Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện võ nhai thái nguyên (Trang 35)

6. Bố cục của luận văn

1.3.1. Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn

Hiệu quả tức là sử dụng một cách hữu hiệu nhất về các nguồn lực của nền kinh tế để thỏa mãn các nhu càu và mong muốn của con ngƣời. Trong Đại từ điển tiếng Việt thì “Hiệu quả là kết quả đích thực”. Khái niệm này đã đồng nhất kết quả và hiệu quả, sử dụng kết quả để đo hiệu quả. Quan niệm thứ hai “Hiệu quả là không lãng phí”. Quan niệm này đƣợc hiểu là với cùng một kết quả nhƣ nhau, hoạt động nào không hoặc ít chi phí hơn (ít lãng phí hơn) thì đƣợc coi là có hiệu quả. Quan niệm này so sánh kết quả với chi phí bỏ ra và đặt mục tiêu tăng hiệu quả bằng tiết kiệm chi phí. Quan niệm thứ ba “hiệu quả là một chỉ tiêu phản ánh mức độ thu lại đƣợc kết quả nhẳm đạt đƣợc một mục đích nào đó tƣơng ƣớng với một đơn vị nguồn lực phải bỏ ra trong quá trình thực hiện một hoạt động nhất định”, có nghĩa là khi nói đến hiệu quả của một hoạt động nào đó, ngƣời ta gắn nó với mục đích nhất định. Các hoạt động không có mục tiêu trƣớc hết không thể đƣa ra để tính hiệu

quả. Hiệu quả luôn gắn liền với mục tiêu nhất định, không có hiệu quả chung. [8]

Các hoạt động của Chính phủ, doanh nghiệp, các tổ chức đoàn thể, hộ gia đình, cá nhân. Mỗi loại hoạt động đều có thể xét trên các khía cạnh nhƣ xã hội, chính trị, kinh tế, vĩ mô hoặc vi mô. Vì vậy hiệu quả cũng có thể đƣợc xem xét trên khía cạnh nhƣ hiệu quả môi trƣờng, hiệu qảu tài chính, hiệu quả sử dụng các nguồn lực (vốn, tài nguyên, con ngƣời...), hiệu quả trƣớc mắt (ngắn hạn) và hiệu quả lâu dài (trung và dài hạn)

HQSDV của NHTM cũng nằm trong quan niệm về hiệu quả nói chung. Tuy nhiên, HQSDV của NHTM đƣợc xem xét trên khía cạnh hẹp hơn - hiệu quả tài chính - phản ảnh mối tƣơng quan giữa kết quả tài chính với vốn và NHTM bỏ ra.

Nhƣ vậy, ta có thể cho rằng “Hiệu quả sử dụng vốn của NHTM đƣợc phản ánh qua chỉ tiêu lợi nhuận mà ngân hàng thu đƣợc trên vốn bỏ ra, phản ảnh trình độ sử dụng các nguồn lực, khả năng quản trị điều hành, kiểm soát, năng lực tài chính của NHTM trong quá trình hoạt động”

Sử dụng vốn có hiệu quả và đạt hiệu quả cao là yêu cầu và thách thức đối với NHTM để tồn tại và thắng lợi trong cạnh tranh. Năng lực kinh doanh kém thể hiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ở hiệu quả thấp và ngƣợc lại. Để đánh giá hiệu quả cao, trung bình hay thấp các NHTM thƣờng sử dụng nhiều phƣơng pháp trong đó có phƣơng pháp so sánh với mức trung bình tiên tiến.

1.3.2. Các nguồn vốn tại Ngân hàng thương mại

Trong bản quyết toán, tài sản của một NHTM, bên tài sản có thể hiện kết quả của việc sử dụng vốn của Ngân hàng đó. Việc sử dụng vốn trong NHTM gồm những mục sau.

