Tổng doanh thu thuần triệu đồng 18.000 24.000 35.000 45

Một phần của tài liệu Huy động và sử dụng vốn tại Công ty Lâm nghiệp và dịch vụ Hương Sơn - tỉnh Hà Tĩnh (Trang 88)

IV. Các chỉ tiêu tổng hợp

2.Tổng doanh thu thuần triệu đồng 18.000 24.000 35.000 45

3. Lợi nhuận trƣớc thuế triệu đồng 1.200 2.000 3.200 4.000 8.000

4. Lợi nhuận sau thuế triệu đồng 850 1.400 2.250 2.800 5.700

5. Tổng số nộp ngân sách triệu đồng 2.700 2.800 3.000 3.200 4.800

6. Tổng quỹ lƣơng triệu đồng 5.040 7.200 10.800 15.120 28.800

7. Tổng số lao động ngƣời 350 400 500 600 600

8. Thu nhập bình quânLĐ nghìn/năm 14.400 18.000 21.600 25.200 48.000

(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2003, 2004, 2005, 2006 và Báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm năm 2001 - 2005, phƣơng hƣớng nhiệm vụ kế hoạch 2006 - 2010 của Công ty lâm nghiệp và dịch vụ Hƣơng Sơn)

Để đạt đƣợc phƣơng hƣớng và mục tiêu mà Công ty đã đề ra, trong giai đoạn 2006 - 2010, Công ty đã triển khai chuẩn bị đầu tƣ một số dự án trọng điểm có ý nghĩa sống còn đối với hoạt động của Công ty nói riêng và thúc đẩy tình hình kinh tế - xã hội của địa phƣơng nói chung:

Một là, xây dựng dự án "Quản lý và khai thác rừng bền vững". Đây là một mô hình mới, một phƣơng thức quản lý mới đối với rừng và đất rừng. Hiện nay, loại hình quản lý và khai thác rừng bền vững chỉ mới đƣợc thực hiện ở một số địa phƣơng trong toàn quốc, nhƣng xét về góc độ lâu dài thì quản lý và khai thác rừng bền vững là một xu hƣớng tất yếu gắn liền giữa quyền lợi và trách nhiệm, hƣởng thụ và nghĩa vụ của ngƣời quản lý, khai thác và bảo vệ rừng. Quản lý và khai thác rừng bền vững đƣợc thực hiện dựa trên nguyên tắc Nhà nƣớc trao quyền tự chủ toàn diện cho chủ rừng, nhƣng phải đảm bảo bảo vệ và phát triển rừng gắn với phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Vì vậy, quản lý, bảo vệ và khai thác rừng bền vững đòi hỏi chủ rừng phải quản lý một cách chặt chẽ nguồn tài nguyên rừng đồng thời với việc phát huy nguồn tài nguyên rừng để phục vụ các lợi ích kinh tế - xã hội. Theo đó, quản lý và khai thác rừng bền vững phải đạt đƣợc đƣợc các mục tiêu cơ bản là: ổn định phát triển rừng, bảo vệ môi trƣờng sinh thái và khai thác rừng phù hợp với tốc độ tăng trƣởng trữ lƣợng rừng. Quá trình khai thác phải cùng với bảo vệ, khoanh nuôi và tái sinh rừng. Xuất phát từ những mục tiêu và nguyên tắc nhƣ vậy, dự án Quản lý và khai thác rừng bền vững của Công ty một mặt phải tuân thủ các nguyên tắc nói trên, mặt khác phải đạt đƣợc mục tiêu lợi nhuận mà bất kỳ một doanh nghiệp nào nói chung cũng nhƣ Công ty nói riêng đang theo đuổi.

Việc phê duyệt Dự án chỉ còn là vấn đề thời gian, còn tính khả thi của dự án trong điều kiện nguồn tài nguyên rừng, đất rừng của Công ty đang quản lý là có tính khả thi cao. Theo tính toán trong quá trình khảo sát và quy hoạch thì mỗi năm trên diện tích rừng mà Công ty đang quản

lý, tổng khối lƣợng gỗ tăng trƣởng đạt ở mức từ 13 - 15 nghìn m3 gỗ. Theo tài liệu dự án mà Công ty đang xây dựng để trình cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt, mỗi năm Công ty sẽ khai thác từ 10 - 12 nghìn m3 gỗ tròn và một khối lƣợng lớn lâm sản phụ.

