Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng hoạt động trong một môi trƣờng kinh doanh nhất định, là tất cả những điều kiện bên ngoài ảnh hƣởng tới hoạt động của doanh nghiệp, đó là:
1.4.1.1. Sự ổn định của nền kinh tế, của thị trường
Đây là nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp, làm ảnh hƣởng đến việc huy động và sử dụng vốn. Khi nền kinh tế ổn định và tăng trƣởng ở một mức độ phù hợp, doanh nghiệp dễ duy trì và giữ vững vị trí của mình để phát triển với nhịp độ tƣơng đƣơng hoặc cao hơn. Thị trƣờng ổn định, bao gồm cả thị trƣờng vốn, việc huy động vốn cũng thuận lợi. Ngƣợc lại, khi nền kinh tế có những biến động thì có thể gây ra những rủi ro trong kinh doanh, nhà quản trị doanh nghiệp khó đo lƣờng trƣớc những rủi ro có thể xẩy ra ảnh hƣởng tới quá trình hoạt động của doanh nghiệp cũng nhƣ tới chi phí vật tƣ, chi phí sử dụng vốn,… việc huy động vốn cũng khó khăn, sử dụng vốn cũng trở nên mạo hiểm hơn.
Để tạo ra môi trƣờng kinh tế ổn định, đảm bảo cho sự phát triển bền vững, nhà nƣớc điều hành và quản lý nền kinh tế vĩ mô bằng hệ thống các chính sách và chính các chính sách kinh tế vĩ mô ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và việc huy động cũng nhƣ hiệu quả sử dụng vốn nói riêng. Trong quá trình đó, Nhà nƣớc sử dụng một số công cụ chính sách sau đây:
- Chính sách lãi suất, là công cụ chủ yếu để điều hành lƣợng cung cầu tiền tệ, ảnh hƣởng trực tiếp đến huy động vốn và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Khi lãi suất tăng sẽ làm chi phí vốn tăng, nếu doanh nghiệp không có cơ cấu vốn hợp lý, kinh doanh không hiệu quả thì hiệu quả sử dụng vốn, nhất là đối với phần vốn vay sẽ giảm sút. Trong nền kinh tế thị trƣờng, lãi suất là vấn đề quan trọng khi quyết định thực hiện một hoạt động đầu tƣ hay một phƣơng án sản xuất, kinh doanh. Khi đó, nhà quản trị doanh nghiệp phải tính toán xem liệu hoạt động đầu tƣ hay phƣơng án sản xuất, kinh doanh có đảm bảo đƣợc doanh lợi vốn lớn hơn lãi suất tiền vay hay không, nếu nhỏ hơn thì có nghĩa là không hiệu quả, doanh nghiệp sẽ không thu hồi đƣợc vốn. Đối với hoạt động đầu tƣ hay phƣơng án sản xuất sử dụng vốn tự có cũng phải tính toán đến chi phí vốn nếu có hiệu quả thì mới nên thực hiện.
- Chính sách tỷ giá: Tỷ giá hối đoái vừa phản ánh sức mua của đồng nội tệ, vừa biểu hiện quan hệ cung cầu về ngoại tệ. Tỷ giá có tác động điều tiết cung cầu ngoại tệ, điều tiết sản xuất qua việc thúc đẩy hoặc hạn chế hàng hoá xuất khẩu hay nhập khẩu. Khi tỷ giá giảm, hàng hoá nhập khẩu sẽ giảm tƣơng đối so với hàng hoá sản xuất trong nƣớc, điều đó sẽ khuyến khích nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu và tác động đến thu nhập của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Mặt khác, bản thân tỷ giá hối đoái cũng tác động đến thu nhập của doanh nghiệp, khi tỷ giá thay đổi, có những doanh nghiệp đƣợc lợi, có những doanh nghiệp bị thua lỗ.
