Khái quát về Công ty lâm nghiệp và dịch vụ Hƣơng Sơn

Một phần của tài liệu Huy động và sử dụng vốn tại Công ty Lâm nghiệp và dịch vụ Hương Sơn - tỉnh Hà Tĩnh (Trang 49)

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty lâm nghiệp và dịch vụ Hƣơng Sơn (Công ty), tiền thân là Chi nhánh quốc doanh lâm khẩn, sau này là Lâm trƣờng quốc doanh Hƣơng Sơn, đƣợc thành lập ngày 10 tháng 3 năm 1955 theo Nghị định số 7 - NL - QT/ND của Bộ Nông Lâm, ban đầu chỉ có chức năng sản xuất tà vẹt để xây dựng đƣờng sắt, sau này đƣợc giao quản lý, khai thác và phát triển rừng vùng thƣợng nguồn sông Ngàn Phố, quản lý toàn bộ rừng đầu nguồn của huyện Hƣơng Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, với tổng diện tích trên 78.000 ha. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, Lâm trƣờng Hƣơng Sơn là một trong những doanh nghiệp lớn của Bộ Lâm nghiệp, hàng năm khai khác trên 30.000 m2 gỗ rừng tự nhiên, 4.000 ste củi và hàng triệu cây nứa để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và chi viện cho tiền tuyến miền Nam. Tại thời điểm thịnh vƣợng nhất, tổng số cán bộ, công nhân viên của Lâm trƣờng gần 5.000 ngƣời, tổ chức thành 10 phòng ban chuyên môn; 15 đơn vị khai thác gỗ, 4 đơn vị cầu đƣờng, 2 đơn vị xây dựng nhà cửa; 4 đơn vị trồng

rừng, 2 đơn vị vận tải; 2 đơn vị chế biến lâm sản; 1 đơn vị sửa chữa cơ khí; 1 cửa hàng hợp tác xã mua bán cung cấp hàng hoá công nghệ phẩm; 1 cửa hàng cung cấp lƣơng thực, thực phẩm.

Cùng với quá trình sản xuất cơ sở vật chất để góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc và đáp ứng yêu cầu chi viện cho tiền tuyến Miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc, Lâm trƣờng Hƣơng Sơn đã xây dựng đƣợc một lực lƣợng tự vệ có đủ khả năng bảo vệ an ninh và trật tự cho Lâm trƣờng nói riêng và trên địa bàn nói chung. Lực lƣợng tự vệ của Lâm trƣờng đã góp phần phá tan kế hoạch đánh phá miền Bắc của Mỹ, Nguỵ, và do vậy, cùng với những thành tích lao động sản xuất và góp phần vào kháng chiến, Lâm trƣờng đã đƣợc Nhà nƣớc phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lƣợng vũ trang nhân dân.

Sau ngày hoà bình lập lại, do nguồn tài nguyên rừng giảm dần và nhận thức đƣợc vai trò của rừng đối với phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trƣờng nên hàng năm, chi tiêu khai thác của Lâm trƣờng giảm dần. Một bộ phận lớn cán bộ, nhân viên chuyển sang làm nhiệm vụ trồng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng. Cùng với quá trình xã hội hoá nghề rừng, nhằm khai thác có hiệu quả đất rừng, Lâm trƣờng đã bàn giao một phần rừng sản xuất về cho các địa phƣơng quản lý để giao cho nhân dân trồng, khoanh nuôi và bảo vệ.

Cùng với quá trình đó, tháng 10 năm 1993, Lâm trƣờng Hƣơng Sơn đƣợc giao về cho Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh quản lý. Mặt khác, để đa dạng hoá ngành nghề, Lâm trƣờng đã mạnh dạn đầu tƣ chiều sâu vào lĩnh vực chế biến lâm sản và phát triển các hoạt động dịch vụ khác. Để phù hợp với chức năng nhiệm vụ của Lâm trƣờng trong giai đoạn mới, ngày 09 tháng 5 năm 1998, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã có Quyết định số 504 QĐ/UB- NL1 đổi tên Lâm trƣờng thành Công ty lâm nghiệp và dịch vụ Hƣơng Sơn.