Hai là, song song với quá trình quản lý, khai thác, khoanh nuôi và bảo vệ rừng thì trên diện tích đất rừng hiện nay, với chu kỳ kinh doanh bình quân 10 năm thì mỗi năm Công ty cần trồng từ 180 - 200 ha rừng trên diện tích đất không có rừng hiện nay là 2.295 ha. Tuỳ theo đặc điểm của cây trồng, chu kỳ kinh doanh có thể khác nhau. Nếu nhƣ các loại cây cao sản để lấy gỗ làm nguyên liệu giấy và gỗ băm dăm là những loại cây trồng có năng suất cao, thời gian sinh trƣởng ngắn nhƣ keo lá tràm, keo tai tƣợng, keo lai nói chung thì chu kỳ sản xuất ngắn, từ 5 - 7 năm. Nếu nhƣ các loại cây bản địa thông thƣờng thì thời gian sinh trƣởng và chu kỳ sản xuất kinh doanh từ 20 - 25 năm. Riêng đối với các loại cây quý hiếm, có giá trị kinh tế cao thì chu kỳ sản xuất từ 25 - 35 năm, cá biệt có loài từ 40 - 50 năm hoặc hơn nữa. Để đảm bảo hài hoà giữa lợi ích trƣớc mắt và lợi ích lâu dài, Công ty phải kết hợp một cách khoa học, có cơ cấu hợp lý về mặt diện tích cũng nhƣ vốn đầu tƣ đối với từng loại giống cây trồng khác nhau.

Ba là, cùng với việc khai thác rừng theo dự án "Quản lý và khai thác rừng bền vững", một trong những mục tiêu mà Công ty đang theo đuổi là đầu tƣ chiều sâu cho khâu chế biến để sản xuất sản phẩm có chất lƣợng cao và tăng giá trị của sản phẩm. Quá trình đó phải đƣợc thực hiện bằng cách đem phần lớn gỗ rừng khai thác vào sản xuất ra sản phẩm có chất lƣợng cao để vừa giải quyết công ăn việc làm cho ngƣời lao động, vừa đạt đƣợc mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp. Để thực hiện quá trình này, Công ty đã xây dựng và đang trong quá trình triển khai dự án "Sản xuất ván ghép thanh". Theo Dự án thì hầu hết sản lƣợng khai thác gỗ rừng tự nhiên của Công ty sẽ đƣợc đem vào sản xuất ván sàn, ván ghép thanh với kỹ thuật và công nghệ cao để phục vụ

cho xây dựng cao cấp ở trong nƣớc cũng nhƣ xuất khẩu ra nƣớc ngoài. Với tổng mức đầu tƣ của Dự án là 28.550 triệu đồng thì sau khi đầu tƣ xây dựng xong, mỗi năm Công ty sẽ sản xuất 6.000 - 7.000 m3 gỗ ván sàn và ván ghép thanh. Khi đó doanh thu chế biến của Công ty cho khâu gỗ ván sàn và ván ghép thanh sẽ ở mức từ 32 - 35 tỷ đồng theo giá của thời điểm lập dự án.

Bốn là, nhằm thực hiện mục tiêu đa dạng hoá ngành nghề, Công ty đã khảo sát và thực hiện thí nghiệm vùng đất tại xã Sơn Tây để xây dựng một nhà máy sản xuất gạch tuynel với công suất 15 triệu viên gạch quy chuẩn/năm. Đây là một trong những hƣớng đi đúng đắn của Công ty bởi Công ty đang nằm trên vùng có cửa khẩu quốc tế Cầu Treo và khu du lịch sinh thái Nƣớc Sốt đang trong quá trình đầu tƣ phát triển để phục vụ cho các hoạt động giao lƣu thƣơng mại, đón đầu và thực hiện quá trình hội nhập WTO nói chung cũng nhƣ thị trƣờng các nƣớc Đông Nam Á trong cộng đồng ASEAN nói riêng. Trong mấy năm qua, thông qua Chƣơng trình đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng cho khu vực Cửa khẩu theo tinh thần Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2001 của Thủ tƣớng Chính phủ về chính sách đối với khu cửa khẩu biên giới thì toàn bộ nguồn thu tại khu vực cửa khẩu quốc tế Cầu Treo đƣợc chủ động để lại đầu tƣ cho khu vực Cửa khẩu. Nhƣ vậy, để đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng thiết yếu của khu vực thì việc đầu tƣ Nhà máy sản xuất gạch tuynel là một hƣớng đi đúng. Với tổng mức đầu tƣ đã đƣợc phê duyệt là 18.530 triệu đồng, Công ty phải có một chiến lƣợc huy động và sử dụng vốn thích hợp để đáp ứng nhu cầu về vốn cho Dự án này.

