải là
đơn sắc mà gồm một khoảng bước sóng nhất định. Mỗi bước sóng lại có vận tốc truyền khác nhau nên thời gian truyền cũng khác nhau. Tán sắc thể bao gồm tán sắc chất liệu và tán sắc dẫn sóng
Sợi quang đa mode có đầy đủ các thành phần tán sắc Sợi quang đơn mode chỉ có tán sắc thể.
9
Chương 4: Hệ thống thông tin quang
4.3 Kỹ thuật ghép kênh quang
Mục tiêu của ghép kênh quang nhằm tạo tăng dung lượng lênh truyền dẫn. Ngoài ý nghĩa đó việc ghép kênh quang còn tạo ra khả năng xây dựng các tuyến thông tin quang có tốc độ rất cao. Trong phần này, ta sẽ khảo sát ba kỹ thuật ghép kênh là ghép bước sóng quang (WDM- Wavelength Division Multiplexing), ghép phân không gian SDM (Space Devision Multiplexing), và ghép kênh quang theo thời gian (OTDM-Optical Time division Multiplexing)
• Truyền dẫn ghép phân không gian SDM (Space Devision Multiplexing): đơn giản
không gian và không can sự phát triển công nghệ, chỉ đơn thuần là tăng số lượng sợi quang, tốc độ truyền dẫn vẫn giữ nguyên. Ta có thể chọn SDM nếu trên tuyến truyền dẫn can tăng băng thông đã có sẵn số lượng sợi quang chưa dùng và khoảng cách tuyến truyền dẫn là đủ ngắn để không can dùng các bộ lặp. Nếu khoảng cách là xa, khi đó chi phí sẽ vụt tăng do mỗi hệ thống lắp thêm đều cần một số lượng bộ lặp, bộ khuếch đại….như hệ thống cũ.
• Truyền dẫn ghép phân thời gian TDM (Time Devision Multiplexing): tăng tốc độ
truyền dẫn lên sợi quang. Khi tiếp tục dùng phương thức truyền thông này, trên phải xem xét đến 2 vấn đề: trước và khi truyền trên sợi quang. Trước khi chuyển thành tín hiệu quang để truyền đi, các linh kiện điện tử có khả năng xử lý với tốc độ tối đa là bao nhiêu? Thực tế hiện nay cho thấy, ở đa số các mạng truyền dẫn, linh kiện điện tử có khả năng đáp ứng tốt đối với các dòng tín hiệu ở tốc độ 2,5Gbps hoặc 10Gbps. Như vậy thì chưa giải quyết trọn vẹn bài toán tăng băng thông. Trong phòng thí nghiệm đã cho các linh kiện hoạt động ở tốc độ 40 Gpbs hoặc 80Gpbs. Để TDM có thể đạt được những tốc độ cao hơn, các phương pháp thực hiện tách/ghép kênh trong miền quang, được gọi là phân kênh thời gian trong miền quang (Optical Time Devision Multiplexing-OTDM) đang được tích cực triển khai. Các kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy OTDM có thể ghép được các luồng 10Gbit/s thành luồng 250Gbit/s. Nhưng khi đó, truyền trên sợi quang sẽ vấp phải cáv vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến chất lượng truyền dẫn: tán sắc,….Tóm lại không thể là giải pháp truyền dẫn cho tương lai.
• Truyền dẫn ghép phân bước sóng WDM (Wave Devision Multiplexing): ghép thêm
nhiều bước sóng để có thể truyền trên một sợi quang, không cần tăng tốc độ truyền dẫn trên một bước sóng. Ở đầu phát, nhiều tín hiệu quang có bước sóng khác nhau được tổ hợp đó được phân giải ra (tách kênh), khôi phục lại tín hiệu gốc rồi đưa vào các đầu cuối khác nhau.
Nguyên lý cơ bản của ghép bước sóng quang được minh hoạ như sau:
MUX Tx1(λ1) Tx1(λ1) Tx2(λ2) Txn(λn) Rx1(λ1) Rx2(λ2) Rxn(λn) DE MUX Phát tín hiệu Ghép tín hiệu EDFA