- Chính sách thuế: Thuế là công cụ quan trọng của nhà nƣớc để điều tiết kinh tế vĩ mô nói chung và điều tiết hoạt động của doanh nghiệp nói riêng. Chính sách thuế của nhà nƣớc có tác động trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp bởi vì mức thuế cao hay thấp sẽ làm cho phần lợi nhuận sau thuế nhiều hay ít, dó đó ảnh hƣởng trực tiếp đến thu nhập và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
1.4.1.3. Sự hoạt động của thị trường tài chính
Sự hoạt động của thị trƣờng tài chính và hệ thống các tổ chức tài chính trung gian cũng là một nhân tố đáng kể tác động đến hoạt động của doanh nghiệp nói chung và hoạt động tài chính nói riêng. Một thị trƣờng tài chính và hệ thống các tổ chức tài chính trung gian phát triển đầy đủ, đa dạng sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tìm kiếm nguồn vốn có chi phí rẻ, đồng thời doanh nghiệp có thể đa dạng các hình thức đầu tƣ và có đƣợc cơ cấu vốn hợp lý, mang lại hiệu quả cao nhất trong sử dụng vốn của doanh nghiệp.
1.4.1.4. Cung cầu trên thị trường
Nhu cầu và giá cả trên thị trƣờng có ảnh hƣởng đến doanh thu của doanh nghiệp. Khi nhu cầu tăng sẽ làm cho giá cả tăng, làm doanh thu tăng, nhƣng đồng thời giá cả thị trƣờng tăng cũng làm cho chi phí đầu vào tăng theo, ảnh hƣởng đến khả năng tìm kiếm lợi nhuận, do đó ảnh hƣởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
1.4.2. Những nhân tố bên trong
Ngoài các nhân tố bên ngoài - nhân tố khách quan, huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp còn chịu tác động của các nhân tố chủ quan - nhân tố bên trong, trực tiếp sau:
Đây là nhân tố có ảnh hƣởng sâu sắc tới huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp. Mỗi ngành sản xuất, kinh doanh có những đặc điểm khác nhau về mặt kinh tế - kĩ thuật nhƣ tính chất ngành nghề, tính thời vụ, chu kỳ sản xuất, kinh doanh... Ảnh hƣởng của tính chất ngành nghề đến hiệu quả sử dụng vốn thể hiện ở quy mô, có cấu vốn kinh doanh. Quy mô, cơ cấu vốn khác nhau sẽ ảnh hƣởng tới tốc độ luân chuyển vốn, tới phƣơng thức đầu tƣ, thể thức thanh toán, chi trả, do đó ảnh hƣởng tới doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Tính chất thời vụ và chu kỳ sản xuất, kinh doanh thể hiện ở nhu cầu vốn và doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Những doanh nghiệp trong ngành sản xuất có tính chất thời vụ cao thì nhu cầu vốn lƣu động giữa các thời kỳ trong năm thƣờng có biến động lớn, doanh thu bán hàng không đều, tình hình thanh toán, chi trả gặp khó khăn làm ảnh hƣởng tới kỳ thu tiền bình quân và hệ số quay vòng vốn… do đó ảnh hƣởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất, kinh doanh ngắn thì nhu cầu vốn giữa các thời kỳ trong năm thƣờng không biến động lớn, doanh nghiệp lại thƣờng xuyên thu đƣợc tiền bán hàng, giúp cho doanh nghiệp dễ dàng đảm bảo cân đối thu chi bằng tiền và đảm bảo nguồn vốn cho kinh doanh, vốn đƣợc quay vòng nhiều lần trong năm. Ngƣợc lại, những doanh nghiệp sản xuất hàng hoá có chu kỳ sản xuất dài phải ứng ra một lƣợng vốn lƣu động lớn, vốn thu hồi chậm, quay vòng ít.
1.4.2.2. Năng lực quản lý của doanh nghiệp
Nhân tố này thể hiện ở hai mặt: năng lực tổ chức quản lý sản xuất và năng lực quản lý tài chính. Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu nhà quản trị doanh nghiệp không có những phƣơng án sản xuất hữu hiệu, không bố trí hợp lý các khâu, các giai đoạn sản xuất sẽ gây lãng phí về nhân lực, vốn, nguyên, nhiên vật liệu… điều đó cũng có nghĩa là năng lực quản lý sản xuất của doanh nghiệp yếu kém sẽ ảnh hƣởng tới hiệu quả sản xuất, kinh
doanh nói chung, hiệu quả sử dụng vốn nói riêng. Trong quản lý tài chính, nhà quản trị tài chính phải xác định đƣợc nhu cầu vốn kinh doanh, bố trí cơ cấu vốn hợp lý, không để ứ đọng dƣ thừa, phải huy động đủ vốn cho sản xuất. Nếu vốn không đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất thì quá trình sản xuất, kinh doanh sẽ bị ảnh hƣởng. Nếu cơ cấu vốn không hợp lý, vốn đầu tƣ lớn vào các tài sản không sử dụng hoặc ít sử dụng, vốn trong quá trình thanh toán bị chiếm dụng sẽ làm tăng chi phí sản xuất, làm giảm lợi nhuận, giảm hiệu quả sử dụng vốn.