Năm là, với tiềm năng du lịch sẵn có của địa bàn Hƣơng Sơn, với nhiều di tích lịch sử, thắng cảnh và đặc biệt là khu du lịch sinh thái Nƣớc Sốt, quần thể di tích Đại danh y Hải thƣợng lãn ông Lê Hữu Trác, Công ty đã và đang có một chiến lƣợc đầu tƣ phù hợp với khả năng quản lý, huy động vốn để đáp ứng các nhu cầu này. Tuy nhiên, để thực hiện dự án cần phải

huy động từ các công cụ nợ hoặc gọi vốn liên doanh liên kết. Theo tổng mức đầu tƣ đã đƣợc phê duyệt cần phải có một chính sách huy động vốn thích hợp, có tính khả thi và khi đầu tƣ xây dựng hoàn thành sẽ đảm bảo mọi hoạt động nghỉ ngơi của du khách theo tiêu chuẩn quốc tế, khu vực và trong nƣớc. Theo nhƣ dự án mà Công ty đã xây dựng, phê duyệt và triển khai thì tổng mức đầu tƣ là 7.700 triệu đồng.

Cùng với các dự án trọng điểm mà Công ty đang theo đuổi nêu trên, trong thời gian tới Công ty vẫn phải ổn định và từng bƣớc đầu tƣ chiều sâu cho các khâu sản xuất kinh doanh hiện nay để ổn định sản xuất, đảm bảo đời sống cho cán bộ, công nhân viên, thực hiện tốt công tác bảo vệ, khoanh nuôi và chăm sóc rừng, đảm bảo nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trƣờng nói chung.

3.2. ĐỊNH HƢỚNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN

Việc đầu tƣ vào các dự án tiềm năng nêu trên đòi hỏi Công ty phải huy động một lƣợng vốn rất lớn để đầu tƣ thực hiện. Đây là một quá trình dài hơi nhƣng phải thực hiện theo từng bƣớc đi thích hợp và do vậy, công tác huy động vốn của Công ty không có gì khác hơn là phải đƣợc đổi mới cả trong nhận thức và hành động.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và điều kiện nền kinh tế thị trƣờng, để đạt đƣợc hiệu quả, Công ty phải nâng cao trình độ quản lý sản xuất, kinh doanh nói chung và trình độ quản lý vốn nói riêng, tổ chức huy động vốn đảm bảo cho hoạt động sản xuất, kinh doanh diễn ra liên tục, bảo toàn và phát triển vốn, sử dụng vốn có hiệu quả. Câu hỏi đặt ra cho Công ty là làm thế nào để nâng cao năng lực huy động và hiệu quả sử dụng vốn, bảo toàn và phát triển vốn ban đầu. Đây là một vấn đề không đơn giản, đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế nƣớc ta phát triển chƣa ổn định và trình độ quản lý sản xuất của chính Công ty còn nhiều yếu kém, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, hệ thống pháp luật chƣa đầy đủ và còn nhiều bất cập.

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, bảo toàn và phát triển vốn không chỉ là trách nhiệm pháp lý mà còn là trách nhiệm vật chất của Công ty. Với điều kiện kinh tế hiện nay, để góp phần tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá, các doanh nghiệp nói chung và Công ty nói riêng đều phải quan tâm vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn để vừa khắc phục tình trạng thiếu vốn, vừa làm ra nhiều của cải vật chất cho xã hội. Đặc biệt, đối với Công ty, là một doanh nghiệp nhà nƣớc, một tế bào trong thành phần kinh tế chủ đạo hiện nay đƣợc giao quyền chủ động sử dụng một lƣợng vốn của nhà nƣớc và nguồn tài nguyên thiên nhiên có sức tái tạo cao thì vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn càng phải đƣợc quan tâm và là trách nhiệm của Công ty.

Để đạt đƣợc các mục tiêu nêu trên, trong giai đoạn tới Công ty cần phải huy động một lƣợng vốn lớn thông qua các hình hình thức và công cụ huy động vốn đa dạng song song với việc sử dụng hợp lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Do đó, công tác huy động và sử dụng vốn của Công ty đƣợc quán triệt theo một số tinh thần cơ bản sau:

Một là, hoàn thiện cơ chế quản lý vốn của Công ty theo mô hình Công ty quản lý thống nhất, tạo sự chủ động cho các xí nghiệp, trong đó tập trung chủ yếu vào các vấn đề cốt lõi nhƣ hình thức huy động, phƣơng pháp thiết lập cơ cấu vốn và cơ chế điều hoà vốn. Cơ chế quản lý vốn phải tạo động lực thúc đẩy và khai thác có hiệu quả các nguồn lực của các đơn vị thành viên và tăng tính hiệu quả của các liên kết bên trong nhằm đạt đƣợc mục tiêu cuối cùng của Công ty. Đẩy mạnh công tác huy động vốn, đảm bảo kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty;

