Làm đất cục bộ (làm đất theo băng):

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun trồng cây sả (Trang 30)

2. Dọn cỏ dại và tàn dư thực vật

3.2.Làm đất cục bộ (làm đất theo băng):

3.2.1. Điều kiện áp dụng.

- Những nơi có độ dốc tương đối lơn. - Những nơi có mưa lớn và mưa tập trung. - Mùa mưa.

3.2.2. Đặc điểm làm đất cục bộ.

- Cỏ dại không được dọn sạch nên khó khăn trong công tác trồng và chăm sóc.

3.2.3. Trình tự các bước làm đất theo băng.

- Cày lật đất theo băng song song với đường đồng mức, băng cày rộng 150 cm, sâu 20 -> 30 cm. Sau đó, dọn sạch rễ cỏ dại, đặc biệt là cỏ tranh.

Cày 2 lần. Lần 1, cày lật đất để diệt cỏ dại. Lần 2, cách lần 1 từ 15-20 ngày. Sau đó tiến hành phay đất, cho đất tơi, nhuyễn. Dọn sạch cỏ dại, nhất là rễ cỏ tranh.

- Bừa kỹ, để ải sau đó bừa lại.

- San phẳng mặt đất trước khi gieo trồng: Sau khi bừa, đất phải được san phẳng để thuận lợi cho quá trình chăm sóc, sinh trưởng của cây.

- Lên băng: Mặt băng rộng 3 - 4 m. Chiều cao băng 18 - 20 cm. Rãnh rộng 30 cm để dễ chăm sóc và thoát nước khi mưa lớn.

- Rạch hàng: Tương tự như rạch hàng trên luống ở nơi có địa hình bằng phẳng.

- Cuốc hố: Cuốc hố thành hàng song song với đường đồng mức. Hố sâu 15 cm, rộng 15cm. Khoảng cách giữa các hố và các hàng được xác định tương tự như phương pháp làm đất toàn diện.

4. Bón lót

4.1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư, nguyên liệu.4.1.1. Chuẩn bị dụng cụ. 4.1.1. Chuẩn bị dụng cụ.

- Dụng cụ chuyển phân bón: Bộ quang và đòn gánh hoặc xe rùa hoặc xe chuyên chở khác.

- Dụng cụ chứa phân để rải đều ra hố hoặc rãnh trồng. 4.1.2. Chuẩn bị nguyên vật liệu.

Để bón lót cho 1ha đất trồng sả cần: - Phân hữu cơ hoai mục: 10 tấn - Lân xanh: 100kg.

- 500-600kg vôi (vôi có thể ở dạng vôi lả, bột đá vôi...)

4.1.3. Cách bón.

- Để đảm bảo tính chất của các loại phân bón, nên bón vôi riêng rẽ và bón trước khi trồng ít nhất 7 ngày.

Cách bón vôi: Rải đều ra mặt luộng. Cần lưu ý: Nếu bón vôi bột thì phải vãi vôi vào ngày lặng gió.

Hình 2.8: Bón phân theo rãnh

- Với phân lân và phân hữu cơ:

Nếu tự ủ phân thì nên trộn lẫn lân vào phân hữu cơ rồi ủ. Cách bón: Rải đều phân xuống rãnh hoặc hố trồng.

Cũng có thể bón riêng từng loại phân: Rắc phân lân trước rồi rắc phân chuồng lên trên. Không nên rắc phân lân lên trên phân chuồng để đề phòng trường hợp lượng lân vương vãi trên đất dính bám lên hom sả, gây héo và thối hom.