Theo đó, nhiệm vụ và chức năng của Lâm trƣờng, trong giai đoạn hiện nay đã có nhiều thay đổi.

Trải qua hơn 50 năm xây dựng và trƣởng thành, Công ty lâm nghiệp và dịch vụ Hƣơng Sơn đã trở thành một doanh nghiệp nhà nƣớc hàng đầu của tỉnh Hà Tĩnh, hoạt động đa ngành, trong đó kinh doanh rừng là chủ yếu. Thích ứng với cơ chế mới, Công ty Lâm nghiệp và dịch vụ Hƣơng Sơn đã không ngừng lớn mạnh, mạnh dạn đầu tƣ sản xuất và với những thành tích đạt đƣợc trong thời kỳ đổi mới, Lâm trƣờng đã đƣợc Nhà nƣớc phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới.

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ

Ngày 09 tháng 11 năm 2005, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 294/2005/QĐ-TTg phê duyệt Phƣơng án sắp xếp, đổi mới lâm trƣờng quốc doanh thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh. Theo đó, Công ty Lâm nghiệp và Dịch vụ Hƣơng Sơn vẫn giữ nguyên là doanh nghiệp 100% vốn nhà nƣớc.

Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 28.06.000008 do Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Hà Tĩnh cấp ngày 15 tháng 9 năm 2005 cho Công ty thì các ngành nghề kinh doanh của Công ty gồm:

1. Quản lý, bảo vệ, xây dựng và phát triển vốn rừng; 2. Sản xuất, kinh doanh nông lâm kết hợp;

3. Khai thác, chế biến lâm sản; 4. Dịch vụ vật tƣ kỹ thuật;

5. Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp; 6. Dịch vụ nhà nghỉ, du lịch;

7. Xuất nhập khẩu lâm sản và các loại hàng hoá: cây giống, phân bón, các loại vật tƣ phục vụ nông lâm nghiệp, các sản phẩm có nguồn gốc từ nông nghiệp.

Trên cơ sở ngành nghề kinh doanh, Công ty đã xác định chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề chính của Công ty trong các năm qua, nhƣ sau:

- Bảo vệ, nuôi dƣỡng, tu bổ, cải tạo và trồng rừng trên diện tích đƣợc giao;

- Trồng thêm rừng mới nhằm xây dựng lâm phần đạt tiêu chuẩn rừng công nghiệp có năng suất cao và ổn định;

- Xây dựng tốt rừng phòng hộ đầu nguồn để giữ đất, giữ nƣớc đảm bảo môi sinh, môi trƣờng và góp phần bảo vệ an ninh biên giới;

- Khai thác, chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản; - Tổ chức kinh doanh các loại hình dịch vụ.

Cùng với quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, trong từng thời kỳ nhất định, Công ty đã xây dựng phƣơng án điều chế rừng để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện. Phƣơng án điều chế rừng đƣợc xây dựng theo từng kế hoạch 5 năm, qua đó để bố trí sản xuất, phát triển cho từng loại rừng một cách hợp lý.

Việc điều chỉnh phƣơng án điều chế rừng trong từng thời kỳ đã đảm bảo đƣợc nguyên tắc cao nhất là sản xuất lâu dài, liên tục với năng suất cao, trên cơ sở sử dụng hợp lý tài nguyên và phát triển vốn rừng, bảo đảm khả năng cung cấp nguyên vật liệu và phòng hộ của rừng, đồng thời xây dựng đƣợc một kế hoạch cụ thể, chỉ rõ thời gian và các biện pháp kỹ thuật thích hợp cho từng khoảnh, tiểu khu rừng trong một luân kỳ và cụ thể hoá cho từng giai đoạn năm năm, tạo điều kiện thuận lợi cho điều hành và thực thi sản xuất.