1.3.2.1. Tiền dự trữ

Đây là nghiệp vụ nhằm duy trì khả năng thanh khoản của Ngân hàng để đáp ứng nhu cầu rút tiền và thanh toán thƣờng xuyên của khách hàng. NHTM phải duy trì một bộ phận vốn, để gửi vào một tài khoản nào đó nhƣ NHNN, tổ chức tín dụng các NHTM khác... và một lƣợng đƣợc cất giữ tại Ngân hàng đó, gọi là tiền dự trữ. Mức dự trữ cao hay thấp phụ thuộc vào qui mô hoạt động của Ngân hàng, mối quan hệ thanh toán bằng tiền mặt và chuyển khoản, thời vụ của các khoản chi tiền mặt. Tiền dự trữ hiện hành không có lãi nhƣng các NHTM vẫn giữ chúng do một số lý do nhất định. Thứ nhất, theo luật pháp hiện hành, các NHTM phải nộp một tỷ lệ nhất định tiền gửi mà ngân hàng huy động đƣợc tại Ngân hàng Nhà nƣớc (thƣờng là 10%) để đảm bảo tiền gửi. Đây cũng là công cụ quan trọng trong quản lý lƣu thông tiền tệ. Thứ hai, bản thân ngân hàng cũng thấy rõ sự cần thiết phải giữ một ít tiền mặt mà không nên cho vay hết. Việc giữ tiền măt này để đảm bảo an toàn cho những hoạt động còn lại, do vậy dự trữ tiền mặt trong tài sản có còn gọi là “khoản đầu tƣ cho sự an toàn”. Ngoài ra, các ngân hàng nhỏ gửi tiền vào các ngân hàng lớn để đổi lấy các dịch vụ khác nhau nhƣ tập hợp séc,giao dịch ngoại tệ. Các khoản này có tính lỏng nhất trong các loại tài sản có của ngân hàng chiếm khoảng 7% tổng tài

sản, phục vụ nhu cầu thanh khoản tại ngân hàng. [8]

1.3.2.2. Đầu tư vào chứng khoán

Có thể thấy NHTM thực hiện nghiệp vụ đầu tƣ vào chứng khoán nhằm mục đích kiếm lợi nhuận, nâng cao khả năng thanh khoản, đa dạng hoá các loại hình kinh doanh nhằm phân tán rủi ro. Trong việc đầu tƣ vào chứng khoán, NHTM chủ yếu mua các trái phiếu kho bạc, các trái phiếu có tính thanh khoản cao. Đây là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

những công cụ chính của thị trƣờng tiền tệ tài chính. Việc mua và dự trữ các loại trái phiếu này một mặt tạo ra thu nhập cho ngân hàng, mặt khác chúng là những công cụ tài chính dễ lƣu động hoá, vì vậy khi cần tiền ngân hàng có thể bán hoặc

chiết khấu ở ngân hàng khác hoặc ở NHNN. [4]

1.3.2.3. Tiền cho vay

Cho vay là một hoạt động kinh doanh chủ chốt của NHTM để tạo ra lợi nhuận. Chỉ có lãi suất thu đƣợc từ cho vay mới bù nổi chi phí tiền gửi, chi phí dự trữ, chi phí kinh doanh quản lý, chi phí vốn trôi nổi, chi phí thuế các loại và các chi phí rủi ro đầu tƣ.Kinh tế càng phát triển, hƣớng cho vay của các NHTM càng tăng và loại hình cho cũng trở nên vô cùng đa dạng. ở hầu hết các nƣớc công nghiệp trong nhóm 10 và 15 nƣớc hàng đầu thế giới, cho vay của các NHTM đã chuyển dần từ cho vay ngắn hạn sang cho vay dài hạn. Khu vực cho vay ngắn hạn nhƣờng chỗ cho thị trƣờng tiền tệ tài chính cung ứng.Ngƣợc lại hầu hết các nƣớc đang phát triển cho vay ngắn hạn vẫn chiếm bộ phận lớn hơn cho vay dài hạn, xuất phát từ chỗ thiếu an toàn cho các khoản đầu tƣ dài hạn. Nhƣng nói chung, lợi nhuận chủ yếu của Ngân hàng vẫn là hoạt động cho vay hay nói rộng ra là hoạt động tín dụng của NHTM chiếm 67% tổng tài sản của Ngân hàng ở dạng tiền cho vay tạo ra hơn 60% thu nhập của Ngân hàng khác bởi chúng không thể chuyển thành tiền mặt trƣớc khi các khoản vay mãn hạn và cũng có xác suất rủi ro vỡ nợ cao hơn.

Theo thời gian, các khoản cho vay có thể chia thành các khoản cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Cho vay ngắn hạn thƣờng đáp ứng nhu cầu về vốn lƣu động hay khó khăn tạm thời về vốn. Cho vay trung và dài hạn thƣờng đáp ứng nhu cầu cho những dự án lớn, hay đổi mới dây chuyền công nghệ... Việc phân loại theo thời gian giúp Ngân hàng lập kế hoạch để huy động vốn và đầu tƣ.