5. Chuẩn bị giống.

5.1. Tính toán lượng giống cần dùng. - Chuẩn bị: Giấy, bút máy tính. - Chuẩn bị: Giấy, bút máy tính. - Tính toán:

Lượng sả cần dùng cho 1ha (10.000 m2) được tính theo công thức sau: L = 10.000 x N x M

a x b Trong đó:

- L: Khối lượng giống cần dùng (kg)

- a là khoảng giữa các hố (hoặc các vị trí ở trên rạch) trồng (m) - b là khoảng cách giữa các hàng (hoặc các rạch) trồng (m) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- N: Số nhánh trồng/hố (hoặc/vị trí trồng trên rạch) (nhánh) - M: Khối lượng trung bình của một nhánh sả (kg/nhánh) 5.2. Chuẩn bị hom giống.

Nếu tự cung về nguồn giống thì cần tính toán diện tích vườn cung cấp giống trước khi trồng cho phù hợp.

Nếu mua giống, cần phải chủ động điều tra trước về nguồn giống, giá cả giống để chủ động trong chuẩn bị kinh phí và kế hoạch trồng.

6. Cách trồng.

Hình 2.9: Trồng sả

Trước khi trồng, phủ một lớp đất mỏng 1-2cm lên trên phân bón để nhánh sả không bị thối.

Đặt hom giống vào các hốc hoặc rãnh đã bổ sẵn, đặt nghiêng 30 độ so với mặt đất, lấp kín đất, nén chặt đất quanh gốc để gốc sả ngập 4-5 cm. Yêu cầu đặt sâu, lấp nông, giậm chặt.

Sau khi trồng dùng cỏ khô, rơm rạ, lá sả sau khi chưng cất tủ hai bên hàng cây để giữ ẩm.

7. Tưới nước. 7.1. Mục đích:

Cung cấp đầy đủ nước cho cây sả để đảm bảo tỷ lệ sống sót, khả năng sinh trưởng đồng đều và cho tiềm năng năng suất cao.

7.2. Số lần tưới, lượng nước tưới, phương pháp tưới.

Sau khi trồng cần tưới nước ngay để đảm bảo tỷ lệ sống sót cao.

- Số lần tưới phụ thuộc vào điều kiện thời tiết-khí hậu, loại đất, lượng tưới cho một lần,....

- Lượng nước tưới: Cây sả mới trồng, khả năng hút nước của rễ còn yếu, lượng nước mất đi do thoát hơi qua lá cũng ít. Vì vậy, lượng nước cần tưới cho mỗi lần thấp.

- Phương pháp: Tưới phun mưa, tưới rãnh. Lưu ý: Vì cây sả mới trồng, chưa có rễ bám hoặc ít rễ, diện tích phủ mặt đất rất thấp, đo đó khi tưới bằng hình thức phun mưa cần phải cẩn thận và nên sử dụng đầu phun dạng sương mù.

Nên tưới nước vào lúc trời mát hoặc nắng nhẹ. Nếu tưới lúc trời nắng to, có thể làm cho vườn sả bị chết hoặc ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành

1. Câu hỏi:

Khoanh tròn 1 đáp án đúng nhất.

1.1. Câu 1: Khi xác định khoảng cách trồng sả, người ta căn cứ vào: a. Độ màu mỡ của đất;

b. Tình hình sinh trưởng của cây; c. Sản lượng thu hoạch;

d. Tất cả các ý trên;

e. Không cần quan tâm tới các yếu tố trên, cứ bón theo quy trình đã khuyến cáo.

1.2. Câu 2: Ở miền Bắc, thời vụ trồng sả tốt nhất là: a. Vụ xuân và vụ hè;

b. Vụ Xuân và vụ thu; c. Vụ Hè và vụ Thu. d. Vụ xuân.

1.3. Câu 3: Thời vụ trồng sả tốt nhất ở miền Nam là: a. Cuối mùa khô, đầu mùa mưa.

b. Mùa mưa.

1.4. Câu 4: Tại sao phải dọn cỏ dại và tàn dư thực vật trước khi trồng sả?

a. Để giúp cho việc làm đất dễ dàng, cải thiện chế độ ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ trên mặt đất.

b. Hạn chế sự cạnh tranh của cây bụi, cỏ dại tạo điều kiện thuận lợi cho cây sả sinh trưởng, phát triển tốt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c. Lợi dụng triệt để khả năng chống xói mòn, giữ đất, giữ nước sẵn có của thực bì, nhất là nơi đất dốc.

d. Tất cả các ý kiến trên.