Sau nhiều lần điều chỉnh diện tích quản lý do chuyển dần một bộ phận rừng và đất rừng cho các chủ sử dụng khác mà chủ yếu là giao cho nhân dân sống trong vùng rừng để quản lý và khai thác hiệu quả hơn, đến nay, Công ty trực tiếp quản lý 41.279 ha diện tích đất rừng, trong đó có 38.606 ha đất có

rừng các loại. Quy mô và cơ cấu đất rừng do Công ty quản lý đƣợc thể hiện ở Phụ lục số 1.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức

Để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ trong từng thời kỳ, Công ty lâm nghiệp và dịch vụ Hƣơng Sơn đã có nhiều thay đổi về mặt cơ cấu tổ chức, cơ cấu lao động, đặc biệt là sau ngày Nhà nƣớc có chủ trƣơng chuyển nền kinh tế sang nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Tính đến cuối năm 2006, Công ty còn lại trên 260 lao động hợp đồng dài hạn và gần 200 lao động hợp đồng theo thời vụ. Về tổ chức quản lý, bộ máy quản lý của Công ty đƣợc tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng.

Có thể minh họa sơ đồ tổ chức của Công ty nhƣ sau:

Sơ đồ 2.1. Mô hình cơ cấu tổ chức của Công ty lâm nghiệp và dịch vụ Hƣơng Sơn - Hà Tĩnh giám đốc PHÓ GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH KINH DOANH PHÓ GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH SẢN XUẤT PHÒNG KẾ HOẠCH PHÒNG KINH DOANH PHÒNG KỸ THUẬT PHÒNG QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG KINH TẾ - TÀI CHÍNH

CÁC XÍ NGHIỆP KHAI THÁC CÁC XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN LÂM SẢN XÍ NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ. XÍ NGHIỆP TRỒNG RỪNG VÀ SX GIỐNG CÂY, CON CÁC BAN QUẢN LÝ RỪNG XÍ NGHIỆP ĐIỀU TRA QUY HOẠCH RỪNG

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm năm 2001 - 2005, phƣơng hƣớng nhiệm vụ kế hoạch 2006 - 2010 của Công ty lâm nghiệp và dịch vụ Hƣơng Sơn)

Đứng đầu Công ty là Giám đốc, chịu trách nhiệm điều hành tất cả các bộ phận. Để giúp việc cho Giám đốc, có 2 phó giám đốc phụ trách các lĩnh vực do giám đốc phân công. Các bộ phận chức năng gồm:

- 06 phòng, ban theo chức năng, nhiệm vụ khác nhau: Tổ chức hành chính, Kinh tế tài chính; Kinh doanh; Kế hoạch - kỹ thuật; Quản lý, bảo vệ rừng;

- 04 ban quản lý rừng tại bốn phân trƣờng: Nƣớc Sốt; Rào Àn; Ba Mụ; Hồng Lĩnh;

- 10 xí nghiệp sản xuất gồm: 4 xí nghiệp khai thác; 03 xí nghiệp chế biến lâm sản; 01 xí nghiệp điều tra quy hoạch rừng; 01 xí nghiệp trồng rừng và sản xuất giống cây, con; 01 xí nghiệp kinh doanh dịch vụ.

2.1.4. Tình hình sản xuất kinh doanh

2.1.4.1. Khai thác

Trong những năm gần đây, Công ty đƣợc giao chỉ tiêu khai thác 5.000 - 8.000 m3 gỗ tròn tự nhiên. Đây là một trong những hoạt động chính của Công ty. Để đảm bảo khai thác đạt chỉ tiêu đề ra trên cơ sở giữ vững sự ổn định của rừng, đảm bảo tính phòng hộ đầu nguồn của rừng thì công tác thiết kế quy hoạch luôn đƣợc Công ty quan tâm, chú trọng. Việc điều tra, quy hoạch đã

đảm bảo vừa khai thác, vừa tạo điều kiện tốt cho khoanh nuôi và phục hồi rừng, với chỉ tiêu mỗi năm khoảng 300 - 500 ha.

Bằng phƣơng thức khai thác thủ công kết hợp với cơ giới, cán bộ, nhân viên của Công ty đã khắc phục những khó khăn của địa hình tự nhiên và diễn biến bất lợi của khí hậu và thời tiết, thực hiện công việc khai thác tập trung chủ yếu vào mùa nắng nóng. Ngoài sản phẩm chính là gỗ tròn thì mỗi năm, Công ty còn khai thác lâm sản phụ: nứa, song, mây..., với sản lƣợng hàng năm khoảng 1.500 - 2.000 tấn.

