2. Dọn cỏ dại và tàn dư thực vật
2.3. Trình tự các bước dọn cỏ dại và tàn dư thực vật
Phát từ chân dốc phát lên, hướng phát theo đường đồng mức. Nếu sườn dốc quá dài thì chừa lại những băng theo đường đồng mức, băng chừa rộng từ 6 – 10 m; băng chặt rộng 50 – 60 m để trồng cây.
* Quy trình phát dọn cỏ dại và tàn dư thực vật Bước 1 : Phát cỏ dại và tàn dư thực vật
- Phát trắng hoặc phát theo băng, băng chừa rộng 6 –10m, băng chặt rộng 50 - 60m.
- Đánh dấu đúng vị trí băng chặt, băng chừa đã bố trí, điểm đánh dấu dễ nhận biết.
- Chặt sát gốc cây rồi vận chuyển ra vị trí quy định. - Thực bì được xử lý trước khi trồng 15 ngày. Bước 2: Thu dọn cỏ dại, tàn dư thực vật và đốt
- Làm băng cản lửa trước khi đốt. Băng cản lửa rộng 5 – 10 m. - Đốt vật liệu đã khô trước khi trồng 15 ngày.
- Thu gom vật liệu chưa cháy hết thành đống song song với đường đồng mức.
3. Làm đất.
Mục đích của làm đất: Tạo điều kiện thuận lợi cho sinh trưởng của cây, đồng thời bảo vệ và cải tạo đất.
Có 2 phương pháp làm đất trồng sả là làm đất toàn diện và làm đất cục bộ. 3.1. Làm đất toàn diện.
3.1.1. Điều kiện áp dụng.
- Với những nơi có địa hình tương đối bằng phẳng, dốc thấp dưới 200. - Lượng mưa không quá lớn và không tập trung.
3.1.2. Đặc điểm làm đất toàn diện.
- Làm đất toàn diện có tác dụng cải tạo lớp đất mặt giữ ẩm cho đất. - Tiêu diệt hầu hết cỏ dại nhưng dễ bị xói mòn