1.5. Câu 5: Mục đích của việc làm đất trồng sả là: a. Tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng. b. Bảo vệ, cải tạo đất.

c. Cả 2 ý kiến trên.

1.6. Câu 6: Các phương pháp phổ biến làm đất trồng sả hiện nay là: a. Làm đất toàn diện và làm đất cục bộ.

b. Làm theo khoảnh và theo băng. c. Cả 2 ý kiến trên.

1.7. Câu 7: Làm đất toàn diện áp dụng với:

a. Khu vực có địa hình tương đối bằng phẳng, dốc thấp dưới 200. b. Khu vực có lượng mưa không quá lớn và không tập trung. c. Cả 2 ý kiến a và b trên đều đúng.

1.8. Câu 8: Đặc điểm làm đất toàn diện là:

a. Làm đất toàn diện có tác dụng cải tạo lớp đất mặt giữ ẩm cho đất. b. Tiêu diệt hầu hết cỏ dại nhưng dễ bị xói mòn.

c. Làm đất toàn diện tốn nhân công, thời gian mà lại dễ làm đất xói mòn. d. Tốn nhân công và thời gian làm cỏ.

e. Tất cả các ý kiến trên đều đúng.

1.9. Câu 9: Lên luống trồng sả nhằm mục đích: a. Thuận lợi cho cây sinh trưởng.

b. Thuận tiện cho đi lại, chăm sóc. c. Cả 2 ý kiến trên.

1.10. Câu 10. Điều kiện để áp dụng hình thức làm đất cục bộ là: a. Những nơi có độ dốc tương đối lớn.

b. Những nơi có lượng mưa lớn và tập trung. c. Trong mùa mưa.

d. Tất cả các ý kiến trên.

1.11. Câu 11: Đặc điểm của làm đất cục bộ là:

a. Cỏ dại không được dọn sạch nên khó khăn trong công tác trồng và chăm sóc.

b. Khả năng chống xói mòn cao. c. Đỡ tốn nhân công, thời gian làm cỏ. d. Tất cả các ý kiến trên.

e. Các ý kiến trên đều sai.

1.12. Câu 12: Lượng giống sả cần dùng phụ thuộc vào những yếu tố nào? a. Khoảng cách giữa các hố và các hàng trồng.

b. Số nhánh trồng/hố.

c. Kích thước, khối lượng nhánh sả. d. Cả 2 ý kiến a và b đều đúng. e. Không có ý kiến nào đúng.

1.13. Câu 13: Có ý kiến cho rằng, sả là cây dễ trồng, do đó, không cần dùng hom mập mà chỉ cần dùng hom có đường kính bình thường mà năng suất vẫn cao như những hom to. Ý kiến trên đúng hay sai?

a. Đúng. b. Sai.

1.14. Câu 14: Phương thức trồng sả phổ biến hiện nay là: a. Trồng bằng tép sả (bằng cách tách nhánh)

b. Trồng bằng hạt;

c. Trồng bằng cây nuôi cấy mô.

1.15. Câu 15: Căn cứ vào những yếu tố nào để xác định mật độ, khoảng cách trồng sả? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a. Độ phì của đất. b. Mức độ thâm canh. c. Cả 2 ý kiến a và b.

1.16. Câu 16: Khi trồng sả, người ta bón lót những loại phân nào? a. Phân hữu cơ, lân và vôi;

b. Lân, vôi và kaly; b. Đạm, lân, kaly và vôi; d. Tất cả các loại.

1.17. Câu 17: Khi bón phân, có thể trộn đều tất cả các loại phân và vôi với nhau cũng không ảnh hưởng tới tính chất của các loại phân bón. Đúng hay sai?

a. Đúng b. Sai.