2.1.4.2. Chế biến gỗ tròn

Cùng với khai thác, để nâng cao hiệu quả kinh doanh, tạo việc làm cho ngƣời lao động, Công ty đã chú trọng tới khâu chế biến. Bình quân hàng năm, trên 70% sản lƣợng gỗ khai thác và lâm sản phụ đƣợc chế biến thành thành phẩm và bán thành phẩm, chủ yếu là hàng mộc mỹ nghệ và mây tre đan xuất khẩu. Tuy nhiên, đây cũng là những ngành nghề mới đƣợc đem vào Công ty nên hoạt động bƣớc đầu còn nhiều khó khăn, đội ngũ cán bộ còn thiếu kinh nghiệm, trình độ tay nghề của ngƣời lao động còn thấp. Việc tập trung đầu tƣ sản xuất còn gặp nhiều khó khăn do chất lƣợng sản phẩm chƣa thực sự thuyết phục đƣợc thị trƣờng nên chƣa mạnh dạn mở rộng, mỗi năm chỉ đạt từ 5.000 - 6.000 đơn vị sản phẩm mộc mỹ nghệ và từ 3.000 - 5.000 sản phẩm mây tre đan xuất khẩu.

2.1.4.3. Bảo vệ, khoanh nuôi rừng

Xác định rõ tầm quan trọng của rừng, Công ty đã quản lý, bảo vệ tốt toàn bộ diện tích rừng và đất rừng đƣợc giao, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng chặt phá rừng trái phép, làm tốt công tác phòng chống cháy rừng và sâu bệnh. Một mặt, giao khoán bảo vệ, khoanh nuôi rừng, một mặt Công ty đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phƣơng ven rừng và các cơ quan chức năng, các đơn vị đóng trên địa bàn cùng tham gia bảo vệ rừng. Mỗi năm,

Công ty đã thiết kế và thi công khoanh nuôi từ 300 - 500 ha, luỗng rừng trƣớc khai thác và vệ sinh sau khai thác trên 400 ha. Nhờ vậy 41.279 ha rừng đƣợc bảo vệ và khoanh nuôi đạt yêu cầu đề ra.

2.1.4.4. Trồng và chăm sóc rừng

Song song với quá trình khai thác và bảo vệ, Công ty còn có nhiệm vụ phát triển vốn rừng đảm bảo hiệu quả và chất lƣợng cao. Mỗi năm, Công ty thiết kế và thi công trồng từ 50 - 80 ha rừng và chăm sóc gần 1.000 ha rừng trồng. Để đảm bảo cho công tác trồng rừng, Công ty đã tiến hành tổ chức sản xuất và kinh doanh có hiệu quả các loại giống cây, mỗi năm gieo ƣơm từ 30 - 35 vạn cây con, gồm các loại cây có năng suất cao và cây bản địa.

2.1.4.5. Hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ khác

Nhằm đa dạng hoá ngành nghề, Công ty đã chú trọng đào tạo nhân lực và mở rộng thêm một số ngành nghề nhƣ xây dựng dân dụng, cơ khí, kinh doanh nhà nghỉ và các dịch vụ, góp phần giải quyết việc làm cho ngƣời lao động. Đến nay, Công ty có hai khách sạn, trong đó có một khách sạn đủ tiêu chuẩn 2 sao và một khu du lịch sinh thái đang trong quá trình đầu tƣ để khai thác. Hàng năm đã thu hút hàng ngàn khách đến nghỉ và tham quan, du lịch trong đó hầu hết là khách du lịch từ Lào sang tham quan và nghỉ dƣỡng tại Việt Nam. Đây là một trong những hƣớng đi có tiềm năng của Công ty trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Huy động và sử dụng vốn tại Công ty Lâm nghiệp và dịch vụ Hương Sơn - tỉnh Hà Tĩnh (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)