Năng lực quản lý của doanh nghiệp còn đƣợc thể hiện ở các yếu tố: giá cả, số lƣợng, chất lƣợng, mẫu mã sản phẩm hàng hoá bán ra, những hoạt động trƣớc, trong và sau bán hàng nhƣ quảng cáo, bảo hành sản phẩm… Khi giá cả phù hợp thị trƣờng, số lƣợng, chất lƣợng sản phẩm tiêu thụ tăng lên, mẫu mã sản phẩm đƣợc cải tiến liên tục, hợp với thị hiếu ngƣời tiêu dùng sẽ làm cho doanh thu của doanh nghiệp tăng đáng kể, hiệu quả sử dụng vốn sẽ tăng. Các hoạt động quảng cáo sẽ làm cho ngƣời tiêu dùng tiếp xúc đƣợc với sản phẩm. Các dịch vụ trƣớc, trong và sau bán hàng thuận tiện đối với ngƣời tiêu dùng sẽ làm tăng uy tín của sản phẩm. Tất cả những yếu tố đó sẽ góp phần tăng số lƣợng sản phẩm tiêu thụ, do đó sẽ làm tăng doanh thu của doanh nghiệp, tăng hiệu quả sử dụng vốn.
Năng lực quản lý của doanh nghiệp còn biểu hiện trong quản lý chi phí sản xuất. Nếu nhƣ doanh thu bán hàng thuần có quan hệ thuận chiều với lợi nhuận thì các khoản chi phí sản xuất nhƣ: giá vốn hàng bán, chi phí quản lý, khấu hao tài sản, lãi vay, thuế thu nhập… có quan hệ ngƣợc chiều với lợi nhuận. Để tăng lợi nhuận, doanh nghiệp phải tìm các biện pháp tăng doanh thu, giảm chi phí. Lợi nhuận tăng dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn tăng.
TÓM TẮT CHƢƠNG 1
Vốn là yếu tố quan trọng trong sản xuất kinh doanh. Thông qua Chƣơng 1, tác giả đã hệ thống hoá một bƣớc các vấn đề lý luận cơ bản về vốn, về huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp:
Một là, chỉ ra khái niệm vốn, là giá trị toàn bộ tài sản doanh nghiệp dùng để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm mục đích sinh lời cho doanh nghiệp;
Hai là, làm rõ các đặc trƣng của vốn, vai trò của vốn trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; phân loại vốn theo các tiêu thức khác nhau, trong đó quan trọng nhất là phân ra vốn cố định và vốn lƣu động, cách phân loại có ý nghĩa nhất trong nghiên cứu về vốn;
Ba là, chỉ ra nguồn hình thành vốn của doanh nghiệp, theo đó phân loại nguồn vốn theo các tiêu thức khác nhau, trong đó cách phân loại quan trọng nhất là theo tính chất sở hữu với hai nguồn cơ bản: vốn chủ sở hữu và vốn huy động thông qua công cụ nợ;
Bốn là, việc sử dụng vốn trong doanh nghiệp là gì, theo cách thức nhƣ thế nào và tầm quan trọng cũng nhƣ các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp, trong đó bao gồm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định và hiệu quả sử dụng vốn lƣu động;
Năm là, chỉ ra các nhân tố cơ bản ảnh hƣởng tới hoạt động huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp, gồm những nhân tố bên trong và những nhân tố bên ngoài.
Những vấn đề mà tác giả nêu ra trong Chƣơng 1 là cơ sở lý luận về vốn để giúp cho tác giả nghiên cứu và làm rõ các nội dung đƣợc trình bày trong các chƣơng 2 và 3.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY LÂM NGHIỆP VÀ DỊCH VỤ HƢƠNG SƠN