2. Bài tập.

2.1. Bài tập 4.2.1: Thực hiện công việc bón lót cho ruộng sả.

- Mục tiêu: Rèn luyện kỹ năng bón lót phân cho ruộng sả trước khi trồng - Các điều kiện cần thiết:

+ Phân bón đạm, lân, kaly, vôi đủ trồng cho 1 sào. + Bảo hộ lao động.

+ Dụng cụ bón phân như cuốc, xẻng.

- Cách thức tiến hành: Từng cá nhân thực hiện.

- Nhiệm vụ khi thực hiện bài tập: Thực hiện các công việc sau đạt yêu cầu

kỹ thuật:

+ Chuẩn bị hom phân bón đủ.

+ Chuẩn bị dụng cụ, bảo hộ lao động. + Bón phân

- Thời gian hoàn thành: 4 giờ.

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: + Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, vật tư thực hiện bón phân.

+ Rắc từng loại phân bón.

+ Lấp đất lên phân, lớp đất dày khoảng 3-5 cm. + Bón lót trước trồng ít nhất 7 ngày.

2.2. Bải tập 4.2.2. Thực hiện công việc phát dọn thực bì.

- Mục tiêu: Rèn luyện kỹ năng phát dọn ruộng trước khi làm đất trồng sả. - Các điều kiện thực hiện:

+ Diện tích đất: 200m2.

+ Các dụng cụ phát dọn như cuốc, dao phát, búa trim: 01 chiếc/người + Bảo hộ lao động: 01 bộ/người.

- Các công việc cần thực hiện: Cần thực hiện các công việc sau đạt yêu cầu kỹ thuật:

+ Xác định phương pháp phát dọn. + Chuẩn bị dụng cụ và bảo hộ lao động. + Kỹ thuật phát dọn.

- Cách thức tiến hành: Từng cá nhân hoặc theo nhóm. - Thời gian thực hiện: 2 giờ.

- Kết quả cần đạt được:

+ Lựa chọn được phương pháp phát dọn phù hợp. + Chuẩn bị được đầy đủ dụng cụ, bảo hộ lao động. + Thực hiện phát dọn đứng kỹ thuật.

2.3. Bài tập 4.2.3. Thực hiện công việc lên lên luống cho luống sả. - Mục tiêu: Rèn luyện kỹ năng lên luống trước khi trồng sả. - Các điều kiện thực hiện:

+ Đất trồng sả đã được cày, bừa đạt tiêu chuẩn, diện tích 100m2. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Dụng cụ: Cuốc 01 người/chiếc. + Bảo hộ lao động: 01 người/bộ.

- Nhiệm vụ khi thực hiện: Thực hiện các công việc sau đạt yêu cầu kỹ thuật:

+ Chuẩn bị các dụng cụ, bảo hộ lao động. + Kéo đất lên luống để tạo rãnh.

+ Tạo phẳng mặt luống. + Chỉnh sửa luống.

+ Xác định độ cao của luống và mức độ đồng đều của độ cao. - Thời gian thực hiện: 1 giờ.

- Kết quả đạt được:

+ Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, bảo hộ lao động trước khi thực hiện. + Luống thẳng.

+ Mặt luống phẳng.

+ Rãnh ở đất được kéo hết lên mặt luống. + Độ cao của luống 20-25 cm và đều.

2.4. Bài tập 4.2.4. Thực hiện công việc rạch hàng để trồng sả. - Mục tiêu: Rèn luyện kỹ năng rạch hàng để trồng sả. - Các điều kiện thực hiện:

+ Ruộng sả đã được lên luống: 100m2. + Các dụng cụ: Cuốc 01 cái/học sinh. + Bảo hộ lao động: 01 bộ/học sinh.

- Các nhiệm vụ khi thực hiện: Thực hiện các công việc sau đạt yêu cầu kỹ thuật:

+ Chuẩn bị dụng cụ, bảo hộ lao động. + Xác định vị trí hàng.