Phân loại theo đối tƣợng cho vay, có khoản cho vay công nghiệp, cho vay nông nghiệp, cho vay tiêu dùng.v.v. Các Ngân hàng cho vay công nghiệp thƣờng dựa vào tính chất, chu kỳ kinh doanh, để đáp ứng mục đích, và mang lại hiệu quả sử dụng vốn. Cho vay nông nghiệp dựa vào thời vụ và rủi ro do tự nhiên.Cho vay tiêu dùng thƣờng là cho vay đối với cán bộ làm công ăn lƣơng, công việc ổn định, tiền lƣơng ổn định, đảm bảo khả năng trả nợ cho Ngân hàng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1.3.2.4. Các khoản đầu tư khác

NHTM có thể tham gia đầu tƣ vào các chứng khoán ngắn hạn, chứng khoán chính phủ v.v. Các NHTM mua chứng khoán vì mục đích thanh khoản và đa dạng hoá hoạt động, để nâng cao lợi tức và phục vụ nhƣ các vật kí quĩ cho các tài sản nợ ký thác với chính quyền địa phƣơng,chính phủ v.v. Tỷ lệ lớn nhất của đầu tƣ chứng khoán là chứng khoán chính phủ bởi tuy có mức lãi hạn chế những linh hoạt, không có rủi ro tín dụng và ít rủi ro về lãi suất so với trái phiếu dài hạn. Thông thƣờng lợi

tức tƣơng ứng với độ rủi ro. Khoản vốn này chiếm khoảng 15 - 19% tổng tài sản. [8]

1.3.3. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng thương mại

Trong nền kinh tế thị trƣờng việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn luôn đi liền với cạnh tranh là một quy luật khách quan của nền sản xuất hàng hóa, là một nội dung trong cơ chế vận động của thị trƣờng. Cũng chính nhờ sự cạnh tranh mà hiệu quả sử dụng vốn không ngừng đƣợc nâng cao. Trong nền kinh tế thị trƣờng, cạnh tranh cũng nhƣ hiệu quả sử dụng vốn diễn ra mọi lúc, mọi nơi trở thành một quy luật quan trọng thúc đẩy sự phát trển của nền kinh tế.

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong NHTM thực chất là tìm mọi biện pháp để gia tăng lợi nhuận trên vốn đã bỏ ra. Nếu việc này thành công, NHTM có thể:

● Tích lũy nhiều hơn. Từ đó vốn chủ sở hữu gia tăng, giúp NHTM mua thêm

máy móc, thiết bị hiện đại, công nghệ mới nhằm nâng cao hơn nữa hiệu suất phục vụ.

● Chia cổ tức nhiều hơn: lợi tức cổ phần gia tăng làm giá trị thị trƣờng cổ

phiếu của ngân hàng (giá trị ngân hàng) tăng.

● Thu nhập của ngƣời lao động tăng: tiền lƣơng, thƣởng và các khoản phúc

lợi của ngƣời lao động tăng là yếu tố quan trọng thúc đẩy chất lƣợng phục vụ, hạn chế rủi ro trong ngân hàng.

● Khách hàng của ngân hàng - ngƣời gửi tiền và ngƣời vay tiền - cũng có thể

đƣợc hƣởng lợi thông qua việc ngân hàng gia tăng quy mô hoạt động.

1.3.4. Các chỉ tiêu phản ảnh và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn

* Chỉ tiêu đánh giá sử dụng vốn

Đối với các NHTM, cho vay có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển, mở rộng phạm vi kinh doanh. Tăng trƣởng nguồn vốn và đạt đƣợc mục tiêu lợi nhuận của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

bản thân ngân hàng đó. Nhận thấy đƣợc tầm quan trọng của hoạt động cho vay, việc đánh giá hiệu quả của hoạt động này đƣợc phân tích qua hai chỉ tiêu cơ bản.

1.3.4.1. Quy mô cho vay

- Doanh số cho vay: Là chỉ tiêu cơ bản khi đánh giá một cách khái quát có hệ thống đối với những khoản vay tại một thời điểm. Khi xác định doanh số cho vay, chƣa có sự đánh giá cụ thể về chất lƣợng các khoản vay và phần rời của những khoản vay trong một thời kỳ nhất định nhƣng đây là chỉ tiêu cho biết khả năng luân chuyển sử dụng vốn của một ngân hàng, quy mô đầu tƣ và cấp vốn tín dụng của ngân hàng đó đối với nền kinh tế quốc dân trong một thời kỳ.

- Dƣ nợ tín dụng đối với nền kinh tế: Tổng dƣ nợ nội tệ và ngoại tệ thể hiện đƣợc mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với khách hàng, đồng thời là chỉ tiêu phản ánh phần vốn đầu tƣ hiện đang còn lại tại một thời điểm của ngân hàng đó là lƣợng mà ngân hàng đã cho vay chƣa thu về. Đồng thời, chỉ tiêu này cũng phản ánh mối quan hệ với doanh số cho vay (Dƣ nợ đầu kỳ + Doanh số cho vay - Doanh thu số nợ = Dƣ nợ cuối kỳ) với khả năng đáp ứng nguồn vốn của các NHTM đối với những nhu cầu sử dụng vốn trong nền kinh tế.

- Doanh số thu nợ: Là chỉ tiêu phẩn ánh khả năng thu hồi nợ của những khoản cho vay khi đến thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.