Hai là, điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn phù hợp, nâng cao năng lực tài chính và mức độ an toàn về vốn trên cơ sở kết hợp khai thác nhiều nguồn vốn khác nhau, lấy nguồn vốn chủ sở hữu làm trục để trên cơ sở đó huy động nhiều nguồn vốn khác cùng tham gia vào quá trình sản xuất - kinh doanh của Công ty. Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, tích cực sử dụng hình thức

huy động vốn nhàn rỗi trong dân cƣ để đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng cao cho sản xuất - kinh doanh và nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty;

Ba là, sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn quyết định sự tồn tại và phát triển của Công ty, giúp Công ty phát huy đƣợc mọi nguồn lực để tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, giảm giá thành, tăng doanh thu và tăng lợi nhuận, bảo toàn và phát triển vốn, nếu không Công ty dễ bị mất vốn, khó tồn tại và phát triển.

3.3. GIẢI PHÁP CHUNG NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC HUY ĐỘNG, HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY LÂM NGHIỆP VÀ DỊCH VỤ HƢƠNG SƠN

3.3.1. Xác định cơ cấu tổ chức và phƣơng hƣớng sử dụng vốn

Công ty Lâm nghiệp và dịch vụ Hƣơng Sơn trong những năm tới cần chuyển thành tổ chức kinh tế đa sở hữu, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực theo mô hình Công ty và các xí nghiệp trực thuộc. Đối với những hoạt động mang tính sự nghiệp thì việc huy động vốn dựa vào nguồn vốn ngân sách, vốn tự tích luỹ và sự hỗ trợ của Nhà nƣớc. Đối với hoạt động mang tính chất đơn thuần là hoạt động sản xuất kinh doanh thì Công ty chỉ chi phối, nắm giữ cổ phần thích đáng, thực hiện cơ chế đầu tƣ vốn vào các xí nghiệp thành viên, đồng thời có tính đến đầu tƣ liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp khác.

Để đạt đƣợc mục tiêu sản xuất - kinh doanh, Công ty cần điều chỉnh một bƣớc cơ cấu tổ chức và điều hành hoạt động theo hƣớng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cơ bản giữ nguyên bộ máy hành chính hiện nay trong một thời gian. Về lâu dài cần xây dựng mô hình quản lý mới theo hƣớng công ty cổ phần;

- Giữ nguyên các đơn vị trực thuộc hoạt động sự nghiệp quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi rừng: các ban quản lý rừng; Xí nghiệp trồng rừng và sản xuất giống cây con; Xí nghiệp điều tra quy hoạch rừng;

- Duy trì các xí nghiệp hiện có: 4 xí nghiệp khai thác; 02 xí nghiệp chế biến lâm sản gồm Xí nghiệp sản xuất mộc mỹ nghệ và Xí nghiệp mây tre đan;

- Đầu tƣ nâng cấp Xí nghiệp chế biến lâm sản cƣa xẻ hiện có để thực hiện dự án sản xuất ván ghép thanh;

- Chuyển Xí nghiệp kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng, khu sinh thái thành đơn vị liên doanh, liên kết hoặc khoán sản phẩm;

- Hình thành mới Xí nghiệp gạch ngói.

Công ty sẽ điều phối, quản lý trực tiếp các hoạt động sự nghiệp và đầu tƣ một phần vốn thích đáng vào các hoạt động sản xuất - kinh doanh khác. Hoạt động của Công ty và mối quan hệ giữa Công ty và các xí nghiệp thành viên sản xuất - kinh doanh giống nhƣ mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con. Thiết lập và thực hiện nguyên tắc độc lập, bình đẳng sao cho đảm bảo tính độc lập tƣơng đối giữa các xí nghiệp và Công ty. Các xí nghiệp, về cơ bản cần phải độc lập về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tự quyết định phƣơng án đầu tƣ, sản xuất - kinh doanh theo chiến lƣợc phát triển chung của Công ty.

Với nguyên tắc tổ chức hoạt động trên, phƣơng hƣớng sử dụng vốn của Công ty là: theo định kỳ, các xí nghiệp báo cáo về Công ty tình hình sản xuất

Một phần của tài liệu Huy động và sử dụng vốn tại Công ty Lâm nghiệp và dịch vụ Hương Sơn - tỉnh Hà Tĩnh (Trang 88)