+ Xác định độ sâu hàng. + Xác định chiều dài hàng. + Rạch hàng.

- Cách thức tiến hành: Từng cá nhân thực hiện. - Thời gian thực hiện: 1 giờ.

- Kết quả đạt được:

+ Chuẩn bị được đầy đủ dụng cụ, bảo hộ lao động.

+ Xác định được vị trí hàng phù hợp: Mỗi hàng cách nhau 0,8-1,0m. + Xác định được độ sâu, rộng của hàng: Rộng 15cm, sâu 15 cm.

+ Xác định được chiều dài của hàng: Thường chiều dài của hàng dưới 20 m.

C. Ghi nhớ.

- Đặt sâu, lấp nông, đặt nghiêng, nén chặt đất khi trồng sả. - Bón lót vôi, phân chuồng và lân.

Bài 3. Chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sản phẩm

Mục tiêu

- Trình bày được các yêu cầu về chăm sóc, thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm cây sả.

- Nhận biết được một số loại sâu bệnh hại thường gặp trên cây sả;

- Thực hiện được các công việc: làm cỏ, xới đất, bón phân, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hoạch và sơ chế sản phẩm đúng yêu cầu kỹ thuật;

- Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường và tiết kiệm nguyên vật liệu.

A. Nội dung.

1. Các biện pháp chăm sóc 1.1. Trồng dặm

- Mục đích: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Bổ sung kịp thời những vị trí bị khuyết cây nhằm đảm bảo năng suất trên diện tích trồng.

+ Hạn chế cỏ dại mọc, hạn chế đóng váng bề mặt đất tại những vị trí bị khuyết cây.

- Phương châm: Dặm sớm, kịp thời và dặm những cây có cùng sức sinh trưởng.

- Thời điểm: Sau khi trồng 20 - 25 ngày cần tiến hành dặm những chỗ bị khuyết cây.

1.2. Làm cỏ, xới đất

Hình 3.1: Làm cỏ bằng cuốc Hình 3.2: Làm cỏ bằng tay

- Mục đích: Sau khi trồng, cần tiến hành làm cỏ để giảm cạnh tranh về dinh dưỡng, ánh sáng, giảm nguồn cư trú của sâu, bệnh.

- Thời điểm làm cỏ: Thường xuyên nhổ cỏ. Sả trồng mới sau khi trồng 40- 50 ngày xới váng diệt cỏ kết hợp.

- Cách làm: Nhổ bằng tay, bằng cuốc. Chú ý: Năm đầu tiên không vun gốc, các năm sau đẻ nhánh đến đâu thì vun đến đó. Để tránh rễ bị đứt, phải xới xa gốc, sâu 6 - 7 cm.

1.3. Tưới tiêu.

- Thời kỳ còn nhỏ:

Sau khi trồng, tiến hành tưới nước giữ ẩm để cây mau ra rễ và mọc mầm nhanh (nhất là khi trồng vào mùa khô).

Hình 3.3: Tưới nươc cho sả

- Thời kỳ cây đã lớn:

Với những thửa ruộng ở vùng đất thấp, cần có biện pháp thoát nước như làm hệ thống mương, rãnh thoát nước

Với những nơi đất cao, cần chú ý tưới nước, tránh khô hạn, làm khô lá, dẫn tới giảm năng suất và sản lượng tinh dầu.

Khi đất khô, cần chú ý cung cấp nước đầy đủ để duy trì ẩm độ, tăng năng suất và chất lượng tinh dầu.

Phương pháp tưới: Có thể tưới phun mưa hoặc tưới tràn tùy thuộc địa hình. 1.4. Bón phân

1.4.1. Mục đích.

- Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây kịp thời, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt, cho năng suất và chất lượng tinh dầu cao.

- Giúp cho cây khỏe, sức đề kháng cao với sâu bệnh. - Cải tạo đất.

1.4.2. Thời kỳ, loại phân, lượng phân và phương pháp bón.

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun trồng cây sả (Trang 30)