- Ma trận kiểm tra H vớicác cột là một vecto rm chiều khác không.
a) Hệ thống con SS:
Hệ thống con chuyển mạch bao gồm các chức năng chuyển mạch chính của mạng cũng như các cơ sở dữ liệu can thiết cho số liệu thuê bao và quản lý di động của thuê bao. Chức năng chính của SS là quản lý thông tin giữa những người sử dụng mạng di động với mạng khác.
MSC:
Trong mỗi SS, một trung tâm chuyển mạch của PLMN, gọi tắt là tổng đài mạng di động MSC (Mobile services Switching Center), phuc vụ nhiều BSC, hình thành cấp quản lý lãnh thổ gọi là vùng phục vụ MSC, bao gồm nhiều vùng định vị. Hình 3-3 biểu thị phân cấp cấu trúc địa lý của mạng mạng di động cellular, ví dụ GSM.
Vùng phục vụ GSM (tất cả các nước thành viên) Vùng phục vụ PLMN (một hay nhiều vùng ở một nước)
Vùng phục vụ MSC (Vùng điều khiển bởi một MSC) Vùng định vị (vùng định vị và tìm gọi)
Cell
(Vùng có trạm gốc riêng)
Hình 3-3.Ví dụ về phân cấp cấu trúc địa lí của mạng di động cellular (GSM).
Ngoài ra MSC giao tiếp với các mạng ngoài. MSC làm nhiệm vụ giao tiếp vào mạng ngoài gọi là MSC cổng (gateway). Để kết nối MSC với một số mạng khác cần phải thích ứng các đặc điểm truyền dẫn của mạng di động với các mạng này. Các thích ứng này được gọi là các chức năng tương tác. Các chức năng tương tác (IWF:Interworking Function) bao gồm thiết bị để thích ứng giao thức và truyền dẫn. Nó cho phép kết nối vớicác mạng: PSPDN (Packect Switched Data Network), nó cũng tồn tại khi các mạng khác chỉ đơn thuần là PSTN hay ISDN. IWF có thể được thực hiện trong cùng chức năng MSC hay có thể ở thiết bị riêngm ở trường hợp hai giao tiếp giũa MSC và IWF được để mở.
HLR:
Ngoài MSC, SS bao gồm các cơ sở dữ liệu. Các thông tin liên quan đến việc cung cấp các dịch vụ viễn thông, được lưu giữ ở HLR không phụ thụôc vào vị trí hiện thời của thuê bao. HLR cũng chứa các thông tin liên quan đến vị trí hiện thời của thuê bao. HLR cũng chứa các thông tin liên quan đến vị trí hiện thời của thuê bao. Thường HLR là một máy tính đứng riêng không có khả năng chuyển mạch nhưng có khả năng quản lý trăm ngàn thuê bao. Một chức năng con của HLR là nhận dạng trung tâm này quản lý an toàn số liệu của các thuê bao được phép.
VLR:
VLR là cơ sở dữ liệu thứ hai trong mạng di động. Nó được nối với một hay nhiều MSC và có nhiệm vụ lưu giữ tạm thời số liệu thuê bao của các thuê bao hiện đang nằm trong vùng phục vụ của MSC tương ứng và đồng thời lưu giữ số liệu về vị trí của các thuê bao nói trên ở mức độ chính xác hơn HLR.
Các chức năng VLR thường được liên kết với các chức năng MSC và được cập nhật tự động.
Chương 3: Hệ thống thông tin di động