Phương thức mua thuốc:

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện y học cổ truyền thái bình giai đoạn 2010 2012 (Trang 51)

- Nhu cầu thuố c DMT chủ yếu DMT bảo hiểm y tế

3.2.2.1.Phương thức mua thuốc:

6. Số liệu lịch sử về sử

3.2.2.1.Phương thức mua thuốc:

Mua thuốc theo kết quả trúng thầu của SYT:

Căn cứ vào các quyết định, công văn của UBND tỉnh Thái Bình quy định hướng dẫn về việc phê duyệt kế hoạch đấu thầu mua thuốc, hoá chất vật tư y tế cho các cơ sở y tế công lập trong tỉnh, Bệnh viện mua thuốc theo kết quả trúng thầu chung của SYT Thái Bình, nhà cung ứng là các công ty có kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh vực cung ứng. Căn cứ tình hình thực tế các khoa phòng lập dự trù các thuốc có nhu cầu gửi khoa dược. Khoa dược tổng hợp số liệu, cân đối giữa hàng tồn kho và lập dự trù gửi các công ty cung ứng.Các dự trù này được gửi cho các đơn vị cung ứng để chuẩn bị hàng và giao hàng tại kho chính của khoa dược.

Đối với thuốc, hóa chất vật tư y tế không trúng thầu bệnh viện áp dụng mua theo phương thức chào hàng cạnh tranh. Với phương thức này đảm bảo tính công khai trong công tác cung ứng thuốc, cung cấp thuốc với chất lượng tốt, giá thành hợp lý, phù hợp với thuốc đông dược không bảo quản được lâu nên không mua với số lượng lớn, nhưng vẫn đáp ứng kịp thời nhu cầu điều trị của bệnh nhân.

Sở y tế Thái Bình rất quan tâm và chú trọng tới công tác cung ứng thuốc của các đơn vị y tế công lập trên địa bàn tỉnh và thực hiện đúng các bước trong tổ chức đấu thầu cung ứng thuốc đó là hình thức đấu thầu rộng rãi vì hình thức đấu thầu rộng rãi có ưu điểm là: Thu hút được nhiều nhà cung ứng thuốc tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà cung ứng, đảm bảo tính công khai trong công tác cung ứng; Nhiều mặt hàng để lựa chọn cho phù hợp với mô hình bệnh tật và khả năng kinh phí của đơn vị; chất lượng thuốc tốt, giá cả hợp lý đáp ứng kịp thời nhu cầu điều trị của

42

bệnh nhân. Tuy nhiên với hình thức đấu thầu này cũng gây không ít khó khăn trong việc mua thuốc của bệnh viện đó là: Bệnh viện YHCT là một bệnh viện chuyên khoa về y học cổ truyền vì vậy tỷ lệ sử dụng thuốc tân dược ít cả về chủng loại, số lượng; các nhà cung ứng thuốc cho bệnh viện có tất cả 7 nhà thầu, có nhà thầu chỉ trúng thầu một mặt hàng hoặc có nhà thầu trúng thầu nhiều mặt hàng thuốc tân dược song do nhu cầu sử dụng của bệnh viện ít dẫn đến gọi hàng các công ty không mang hàng hoặc có mang hàng nhưng lại rất chậm.

3.2.2.2. Nguồn cung ứng thuốc cho BVYHCTTB.

Nguồn mua từ các công ty cung ứng thuốc:

Nguồn cung ứng có ảnh hưởng đến chất lượng thuốc và khả năng cung cấp thuốc đầy đủ, kịp thời đảm bảo công tác điều trị của bệnh viện. Nguồn mua thuốc của bệnh viện chủ yếu từ các công ty cổ phần và công ty TNHH như: Công ty cổ phần dược phẩm Thái Bình, công ty TNHH Đức Hưng, công ty TNHH Sao Mai, công ty TNHH Ánh Dương, công ty TNHH Nam Phương, công ty TNHH Sông Hồng, công ty TNHH Mediplantex, công ty TNHH Hưng Mỹ, công ty DPTWI, công ty dược phẩm Pharbaco.

Nguồn cung ứng thuốc cho bệnh viện rất đa dạng, phong phú, các công ty này luôn đảm bảo về số lượng, chất lượng, thời gian theo đúng hợp đồng cũng như theo quy định của BYT về cung ứng thuốc, nhờ đó mà khoa dược luôn đảm bảo cung cấp thuốc đầy đủ, chất lượng, kịp thời đảm bảo công tác điều trị của bệnh viện.

Nguồn thuốc từ hoạt động pha chế tại khoa dược: Khoa Dược bệnh viện đã

tự sản xuất, pha chế được một số mặt hàng, chế phẩm chỉ là thuốc hoàn cứng, thuốc dùng ngoài pha chế theo đơn như trong bảng sau:

Bảng 3.12. Danh mục các chế phẩm khoa dược pha chế, sản xuất.

Tên chế phẩm Đơn vị tính Số lượng 2010 2011 2012 An thần hoàn Gam 81.420 25.590 102.360 Bình vị tán Gam 35.470 43.357 47.700 Bổ thận âm Gam 47.070 56.489 90.960

43 Bổ trung Gam 23.610 39.486 39.794 Chính khí Gam 17.280 15.960 19.568 Cồn xuyên hương Ml 226 226 339 Hoàn bổ tỳ Gam 293.040 294.240 551.700 Phong thấp Gam 287.220 336.840 457.140 Lục vị hoàn Gam 130.170 105.030 105.030

Bệnh viên đã tự pha chế được một số chế phẩm, có mặt hàng sử dụng nhiều như: Lực vị hoàn, hoàn bổ tỳ, hoàn phong thấp.., có mặt hàng sử dụng rất ít như: Hoàn bình vị, hoàn bổ âm...Điều đó chứng tỏ các chế phẩm trên phù hợp với MHBT của bệnh viện . Vì vậy khoa dược vẫn luôn hoàn thành chỉ tiêu pha chế trong năm và đáp ứng được nhu cầu sử dụng thuốc cho bệnh nhân cũng như hoàn thành mục tiêu của bệnh viện.

Bên cạnh những mặt tích cực thì công tác pha chế thuốc của bệnh viện vẫn còn những tồn tại đó là: Trang thiết bị máy móc chưa hiện đại, chưa có phòng kiểm nghiệm, nên công tác kiểm nghiệm chưa thực hiện được 100% các lô mẻ sản xuất (thông thường các chỉ tiêu về độ ẩm, độ tan rã, sai số đóng gói thì được kiểm nghiệm bằng phương pháp thủ công tại bệnh viện, riêng chỉ tiêu về thử độ nhiễm khuẩn của thuốc được kiểm nghiệm tại trung tâm kiểm nghiệm của tỉnh nhưng vẫn chưa được thực hiện thường xuyên).

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện y học cổ truyền thái bình giai đoạn 2010 2012 (Trang 51)