3 Hoạt động cấp phát, tồn trữ bảo quản thuốc.

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện y học cổ truyền thái bình giai đoạn 2010 2012 (Trang 70)

- Trưởng khoa điều trị ký duyệt Ban giám đốc ký duyệt

4.2.3 Hoạt động cấp phát, tồn trữ bảo quản thuốc.

N hóm thuốc có giá trị sử dụng cao nhất là thuốc đông dược (chiếm 89.62%) Điều này phù hợp với một bệnh viện chuyên khoa về YHCT (Theo chỉ

4.2.3 Hoạt động cấp phát, tồn trữ bảo quản thuốc.

Hoạt động cấp phát thuốc của khoa dược đã thực hiện tốt mục tiêu cấp phát thuốc, đủ, kịp thời cho công tác điều trị

Bệnh viện đã xây dựng quy trình cấp phát thuốc hợp lý và phù hợp với nhân lực của khoa dược và bệnh viện. Công tác tồn trữ, bảo quản thuốc được bệnh viện chú ý đầu tư cơ sở vật chất và nguồn lực để đảm bảo cấp phát thuốc

Tới tận khoa điều trị theo chỉ thị 05/2004/ QĐ-BYT. Dù vậy vẫn còn những bất cập, thiếu trang thiết bị nhưng khoa dược vẫn đảm bảo cấp phát thuốc đầy đủ, kịp thời cho bệnh nhân nội trú và ngoại trú.

Bệnh viện đã thành lập hội đồng kiểm nhập. Hội đồng kiểm nhập luôn thực hiện đúng nguyên tắc: Thuốc nhập vào kho phải có đầy đủ hóa đơn, phiếu báo lô, hạn dùng...Hội đồng kiểm nhập sẽ kiểm tra đối chiếu cụ thể từng mặt hàng như cảm quan, lô sản xuất, hạn dùng, hàm lượng, quy cách đóng gói, xuất sứ, hãng sản xuất xem có phù hợp với kết quả thầu hay không. Chỉ những thuốc đáp ứng được tất cả những yêu cầu trên mới cho nhập kho.

Thuốc nhập về kho được sắp xếp, bảo quản ở những chế độ thích hợp, thường xuyên kiểm tra, phát hiện để hạn chế, giảm thiểu thuốc hết hạn sử dụng, thuốc bị mốc mọt, giảm chất lượng. Tuy nhiên, kho chưa đạt tiêu chuẩn thực hành bảo quản thuốc tốt(GSP).

Hiện tại bệnh viện đã nối mạng quản lí toàn viện và đã mang lại nhiều lợi ích trong quản lí chung trong đó có kê đơn điện tử, quản lí sử dụng thuốc, việc cấp phát thuốc cho bệnh nhân thuận tiện hơn. Việc áp dụng công nghệ thông này có lợi ích rõ rệt trong đó tiêu biểu là giúp cho công tác quản lý nhanh gọn, chính xác, hiệu quả và giúp tiết kiệm được nhân lực trong khoa dược( giảm được nhân lực tổ thống kê) khoa dược cũng chủ động cho việc cấp phát thuốc hơn. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động cấp phát thuốc có nhiều ưu điểm: các công cụ thống kê của hệ thống phần mềm cho phép có thể kiểm tra lượng tồn kho, cấp phát, báo cáo định kỳ hay đột xuất một cách chính xác hiệu quả. Các mẫu báo cáo được in ra theo đúng quy chế bảo quản và tồn trữ(thuốc thường, thuốc hướng thần) do BYT ban hành. Các mẫu phiếu xuất nhập sử dụng trong cấp phát cũng được tuân thủ theo quy chế

61

hiện hành. Áp dung công nghệ thông tin giúp quản lý hạn chế số lượng tồn kho thuận lợi hơn nhiều.

Thực hiện chỉ thị 05/CT – BYT hoạt động giao thuốc đến tận khoa phòng được triển khai từ 2005 tuy nhiên khoa dược mới chỉ đưa thuốc đến khoa điều trị chứ không phát đến tận người bệnh, việc thực hiện chỉ thị này chưa thực hiện đầy đủ. Công tác hướng dẫn sử dụng thuốc trực tiếp cho người bệnh vẫn do điều dưỡng thực hiện, bệnh viện đã thực hiện công khai thuốc cho bệnh nhân. Phối hợp với phòng điều dưỡng khoa dược đã kiểm tra thuốc có đến với bệnh nhân đầy đủ không, qua kiểm tra khồn phát hiện thấy hiện tượng thiếu thuốc so với hồ sơ bệnh án và tờ kê đơn thuốc công khai. Kho cấp phát lẻ và kho cấp phát ngoại trú diện tích còn chật hẹp chưa tạo thuận lợi cho cả bệnh nhân và nhân viên cấp phát. Công tác thông tin được áp dụng tuy nhiên mạng hoạt động không tốt, nhiều lúc vẫn còn nghẽn mạng, số liệu của mạng còn bị lỗi. Bệnh viện cần nâng cấp hệ thống mạng, nên chú trọng đến công tác kiểm tra tại các kho và quy trình cấp phát thuốc, để nâng cao chất lượng cấp phát hạn chế thấp nhất sai sót và nhầm lẫn

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện y học cổ truyền thái bình giai đoạn 2010 2012 (Trang 70)