- Vốn vay / Khả năng giải quyết, xử lý vốn tồn đọng: Là chỉ tiêu phản ánh độ nhạy bén, khả năng luân chuyển vốn tồn đọng theo chiều hƣớng đem lại lợi nhuận cho ngân hàng

- Tỷ trọng doanh số cho vay / Tổng số vốn huy động: Chỉ tiêu thể hiện khả năng sử lý nguồn vốn huy động đảm bảo khả năng lợi nhuận đồng thời bảo đảm nhu cầu thanh toán.

1.3.4.2 . Chất lượng cho vay

- Tỷ lệ nợ quá hạn: Chỉ tiêu cơ bản cho biết chất lƣợng một khoản cho vay và khả năng bảo đảm của khoản vay đó trong một thời hạn nhất định. Thực chất, chỉ tiêu cho biết sự luân chuyển lƣợng tiền mặt trong một ngân hàng, phản ánh phần chất đối với doanh số thu nợ. Đây cũng là yếu tố đánh giá tính chất, trình độ quản lý của những ngƣời làm ngân hàng và thể hiện mặt biến động chung của nền kinh tế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Tỷ trọng nợ quá hạn / Tổng thu nợ: Phản ánh khả năng thu hồi nợ của các khoản vay thể hiện ở các khoản vay đã đến hạn trả nhƣng không đủ luân chuyển nguồn vốn đã cho vay tại một thời điểm và sự biến động của độ an toàn về vốn tỷ lệ nghịch với sự tăng giảm của tỷ trọng trên. Bên cạnh đó, còn có tỷ trọng nợ khó đòi / Tổng thu nợ: Phản ánh tính chân thực có khả năng hoàn trả của các khoản vay thể hiện ở chỉ tiêu này.

1.3.4.3 . Một số chỉ tiêu khác

Chỉ tiêu ROE và ROA là hai chỉ tiêu đƣợc sử dụng phổ biến để đo hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng.

Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA) =

Thu nhập ròng sau thuế (trong kỳ) Tổng tài sản bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho thấy cứ giá trị 1 đồng tài sản mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, phản ảnh hiệu quả quy mô hoạt động của ngân hàng.

Tỷ kệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE) =

Thu nhập ròng sau thuế (trong kỳ) Vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này đƣợc coi là quan trọng nhất, phản ảnh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu. Đây là những chỉ tiêu cơ bản luôn đƣợc các nhà quản trị ngân hàng quan tâm. Chỉ tiêu này cho thấy cứ giá trị 1 đồng vốn chủ sở hữu mang lại bao nhiêu dồng lợi nhuận, phản ảnh hiệu quả kinh doanh đạt đƣợc trong mối quan hệ cấu tức vốn hoạt động ngân hàng.

ROA và ROE liên hệ chặt chẽ với nhau ROE = ROA *

Tổng tài sản Tổng vốn chủ sở hữu Hay nói cách khác

ROE = ROA

Thu nhập sau thuế

*

Tổng tài sản

Tổng tài sản Tổng vốn chủ sở hữu

1.3.5. Các vấn đề liên quan đến việc sử dụng vốn an toàn và hiệu quả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Phân tích cơ cấu nguồn vốn và quản lý nguồn vốn hƣớng tới mục tiêu ổn định hoạt động của NH và đặc biệt hƣớng tới lợi nhuận. Nghĩa là, NH phải đạt đƣợc chiến lƣợc làm sao tạo nguồn vốn ổn định có thể ổn định sử dụng. Và xây dựng đƣợc cơ cấu vốn hợp lý và giảm chi phí vốn ở mức thấp nhất. Quản lý nguồn vốn về qui mô nghĩa là xem xét NHTM có khả năng huy động vốn cao nhất là bao nhiêu. Cơ cấu, qui mô từng loại vốn ảnh hƣởng tới việc trả lãi NH và ảnh hƣởng tới ổn định hoạt động NH nhƣ thế nào. Các NH hiện đại thƣờng lập ra những bài toán tối ƣu về cơ cấu

nguồn vốn và qui mô từng loại nguồn vốn. [8]

Quản lý chi phí trả lãi là đƣa chính sách lãi suất huy động phù hợp với từng thời kỳ trên cơ sở chính sách tiền tệ của NHTW. Tính toán tổng chi phí trả lãi - chi đầu vào - để xác định chi đầu ra.Quản lý kỳ hạn của nguồn vốn, NH xác định ra những kỳ hạn huy động, xác định đƣợc khả năng trả nợ đảm bảo nhu cầu rút tiền của khách hàng, tính toán kỳ hạn bình quân của các khoản tiền gửi. Trong quản lý

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện võ nhai thái nguyên (Trang 35)